NHỮNG BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP KHI WALMART ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những thay đổi về phân phối và cạnh tranh tiếp thị khi walmart đầu tư vào việt nam (Trang 27 - 29)

1. Doanh nghiệp bán lẻ

Bản thân doanh nghiệp phải nhận thấy được sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt khi Wal-Mart đầu tư vào Việt Nam. Nguồn lực tài chính vững mạnh cộng với ưu thế giá rẻ, Wal- Mart sẽ đánh chiếm để giành thị phần trong nước. Vì vậy, doanh nghiệp bán lẻ cần có một sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ bây giờ để có thể cạnh tranh trong cuộc chiến không cân sức sắp sửa xảy ra. Cụ thể:

- Trước đây, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ, rời rạc, tự cô lập lẫn nhau, cạnh tranh với nhau ở thị trường trong nước. Nhưng hiện tại, xu hướng Wal- Mart “đổ bộ” vào Việt Nam sẽ không còn xa, họ phải nhận thức và hành động bằng cách liên kết chặt chẽ với nhau về mọi mặt như tài chính, nguồn lực… tập trung khai thác thật tốt tổng thị phần cũng như có kế hoạch rõ ràng trong việc mở rộng thị phần trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, họ phải có quan hệ tốt với các nhà cung cấp hiện tại cũng như mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng để nguồn cung ứng không bị đứt quãng khi

Wal-Mart bước chân vào thị trường Việt Nam .Đồng thời, trong dài hạn, họ phải có kế hoạch cụ thể, chẳng hạn tự thành lập chuỗi cung ứng hàng hoá riêng cho mình để có thể tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nguồn cung dồi dào…để cạnh tranh với Wal-Mart. - Mặt khác, trước đây, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thiếu trình độ chuyên môn, kinh

nghiệm. Bộ phận nhân sự chỉ đơn thuần là việc tuyển dụng và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên, chưa hiểu được bản chất của phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần chú vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Cụ thể, ngoài việc tuyển dụng nhân viên, các doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo, huấn luyện một cách bài bản để nhân viên không chỉ có thể hoàn thành tốt công việc của họ mà còn có thể nắm được công việc của bộ phận khác. Bên cạnh nguồn nhân lực hiện tại cần phải được đào tạo, doanh nghiệp cần đầu tư một đội ngũ nhân viên tiềm năng sẵn có, có thể thay thế được vị trí trống trong doanh nghiệp kịp thời, không làm gián đoạn hay mất đi sự nhịp nhàng của bộ máy tổ chức doanh nghiệp.

- Trước sự truyền thông lớn mạnh của Wal-Mart, bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp cần có những chiến lược dài hơi trong việc truyền thông tiếp thị bằng cách kết hợp chiến lược kéo và chiến lược đẩy nhịp nhàng.

- Bên cạnh đó, bộ phận lãnh đạo của các doanh nghiệp cần liên kết lại để yêu cầu Chính Phủ Việt Nam có những chính sách đối với Wal-Mart khi họ vào thị trường nhằm bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

2. Các doanh nghiệp sản xuất

Bản thân các doanh nghiệp sản xuất phải nhận thấy rằng, việc Wal-Mart đầu tư vào Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức. Vì vậy, họ phải tận dụng thật tốt cơ hội của mình cũng như hạn chế tối đa những tác động có hại đến doanh nghiệp của mình. Cụ thể:

- Sẽ có một lượng cầu hàng hoá lớn khi Wal-Mart vào Việt Nam bởi Wal-mart luôn lấy hàng với số lượng lớn và ổn định. Vì vậy, đây là cơ hội để doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng lớn, doanh thu tăng cao, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được như vậy, doanh nghiệp phải phát huy năng suất tối đa của mình, đầu tư máy móc thiết bị, nguồn nhân lực để đáp ứng nguồn cầu khổng lồ này.

- Mặt khác, các nhà sản xuất cung cấp hàng hoá cho Wal-Mart. Vì vậy, hàng hoá của họ có thể có mặt trên khắp các siêu thị của Wal-Mart, góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài, người tiêu dùng nước ngoài sẽ biết đến hàng hoá mang thương hiệu Việt.

- Bên cạnh những cơ hội, Wal-Mart cũng đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều khó khăn. Cụ thể, họ luôn đặt nhà cung ứng hàng vào một thế bị động là phải hạ giá của sản phẩm. Bởi vì số lượng mà Wal-mart đặt hàng là rất lớn nên phải chấp nhận luật chơi của

Wal-mart. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã than phiền bị Wal-Mart "đàn áp". Mỗi năm, nếu đến kỳ hạn mà chưa ký được một hợp đồng mới với Wal-Mart thì nhiều công ty ở Trung Quốc lo sẽ phải đóng cửa. Lý do là chỉ có Wal-Mart là luôn mua với số lượng lớn, ổn định. Nắm được điểm yếu đó của các nhà cung cấp, Wal- Mart tìm cách buộc các nhà cung cấp Trung Quốc phải cạnh tranh với nhau. Vì vậy, nếu phải chơi theo luật chơi của Wal-Mart, các nhà sản xuất Việt Nam cần có một chiến lược lâu dài trong việc tìm cách hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng vẫn được đảm bảo để có nguồn hàng cung ứng cho Wal-Mart.Để làm được điều đó, các nhà sản xuất Việt Nam cần liên lết lại để giảm chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm cung cấp hàng cho Wal-Mart với số lượng lớn. Lấy doanh số nhiều để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các nguồn thông tin nhóm tham khảo

 http://en.wikipedia.org/wiki/Walmart  http://zenith-consulting.com/  http://www.organicconsumers.org/  http://www.investopedia.com/  http://www.eddiedonovan.com/  http://www.nhan.com.vn/  http://tuoitre.vn/  http://www.tchdkh.org.vn/  http://www.vnindustry.com/  http://www.xuatkhaukhoangsanvietnam.com/  http://www.lamchame.com/  http://www.vietbao.vn/  http://www.vnexpress.net/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những thay đổi về phân phối và cạnh tranh tiếp thị khi walmart đầu tư vào việt nam (Trang 27 - 29)