Nguyên lý xác định trạng thái hỏng trên thịt của cảm biến

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của cảm biến RFID dùng cho ứng dụng theo dõi chất lượng thực phẩm (Trang 40)

L ời cảm ơn

2.4. Nguyên lý xác định trạng thái hỏng trên thịt của cảm biến

Tầm đọc của thẻ nhận dạng theo một hướng nào đó chính là khoảng cách xa nhất giữa thẻ và ăng-ten trên đầu đọc sao cho đầu đọc vẫn còn nhận được ID của thẻ. Trong quá trình thực nghiệm, đây được xem là một yếu tố quan trọng được dùng để đánh giá hoạt động của các cảm biến RFID và tính khả thi khi sử dụng chúng để theo dõi và phát hiện trạng thái hỏng của sản phẩm thịt. Trong hệ thống RFID, tầm đọc của thẻ được tính theo công thức Friisnhư sau:

4 t t r th PG G r P  (2.1) Trong đó: r là tầm đọc giữa thẻvà đầu đọc RFID.

là chiều dài bước sóng ở tần số làm việc.

PtGt là công suất phát tối đa tùy theo chuẩn quy định cho hệ thống RFID UHF thụ động ở từng quốc gia.

Gr là độ lợi của ăng-ten thẻ RFID.

Pth là công suất ngưỡng nhằm kích hoạt chip RFID (tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano chúng tôi sẽ sử dụng chip với độ nhạy -15dBm).

là hệ số truyền đạt công suất giữa chip và ăng-ten thẻ RFID được tính như sau:

2 4 | | chip A chip A R R Z Z   (2.2)

Theo Công thức (2.1), tầm đọc phụ thuộc vào các đại lượng như tần số  f , công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP), chip  Pth , hệ số truyền đạt   và độ lợi Gtag( , )  . Mặc khác, công thức (2.2) cho ta thấy hệ số truyền đạt phụ thuộc vào trở kháng của con chíp và ăng-ten trên thẻ nhận dạng. Hệ số này càng cao nghĩa là sự phối hợp trở kháng càng tốt (càng tiến gần hơn đến trường hợp Zchip = *ZA). Khi đó, tầm đọc của thẻ sẽ càng xa.

Theo các tài liệu tham khảo, chúng ta biết rằng trở kháng ZA và độ lợi Gr của ăng-ten thẻ RFID phụ thuộc vào hằng số điện môi của lớp nền mà các ăng-ten được gắn lên đó. Do đó, tầm đọc của thẻ RFID cũng phụ thuộc vào hằng số điện môi của lớp nền này.

Một cách khái quát, hằng số điện môi của vật liệu là một đại lượng dạng phức đặc trưng cho tính chất điện của vật liệu đó. Hằng số điện môi dạng phức có thể được biểu diễn như trong Công thức (2.3).

rr'  j r''  r'  j r' tan (2.3) Trong đó:

 Phần thực (ɛ’) mô tả khả năng dự trữ năng lượng của vật liệu khi đặt trong trường điện trường.

 Phần ảo (ɛ”) đặc trưng cho hiệu suất hấp thụ (tiêu tán) năng lượng trường điện từ của một vật liệu khi đặt trong trường đó.

 δ là góc tổn hao: '' ' 1 tan r r D Q    (2.4) D - hệ số phân tán; Q - hệ số phẩm chất.

Ngoài ra, một yếu tố khác cũng rất quan trọng trong công nghiệp và có liên quan trực tiếp đến sự hấp thụ năng lượng của vật liệu là độ sâu xuyên thấu mà ở đó năng lượng bị giảm một nữa so với giá trị của nó ở bề mặt (HPD - haft power depth). HPD ở một tần số

 f bất kỳ có thể được tính toán theo Công thức (2.5) (Goldblith, 1966).

1/2 14 0.693 ( ') tan 55.61 10 HPD f       (2.5)

Dựa trên sự thay đổi của tầm đọc thẻ nhận dạng theo tính chất của đối tượng được gắn thẻ đó, Nhóm nghiên cứu về công nghệ RFID tại Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano – ĐHQG TP. HCM đã tích hợp chức năng phát hiện thời điểm hư hỏng của thực phẩm cho các thẻ RFID UHF thụ động. Mô hình mô phỏng gồm có 6 lớp vật liệu tượng trưng cho lớp thịt, lớp nhựa bọc thịt, cảm biến RFID và nhãn AK3 Tagsys như mô tả trong Hình 2.10.a. Trong đó, lớp nhựa bọc thịt là rất mỏng (30 – 40 µm) và có hằng số điện môi rất bé nên ít gây ảnh hưởng lên hoạt động của thẻ RFID. Trong khi lớp thịt có bề dày lớn hơn đáng kể (trên 1cm) và hằng số điện môi cao nên gây ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu đến hoạt động của cảm biến RFID được dán lên trên nó. Cụ thể, kết quả mô phỏng (Hình 2.10.b) cho thấy rằng sự thay đổi của hằng số điện môi của mẫu thịt bò theo thời gian bảo quản sẽ gây ra ảnh hưởng đến tầm đọc của cảm biến RFID dán trên nó.

(b)

Hình 2.10. Ảnh hưởng của hằng sốđiện môi lên trở kháng (a) và tầm đọc (b) của thẻ nhận dạng thụđộng UHF có mã T0-01 [12].

Kết quả mô phỏng cho các cấu trúc TO-01 được mô tả như trong Hình 2.11. Chúng ta thấy rằng tầm đọc của mỗi cảm biến RFID (cặp ăng-ten / chíp) trong thiết kế có mã TO- 01 đều đạt giá trị cực tiểu ứng với hằng số điện môi cực đại của mẫu thịt, tức là ở thời điểm sau khoảng 120 giờ bảo quản.

Hình 2.11. Kết quả mô phỏng tầm đọc của cảm biến RFID có mã TO-01 được dán trên mẫu thịt theo thời gian bảo quản [22].

Chương 3. KHẢO SÁT TẦM ĐỌC CỦA CẢM BIẾN RFID 3.1. Môi trường lưu trữ mẫu thịt

Trong thực tế, hệ thống METRO hoặc các siêu thị thường bảo quản mẫu thịt ở nhiệt độ thấp (trong khoảng từ 0 oC – 5 oC, sai số ±1 oC) và độ ẩm trung bình (khoảng 50 %, sai số ±5 %) (xem Hình 3.1). Mục đích bảo quản ở điều kiện như trên là nhằm hạn chế tốc độ phản ứng của enzyme, ngăn cản sự phát triển của nấm móc gây hại và tiêu diệt một số loại ký sinh trùng. Ở điều kiện này, các mẫu thịt được quy định thời hạn sử dụng là khoảng sau 3 ngày bảo quản.

Hình 3.1. Gian hàng lưu trữ và kinh doanh sản phẩm thịt bò ở các siêu thị.

Với điều kiện sẵn có tại phòng thí nghiệm, chúng tôi tạo ra 4 môi trường bảo quản mẫu thịt có các thông số nhiệt độ và độ ẩm khác nhau như liệt kê trong Bảng 3.1. Môi trường TH1 tương tự như tại các siêu thị nhằm kiểm tra mức độ chính xác của cảm biến trong việc phát hiện thời điểm hỏng của sản phẩm thịt trong điều kiện thực tế. Các môi trường TH2 và TH3 và TH4 phục vụ cho việc khảo sát ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bảo quản lên tốc độ hỏng của các mẫu thịt, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các cảm biến RFID dán trên bề mặt các mẫuđó.

Bảng 3.1. Các môi trường bảo quản mẫu thịt trong quá trình thử nghiệm:

TH1 TH2 TH3 TH4

Độ ẩm tương đối 50 ± 5 % 80 ± 5 % 50 ± 5 % 50 ± 5 %

Các thiết bị được sử dụng để tạo ra môi trường bảo quản mẫu thịt trong quá trình thử nghiệm bao gồm:

- Tủ lạnh SANYO SR-5KR: chứa các mẫu thịt cần khảo sát ở điều kiện bảo quản TH1, TH2 và TH3.

- Tủ lạnh dung tích lớn: chứa các mẫu thịt cần khảo sát ở điều kiện bảo quản TH4. - Máy tạo độ ẩm TIROSS TS-843: dùng để bơm hơi nước vào bên trong tủ lạnh nhằm tăng độ ẩm trong quá trình tạo môi trường bảo quản TH2.

- Máy đo nhiệt độ và độ ẩm TigerDirect HMHTC-1: kiểm tra các thông số của môi trường bảo quản.

- Dung dịch cồn để vệ sinh tủ lạnh. - Dung dịch vệ sinh máy tạo độ ẩm.

- Máy đo pH có điện cực phẳng: dùng để kiểm tra giá trị pH trên mẫu thịt theo thời gian.

Hình 3.2. Mô hình lưu trữ mẫu thịt trong quá trình thực nghiệm.

Đồ thị ở Hình 3.3 và Hình 3.4 biễu diển nhiệt độ và độ ẩm ở ngăn dưới của tủ lạnh SANYO SR-5KR theo thời gian ở trạng thái bình thường cho đến khi đã kích hoạt máy tạo độ ẩm. Các đồ thị này là cơ sở để đưa ra quy trình tạo các môi trường bảo quản TH1, TH2, TH3 và TH4 trong quá trình thí nghiệm.

Hình 3.3. Nhiệt độngăn dưới của tủ lạnh SANYO SR-5KR theo thời gian (hoạt động ở mức 1).

Hình 3.4. Độẩm ởngăn dưới của tủ lạnh SANYO SR-5KR theo thời gian (hoạt động ở mức 1).

3.2. Hệ đo tầm đọc của cảm biến

Hệ đo tầm đọc của cảm biến RFID bao gồm các thành phần như cảm biến theo dõi chất lượng của thịt trong quá trình bảo quản (như đã nêu trong Phần 2.3), đầu đọc BLUEBOX UHF của hãng IDTRONIC (như đã nêu trong Phần 1.2) và máy vi tính có cài đặt trình điều khiển đầu đọc (driver), kèm theo đó là phần mềm ứng dụng BLUEBOX Polling (xem Hình 3.5).

Hình 3.5. Hệđo tầm đọc của cảm biến RFID được dán trên mẫu thịt.

Các thành phần này được kết nối với nhau như mô tả trong Hình 3.6. Trong đó, ăng- ten UHF được nối với đầu đọc bằng loại cáp chuyên dụng. Các thông số hoạt động của ăng-ten được liệu kê trong Bảng 3.2. Đầu đọc giao tiếp với máy vi tính theo chuẩn mạng TCP/IP bằng cáp mạng RJ-45.

Trước khi tiến hành đo đạc, chúng ta cần phải cấu hình một vài tham số trên máy vi tính và đầu đọc UHF. Các tham số này bao gồm địa chỉ card mạng trên máy vi tính, tần số hoạt động, công suất phát, tốc độ truy suất dữ liệu v.v… của đầu đọc.

Để có thể giao tiếp được với nhau, máy vi tính và đầu đọc phải cùng trong một mạng cục bộ (LAN). Do đó, phải cấu hình mạng của máy vi tính với các giá trị phù hợp như mô tả trong Hình 3.7. Cụ thể địa chỉ IP phải là 192.168.4.X (Subnet mask: 255.255.255.0). Trong đó, X nhận một giá trị trong khoảng từ 2 đến 254 và phải khác giá trị host-bits của

card mạng trên đầu đọc (mặc định là 200). Không cần thiết phải đặt Default gateway

DNS server.

Hình 3.6. Kết nối các thành phần của hệđo tầm đọc cảm biến RFID.

Khi thiết lập các thông số trên đầu đọc, ta phải sử dụng chương trình BLUEBOX show

được cài đặt trên máy vi tính. Trước tiên, chạy chương trình BLUEBOX show và chú ý khai báo đúng các thông số IP và Port mặc định của đầu đọc như hướng dẫn trong Hình 3.8. Mặc định nhà sản xuất gán các giá trị tương ứng là 192.168.4.200 (Subnet Mask: 225.225.225.0) và 3000. Sau đó chọn biểu tượng “Connect”để kết nối với đầu đọc.

Bảng 3.2. Các thông số của ăng-ten UHF trên đầu đọc BLUEBOX [6]:

Tần số hoạt động 860 – 960 MHz

Phân cực Tuyến tính

Trở kháng 50 ῼ

Kết nối SMA, male

Kích thước 245x235x40 mm

Lớp bảo vệ IP 65

Cáp kết nối – Chiều dài RG58 – 3 m

Khoảng cách đọc Tối đa 10 m

Hình 3.7. Cấu hình mạng LAN trên máy vi tính để giao tiếp với đầu đọc chuyên dụng BLUEBOX UHF.

Hình 3.8. Kết nối với đầu đọc BLUEBOX UHF sử dụng chương trình BlueBox show. Khi kết nối thành công, màn hình hiển thị các thông tin tổng quan về thiết bị bao gồm tên, địa chỉ, chuẩn giao tiếp và các tham số truyền nhận dữ liệu, v.v… Đặc biệt, cần chú ý đến những thông số quan trọng trong mục RF Configuration như miền tần số hoạt động

(ETSI), công suất phát (30 dBm), cổng ăng-ten đang được kết nối (cổng số 1), hệ số phẩm chất Q (mặc định là 3) v.v…được hiển thị trong Hình 3.9.

Hình 3.9. Các thông số hoạt động của đầu đọc thẻ nhận dạng RFID chuyên dụng BLUEBOX UHF.

3.3. Quy trình đo tầm đọc của cảm biến

Môi trường đo tầm đọc của cảm biến trên thịt được thực hiện trong phạm vi của phòng bình thường. Do đó, chúng tôi đặt nhiệt độ của máy đều hòa xuống mức thấp nhất (khoảng 17 oC) và để quạt gió ở mức tối đa. Mục đích của việc này là tạo ra môi trường có nhiệt độ và độ ẩm gần nhất có thể với điều kiện bảo quản. Quan trọng hơn là hạn chế được ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm phòng lên hằng số điện môi của mẫu thịt. Ngoài ra cũng cần tắt các thiết bị di động và mạng không dây (wifi) của máy vi tính nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của trường ngoài lên hoạt động của hệ thống RFID.

Trước khi tiến hành đo, chúng tôi đã chuẩn bị mẫu và dụng cụ cần thiết bao gồm các mẫu thịt bò được mua ở hệ thống siêu thị METRO, các cảm biến dự định khảo sát (thuộc họ TO-1), đầu đọc thẻ nhận dạng BLUEBOX UHF và ăngten, máy vi tính đã cài đặt sẵn trình điều khiển (driver) của đầu đọc và chương trình BLUEBOX Pollingnhư liệt kê trong

Bảng 3.3.

Tên dụng cụ Mô tả

Cảm biến RFID

thụ động

- Loại thẻ thụ động ở dãy tần UHF, theo tiêu chuẩn ISO 18000- 6C.

- Có mã TO-1

- Mỗi cảm biến gôm 2 cặp chíp và ăng-ten (được gọi là cặp 55 và cặp 61)có hướng bức xạ cực đại vuông góc nhau. Do đó nó sẽ có 2 ID nhận dạng khác nhau.

Các mẫu thịt bò mua từ METRO

- Thịt thăn bò tươi, ít mỡ.

- Diện tích bề mặt đủ để dán cặp cảm biến, đồng thời phải tương đối phẳng,đảm bảo độ dày từ 1 – 2 cm.

- Thời gian đóng gói khoảng 1-2 giờ trước khi mua.

- Các mẫu được bảo quản trong thùng lạnh trên đường vận chuyển từ METRO đến phòng thí nghiệm.

- Trong quá trình đo đạc, các mẫu được bảo quản ở các môi trường TH1, TH2, TH3 và TH4 tùy theo mục đích thí nghiệm.

Đầu đọc và ăng- ten UHF

- Hoạt động ở dãy tần UHF.

- Công suất phát của đầu đọc là 30 dBm, tương đương với 1 W (EIRP).

Máy vi tính - Có cài đặt trình điều khiển của đầu đọc và phần mềm BLUEBOX Polling.

- Cấu hình card mạng LAN như hướng dẫn trong Phần 3.2.

Cách đo đạc và đánh số phương, chiều của tầm đọc cảm biến trong không gian ba chiều được mô tả như trong Hình 3.10. Theo đó, hai hướng 1 và 2 (chính diện trước và sau) của mẫu được xác định theo vị trí tương đối song song nhau giữa ăng-ten của đầu đọc và mẫu thịt có dán cảm biến. Sau khi đo tầm đọcở hai hướng này, chúng tôi tiếp tục đo tầm đọc ở các hướng từ 3 đến 6 (quy ước đánh thứ tự theo chiều kim đồng hồ). Khi đó mẫu thịt có dán cảm biến sẽ được đặt vuông góc với ăng-ten của đầu đọc và song song với mặt đất.

Hình 3.10. Quy ước phương và chiều của tầm đọc của cảm biến RFID được dán trên các mẫu thịt.

Khi đo tầm đọc của cảm biến theo một hướng nào đó, ta đưa mẫu thịt (có dán cảm biến) ở chiều cao ngang với ăng-ten của đầu đọc và dần dần di chuyển từ khoảng cách xa tiến lại gần ăng-ten này (xem Hình 3.11). Khi nghe tiếng bíp phát ra từ đầu đọc, nghĩa là đã có 1 mã mới được đọc (xem Hình 3.12) thì dừng lại và ghi tầm đọc tương ứng vào bảng báo cáo. Thực hiện tương tự đối với tất cả các chiều còn lại của cảm biến đó. Sau đó, lần lượt thay bằng các cảm biến kháccho đến khi tất cả chúng đều được khảo sát.

Trong điều kiện cho phép, chúng tôi tiến hành đo tầm đọc của cảm biến sau mỗi 12 giờ và kéo dài trong thời gian 7 ngày liên tiếp trong trường hợp mẫu được bảo quản ở nhiệt độ cao và gần 8 ngày cho trường hợp ở điều kiện nhiệt độ thấp.

Hình 3.12. Mã số của các cảm biến RFID được quét và hiển thị trên màng hình sử dụng phần mềm BLUEBOX Polling.

3.4. Kết quảđo tầm đọc của cảm biến

Trong đợt đo đầu tiên, chúng tôi đã sử dụng các mẫu thịt bò được bảo quản ở môi trường TH1 (nhiệt độ 5 ± 1 oC, độ ẩm 50 ± 5 %). Mục đích của lần khảo sát này là xác định thời điểm hỏng của các mẫu thịt được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương tự như trên thực tế tại các cửa hàng và siêu thị kinh doanh thịt, đồng thời so sánh kết quả đo thực nghiệm với kết quả mô phỏng bằng phần mềm thương mại CST Microware Studio.

Theo tiêu chuẩn về công nghệ RFID được đề xuất bởi tổ chức GS1, công suất cực đại ở dãy tần UHF được cho phép ở Việt Nam là 2 W (ERP), tương đương với 3.28 W (EIRP). Trường hợp sử dụng công suất cao hơn sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của cảm biến RFID dùng cho ứng dụng theo dõi chất lượng thực phẩm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)