Trong mô hình mạng GSM, ngƣời dùng phải đăng kí thuê bao với mạng và mạng sẽ dò theo thuê bao khi thuê bao di chuyển từ vùng này sang vùng khác, nhằm tối đa hoá khả năng phục vụ của mạng. Việc sử dụng dịch vụ của mạng GSM đƣợc đo và tính cƣớc thông qua mạng thƣờng trú. Mọi hoạt động của trạm di động cũng cần phải thông qua mạng thƣờng trú. Thậm chí khi ngƣời dùng đã chuyển sang một vùng mới, ngƣời dùng vẫn có sự liên lạc với mạng thƣờng trú để thiết lập đƣờng truyền tới thực thể tính cƣớc trƣớc khi thực hiện cuộc gọi.
Hai máy đầu cuối GSM không thể liên lạc trực tiếp với nhau mà trƣớc tiên chúng phải nhận thực với mạng, liên kết với các thông tin tính cƣớc và sau đó mạng sẽ làm trung gian thực hiện kết nối giữa hai đầu cuối. Chế độ này khiến
cho nhà điều hành phải sử dụng phổ tần, cấp băng tần cho từng cá nhân, thực hiện đo khi mỗi ngƣời dùng truy cập.
Trong trƣờng hợp của băng tần ISM thì việc hạn chế sử dụng băng tần hoàn toàn không cần thiết. Có thể lập mạng Ad hoc từ một nhóm nút, cho phép các nút giao tiếp trực tiếp với nhau, thậm chí các nút có thể cộng tác với nhau, chuyển tiếp lƣu lƣợng của nhau.
Khi không có điều hành mạng, sẽ xảy ra vấn đề là khi một nút di động muốn giao tiếp với một nút ở ngoài dải hoạt động của nó, thì nó không thể thực hiện đƣợc trừ khi có một nút trung gian chuyển tiếp các gói tin tới nút đó hoặc tới mạng cố định. Nhƣ vậy, nếu có một phƣơng tiện tính cƣớc thời gian thực qua một liên kết thì sẽ không cần quan tâm tới việc liên kết với thực thể tính cƣớc và khi đó có thể chuyển tiếp lƣu lƣợng.
Phƣơng thức này có thể đƣợc sử dụng trong khu vực dân cƣ thƣa, cho phép các nút di động cá nhân hoạt động nhƣ một nút chuyển tiếp gói giữa các nút ở ngoài dải hoạt động. Trong vùng mật độ dân cƣ cao hơn cũng có thể sử dụng phƣơng thức này để khuyến khích các tổ chức thiết lập các điểm truy nhập tại các khu vực nhƣ khuôn viên trƣờng đại học hoặc các trung tâm buôn bán. Các tổ chức thực hiện công việc này sẽ trở thành các nhà điều hành của mạng 4G.