- Làm đất kỹ, tơi nhỏ để tạo điều kiện thoáng khí, lên luống cao hợp lý để tránh bị úng n−ớc. Làm nh− vậy có ý nghĩa hạn chế sự phát triển của một số bệnh hại rễ cây rau thập tự và bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Dọn sạch cỏ và các loại tàn d− thực vật tr−ớc khi gieo trồng rau thập tự.
- Luân canh cây rau thập tự với lúa n−ớc là biện pháp hữu hiệu để hạn chế sâu bệnh hại rau thập tự.
- Trồng xen bắp cải với cà chua (cứ 2 luống bắp cải thì xen 1 luống cà chua) rất có ý nghĩa để trừ sâu tơ. Có thể xen cây rau thập tự với các loại cây trồng khác để tạo sự đa dạng cây trồng nhằm tăng c−ờng những hoạt động hữu ích của hệ thiên địch tự nhiên, góp phần hạn chế số l−ợng sâu hại rau thập tự.
- Bón phân hoá học cân đối hợp lý kết hợp dùng phân hữu cơ hoai mục (không dùng phân t−ơi) để giúp cây rau sinh tr−ởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng đối với tác động của dịch hại.
- T−ới n−ớc hợp lý. Nên t−ới theo kiểu phun m−a vào khoảng thời gian từ lúc hoàng hôn đến tối để cản trở sự giao phối và đẻ trứng của b−ớm sâu tơ.
- Trồng cây bẫy để thu hút sâu tơ. Có thể dùng cây cải mù tạt làm cây bẫy. Khi sâu tơ tập trung trên cây cải mù tạt thì tiêu diệt bằng cách phun thuốc hoặc nhổ bỏ và tiêu huỷ cây cải mù tạt.
- Nhổ bỏ cây cải bị bệnh hoặc rệp muội hại nặng và mang ra khỏi ruộng rau để tiêu huỷ chúng.
- Sau khi thu hoạch cần thu dọn sạch các tàn d− và tiêu huỷ chúng để hạn chế nguồn sâu bệnh cho rau thập tự thời vụ sau.