- Tr−ớc khi trồng mía, đất phải đ−ợc cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, đặc biệt là phải dọn sạch gốc mía cũ nếu trồng lại trên đất đã trồng mía.
- Luân canh cây mía với các cây trồng khác (cây họ đậu) để tránh sự tích lỹ của một số sâu đục gốc mía sống trong đất và bệnh than đen, thối đỏ.
- Cây mía non dễ bị cỏ dại lấn át. Do đó phải tiến hành trừ cỏ ngay sau khi trồng mía. Sau trồng 3-5 tháng cây mía mới đủ sức cạnh tranh với cỏ dại. Tiến hành xới xáo giữa hàng để trừ cỏ, làm cho đất xốp cho đến lúc tán lá giao nhau giúp cho cây mía sinh tr−ởng phát triển tốt.
- Trồng với mật độ dày hợp lý, tránh rậm rạp quá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh phát triển mạnh.
- Bón phân đầy đủ, hợp lý để tạo điều kiện cho cây mía sinh tr−ởng phát triển tốt, tăng sức đề kháng đối với sự tấn công của sâu bệnh.
- Cây mía sợ úng n−ớc nên phải tạo điều kiện thoát n−ớc tốt trong mùa m−a (rãnh trồng mía phải phẳng, không đọng n−ớc) góp phần hạn chế bệnh đốm vàng hại mía.
- Giảm số lần để mía gốc khi mía bị bệnh than đen, thối đỏ, khô gốc hoặc bọ hung đục gốc phá hại nặng.
- Sử dụng những giống mía ít bị nhiễm sâu bệnh chính.
- Tiến hành th−ờng xuyên vệ sinh ruộng mía: nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh than đen, bệnh thối ngọn, cắt bỏ các mầm có nõn héo do sâu đục thân, cắt các lá mía bị bệnh hay rệp xơ trắng hại nặng; bóc bỏ lá già để ruộng mía thông thoáng góp phần hạn chế sự phát triển của một số sâu bệnh (rệp xơ trắng, bệnh đốm vàng...).
- Không trồng xen kẽ các vụ mía trên cùng một khu đồng nhằm tránh sự lây lan của sâu bệnh hại mía từ vụ nọ sang vụ kia.
- Trừ sâu đục thân tốt thì đồng thời hạn chế đ−ợc bệnh thối đỏ. Vì vết đục của sâu đục thân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập vào thân mía và phát triển.