Bài toán Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Luật kết hợp âm dương và ứng dụng trong công tác bình ổn giá (Trang 26 - 28)

Những năm gần đây, trong công tác điều hành các hoạt động thương mại cho thấy trong rất nhiều trường hợp nhà nước cho phép nhập khẩu nhóm mặt hàng này, thì đồng thời phải cấm nhập khẩu nhóm mặt hàng khác; hoặc khi xây dựng các dòng thuế cho các nhóm ngành hàng, vẫn thường xẩy ra trường hợp việc cho phép tăng, giảm thuế một số mặt hàng trong nhóm phải được gắn liền với việc không cho phép tăng, giảm thuế của một số mặt hàng khác.

Trong y học thì những tình huống như vậy là khá phổ biến, ở đó khi người bệnh có một số triệu chứng biểu hiện của một căn bệnh nào đó thì chắc chắn người đó không thể có một số triệu chứng biểu hiện cho một số căn bệnh khác, …

Đặc biệt sự biến động giá cả của các mặt hàng cho thấy trong rất nhiều trường hợp, nhóm mặt hàng này tăng thì sẽ có một số mặt hàng khác tăng, và cũng có thể sẽ kéo theo một số mặt hàng khác giảm. Tuy nhiên để xác định được mối quan hệ này thì trước hết phải thu thập được dữ liệu chính xác và đầy đủ về giá cả của các mặt hàng cần quan tâm và đây chính là vấn đề mà chương 2 của luận văn sẽ đề cập tới.

Với nền kinh tế lạm phát cao, giá cả mặt hàng biến động liên tục. Bài toán đặt ra là trong sự biến động của các mặt hàng phải chăng có sự liên quan giữa các mặt hàng hay không? Và làm cách nào để xác định sự liên quan này? Đây là nội dung cơ bản mà luận văn sẽ phải làm rõ.

Theo kinh nghiệm của Viện Nghiên cứu giá cả thị trường Bộ Tài Chính và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương, các cơ quan này thường

27

theo dõi biến động giá cả của những mặt hàng thuộc các nhóm: hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa dân sinh, giá của một số mặt hàng trên thế giới và chỉ số giá tiêu dùng(CPI). Mặc dụ trên thị trường có hàng nghìn mặt hàng được lưu thông, tuy nhiên các mặt hàng được lựa chọn này đã chiếm tỉ trọng lớn, trên 90% tổng số lượng mặt hàng lưu thông. Do vậy kết quả của việc nghiên cứu biến động giá cả trên các mặt hàng này cũng đảm bảo tương đối chính xác cho tình hình biến động giá cả trên toàn thị trường. Giá cả của những mặt hàng này được thu thập theo tất cả các tuần trong 2 năm 2008, 2009 và quý 1 năm 2010. Chi tiết được thể hiện trong phụ lục 1. Giá cả của các sản phẩm xuất, nhập khẩu chủ yếu được thu thập từ Tổng cục Hải quan và tính trung bình theo tuần, trong khi giá cả của các sản phẩm thiết yếu của đời sống dân sinh được thu thập từ 3/1/2008 đến hết ngày 31/03/2010 ở địa bàn Hà Nội vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu và giá trung bình của 3 ngày này được lấy làm giá cả của sản phẩm đó trong tuần.

Khi phân tích dữ liệu thu thập nếu nhận thấy biên độ giao động của giá cả một số mặt hàng rất nhỏ hoặc thay đổi vài tháng một lần (bao gồm 14 mặt hàng Chính phủ thực hiện bình ổn giá), luận văn sẽ loại bỏ những mặt hàng này ra khỏi phạm vi nghiên cứu. Với các mặt hàng không thể thu thập được dữ liệu đầy đủ cho thời giàn nghiên cứu (3/1/2008 – 31/3/2010) thì sẽ xử lý như sau:

- Với những mặt hàng không thu thập được giá cả cho ít nhất ¾ của 120 tuần trở lên, tức là trên 90 tuần, sẽ bị loại bỏ.

- Với những mặt hàng còn lại, với những tuần không thu thập được dữ liệu thì sẽ sử dụng phương pháp trung bình trượt (bậc 4 hoặc bậc 5) hoặc phương pháp phân tích tương tự để bổ sung dữ liệu khuyết thiếu.

28

2.2 Quá trình thu thập số liệu

Mục tiêu của luận là văn tập trung nghiên cứu làm rõ mối quan hệ về biến động giá cả, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nhận diện được một số yếu tố tác động đến biến động giá cả. Bởi vậy luận văn sẽ khảo sát giá cả của những mặt hàng thiết yếu của đời sống dân sinh, những sản phẩm xuất, nhập khẩu chủ đạo của nền kinh tế.

Số liệu thống kê về giá cả hàng hóa được thu thập thống nhất theo kỳ thời gian theo tuần, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luật kết hợp âm dương và ứng dụng trong công tác bình ổn giá (Trang 26 - 28)