Nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu (Trang 38 - 39)

* 210 KTC, tiêu chuẩn:

- KTC điều chế bằng phương pháp buffy coat từ đơn vị máu toàn phần

250 ml và 350 ml của người hiến máu tình nguyện đủ tiêu chuẩn.

- Các KTC được điều chế tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.

- Máu toàn phần để điều chế KTC được bảo quản trong vòng 24 giờ ở

nhiệt độ 220C đến 240C.

* Cỡ mẫu được tính theo công thức sau:

n = Z2(1-α/2) x pq : d2 n: cỡ mẫu nghiên cứu

Z(1-α/2) : hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% là 1.96 P: tỷ lệ KTC đạt yêu cầu chất lượng (90%)

q: tỷ lệ KTC không đạt yêu cầu chất lượng (10%)

d: độ chính xác mong muốn 5%

n = 138

* Chất lượng KTC được so sánh với tiêu chuẩn chất lượng quy định tại “Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu”.

KTC điều chế từđơn vị máu toàn phần:

- Thể tích đơn vị: thể tích từ 40ml đến 60 ml điều chế từ mỗi đơn vị

- Đếm SLTC trong mỗi đơn vị KTC: có tối thiểu 13 x 109 TC/đv khối

tiểu cầu điều chế từ mỗi thể tích 100 ml máu toàn phần. Có ít nhất 75% số đơn vịđược kiểm tra phảiđạt tiêu chuẩn này.

- Đếm SLBC trong mỗi đơn vị KTC: ít hơn 0,05 x 109 bạch cầu đối

với KTC điều chế bằng phương pháp tách lớp BC-TC. Có ít nhất 75% số đơn vị được kiểm tra phải đạt tiêu chuẩn này.

- Độ pH phải đạt từ 6,4 đến 7,4 ở cuối thời gian bảo quản.

- Xét nghiệm nuôi cấy phát hiện vi khuẩn phải có kết quả âm tính [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng khối tiểu cầu (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)