Nguyên t ắ c đề xu ấ t bi ệ n phá p

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dạy học của phòng giáo dục và đào tạo tại các trường trung học cơ sở thuộc quận long biên hà nội (Trang 69 - 74)

D Ạ Y H Ọ C

3.1. Nguyên t ắ c đề xu ấ t bi ệ n phá p

3.1.1. Nguyên tc mục tiêu

Các giải pháp quản lý của phòng GD&ĐT được đề xuất phải hướng đến cùng một mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS quận Long Biên.

3.1.2. Nguyên tc h thng

Các biện pháp phải được tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộđến các thành tố của quá trình dạy học nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.

3.1.3. Nguyên tc đảm bo tính thc tin

Căn cứ vào tình hình giáo dục trên địa bàn quận và thực trạng quản lý CLDH ở các trường THCS quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, các biện pháp quản lý đề xuất cần khắc phục được hạn chế trong quản lý dạy học, đồng thời có điều kiện khả thi trên địa bàn.

3.1.4. Nguyên tc khả thi, hiu quả

Trên cơ sở đề ra hệ thống các giải pháp, trong số các giải pháp đó có thể đó là những giải pháp đã, đang và được thực hiện song phải là những giải pháp dễ vận dụng trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quận Long Biên, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý của phòng GD&ĐT quận.

3.2. Các giải pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường THCS quận Long Biên

3.2.1. Kế hoch hoá công tác qun lý CLDH

3.2.1.1. Cơ sở và mục tiêu của giải pháp

Kế hoạch hoá trong quản lý CLDH là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, trình tự tiến hành các công việc của chủ thể quản lý trong một thời gian nhất định với sự phân công con người, vật lực hợp lý để công tác quản lý hoạt động dạy học được tiến hành chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Kế hoạch hoá trong quản lý CLDH là một trong bốn chức năng cơ bản của hoạt động quản lý, nó có vai trò rất quan trọng, giúp chủ thể quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện về mục tiêu, nội dung, và khuynh hướng vận động của việc quản lý CLDH. Kế hoạch hoá quản lý CLDH cho phép ta lựa chọn các biện pháp quản lý tối ưu, tiết kiệm nguồn lực và hiệu quả nâng cao CLDH. Kế hoạch hoá giúp cho chủ thể quản lý tiến hành công việc một cách khoa học, chủ động, tránh tình trạng lúng túng, bị động, quyết định tuỳ tiện khi giải quyết công việc. Kế hoạch hoá quản lý CLDH còn tạo điều kiện dễ dàng cho nhà quản lý kiểm tra cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy trong quản lý CLDH phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch quản lý.

Giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT, của nhà trường, của các tổ chuyên môn và giáo viên các trường THCS hiện nay, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện các biện pháp quản lý CLDH.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

1- Nâng cao chất lượng kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT.

Kế hoạch quản lý CLDH của Phòng GD&ĐT đối với các trường THCS thuộc loại kế hoạch tác nghiệp, được xây dựng hàng năm. Phòng GD&ĐT có

thể phân công lãnh đạo hoặc chuyên viên giúp trưởng phòng xây dựng kế hoạch, nhưng thường là chuyên viên phụ trách cấp học có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thông qua lãnh đạo phòng phê duyệt và triển khai thực hiện. Để xây dựng được kế hoạch quản lý khoa học, phù hợp với thực tiễn, người phụ trách phải làm tốt các bước sau:

a- Đánh giá được thực trạng hoạt động dạy học của cấp học

- Xác định được vị trí xuất phát của cấp học trong hoạt động dạy học và quản lý dạy học là yêu cầu quan trọng để xây dựng kế hoạch, nó giúp nhà quản lý đưa ra những mục tiêu phù hợp, những bước đi thích hợp để đạt mục tiêu. Muốn vậy nhà quản lý cần thu thập những kết quảđạt được của năm học trước về các thành tố của quá trình dạy học. Việc nắm bắt thực trạng được tiến hành qua nhiều kênh thông tin như báo cáo tổng kết năm học trước, đánh giá của lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên các trường, qua lãnh đạo và nhân dân địa phương… Qua đó phân tích đánh giá mặt mạnh và mặt yếu của cấp học trong hoạt động dạy học và quản lý CLDH, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan để khắc phục.

- Phân tích điều kiện kinh tế-xã hội của quận, xác định những yêu cầu của cuộc sống đặt ra cho giáo dục, phân tích điều kiện thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đặt ra cho hoạt động dạy học và quản lý CLDH. Cần phân tích các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục như tốc độ tăng trưởng kinh tế; thu nhập của nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ tăng trưởng dân số; nhu cầu về lao động; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tệ nạn xã hội.

- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục, các văn bản pháp quy của nhà nước, chỉ thị hướng dẫn của ngành để định hướng cho hoạt động quản lý.

b- Xác định mục đích, mục tiêu cần đạt của cấp học trong hoạt động dạy học.

- Mục tiêu là hình ảnh của tổ chức trong tương lai nhưng không phải là một trạng thái lý tưởng phù phiếm mà phải phù hợp với thực tế, một mục tiêu có thểđạt được với sự nỗ lực cố gắng của cả tổ chức. Mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở thực trạng đã được phân tích đánh giá ở trên và đảm bảo thực hiện được đường lối giáo dục của Đảng, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ năm học của ngành.

- Mục tiêu quản lý CLDH khác với mục tiêu dạy học, mục tiêu dạy học cấp THCS đã được quy định trong luật giáo dục, trong chiến lược phát triển, trong chương trình dạy học cấp THCS. Mục tiêu dạy học trong nhà trường THCS được cụ thể hoá bằng kết quả học lực, bằng tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đỗ vào lớp 10 - phổ thổng trung học hàng năm.

Mục tiêu quản lý CLDH hướng vào sự thay đổi của hệ thống, thay đổi trong cách dạy, cách học, cách tổ chức và khai thác các nguồn lực con người và vật chất, thay đổi và phát triển các thành tố của quá trình dạy học.

- Mục tiêu quản lý dạy học có nhiều cấp độ, trong kế hoạch quản lý CLDH cần xác định rõ các mục tiêu quản lý của cả 6 thành tố cơ bản của quá trình dạy học. Chú ý đến các mục tiêu nhằm khắc những hạn chế trong thực trạng dạy học và quản lý CLDH.

- Thực tế việc xây dựng kế hoạch hiện nay của Phòng GD&ĐT và các trường, mục tiêu thường chung chung, không lượng hoá được, không chỉ rõ thời gian hoàn thành vì vậy rất khó kiểm tra đánh giá. Để khắc phục điều đó, khi xác định mục tiêu phải đạt được 5 yêu cầu: Mục tiêu phải đặc biệt đo được; thành công; định hướng tới kết quả; giới hạn về thời gian.

c- Xây dựng kế hoạch hành động, biện pháp thực hiện để đạt mục tiêu. - Để thực hiện được một mục tiêu đề ra cần phải có nhiều biện pháp tác động. Căn cứ vào thực trạng của cấp học người quản lý phải xác định đâu là

khâu yếu nhất, đâu là nguyên nhân khiến hoạt động dạy học chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Từđó đề xuất biện pháp quản lý tác động lên đối tượng quản lý.

- Xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Phòng GD&ĐT, chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý các trường, của giáo viên các trường THCS trong việc thực hiện biện pháp tác động đó như thế nào, xác định cơ chế phối hợp giữa các bộ phận.

- Xác định thời gian hoàn thành, nguồn lực để thực hiện biện pháp đó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dạy học của phòng giáo dục và đào tạo tại các trường trung học cơ sở thuộc quận long biên hà nội (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)