III. NHỮNG TÁC ĐỘNG WALMART KHI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
5. Người tiêu dùng
5.1 Tích cực
- Theo nghiên cứu của Taylor Nielsen Sofres Vietnam (TNS, 2009), 50% số hộ gia đình ở thành thị mua sắm ở siêu thị mỗi tháng. Tần suất các hộ này sử dụng kênh thương mại hiện đại: 30% cho siêu thị, 12% siêu thị bán lẻ, 8% trung tâm thương mại, 2% siêu thị nhỏ. Đồng thời, người tiêu dùng ngày càng mua sắm nhiều hơn ở siêu thị, trung bình đạt 17 lần/năm, sức mua trung bình đạt 87.000 đồng/lần. Năm 2009, tăng trưởng doanh số theo kênh phân phối theo thứ tự: thương mại hiện đại (19,4%), bán hàng trực tiếp (16,8%), các nhà bán lẻ (11,8%), cửa hàng (10,7%), chợ (8,9%), các loại hình khác (0,8%).
- Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22 - 55, chiếm tới 70,29% dân số ViệtNam. Chi tiêu dự kiến tiêu dùng tại Việt Nam đạt 53 tỉ USD vào năm 2010.
5.2 Tiêu cực
- Phản ứng của người tiêu dùng nhận xét về hệ thống thương mại hiện đại tại Việt Nam: chất lượng sản phẩm tốt (83%); hàng hóa đa dạng (83%); đổi mới và khuyến mại (82%); thoải mái, sạch và an toàn (76%); đắt hơn bình thường (70%); khó mang về (47%); ít sự tư vấn từ nhân viên (40%), xa nhà (34%).So với các nước trong khu vực, nhìn về tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh, Việt Nam nằm trong nhóm hàng đầu khu vực (tăng 18,7% trong quý II so với năm ngoái), chỉ đứng sau Trung Quốc, nhưng thực chất tăng trưởng chủ yếu đến từ yếu tố giá hàng hóa tăng do lạm phát. Còn về sản lượng bán ra chỉ tăng 4,4%, thấp hơn khá nhiều so với các thị trường như Thái Lan (+5,6%), Malaysia (+5,8%), Indonesia (+6,1%), Ấn Độ (+10,9%), Trung Quốc (+8,4%).
- Những con số trên cho thấy người tiêu dùng đang khá dè dặt trong chi tiêu (88% trả lời đã phải thay đổi chi tiêu để tiết kiệm ngân sách), cho nên họ luôn chú ý đến những giải pháp mua sắm có lợi nhất như khuyến mãi (56% người mua sắm chú ý đến các khuyến mãi để mua hàng), chuyển sang mua sắm các nhãn hàng có giá thấp hơn hoặc giảm lượng sử dụng cho các mặt hàng...
5.3 Nhận định
- Người tiêu dùng cũng đã tìm thấy nhiều sự lựa chọn đa dạng tại các siêu thị, từ những nhãn hàng cao cấp đến những nhãn hàng giá cả cạnh tranh hơn hoặc xu hướng mà người ta đang
nhắc đến nhiều là những nhãn hàng riêng của siêu thị. Giá cả rất hấp dẫn kèm theo một chất lượng tương đối được nhà bán lẻ kiểm soát đã đem đến thêm một giải pháp mua sắm cho một bộ phận người tiêu dùng trong thời gian lạm phát. Mức giá thấp hơn 20-40% so với các thương hiệu dẫn đầu thực sự hấp dẫn người tiêu dùng cho các mặt hàng như giấy vệ sinh, đường, dầu ăn, nước tinh khiết,... và dần dần hầu như ở ngành hàng tiêu dùng nhanh nào chúng ta cũng có thể thấy các nhãn hàng riêng này của Big C, Co.op Mart, Metro,...
- Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng sính ngoại và bị ảnh hưởng khá lớn bởi các chính sách khuyến mãi của các siêu thị.
- Thói quen tiêu dùng đang dần thay đổi, người tiêu dùng ngày càng nhận ra sự tiện lợi của các trung tâm mua sắm.
5.4 Những tác động khi Walmark đầu tư vàoViệt Nam
Tích cực
- Người tiêu dùng có một kênh mua sắm mới với giá cả hoàn toàn cạnh tranh và các mặt hàng phong phú.
- Sự cạnh tranh giữa các đối thủ mang đến cho người tiêu dùng cái lợi lớn nhất trong các sản phẩm mình được nhận.
- Lợi ích nhận được nhiều hơn và giá trị cũng nhận được nhiều hơn.
- Người tiêu dùng có thêm một nơi để thư giãn và chọn lựa cho việc mua sắm của mình.
Tiêu cực
- Người tiêu dùng vô tình tiếp tay cho các công ty nước ngoài “giết chết” các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chạy đua trên thị trường bán lẻ.