Kế toán chi tiết

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 68 (Trang 27 - 30)

a. Nội dung kế toán chi tiết.

* Nội dung kế toán chi tiết tiền lương

Kế toán số lượng lao động.

Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp phảiđược phảnánh trên sổ sách lao động của doanh nghiệp do phòng tổ chức lao động tiền lương lập.Căn cứ vào lao động hiện có của công ty bao gồm cả số lượng lao động tạm thời,lao động gián tiếp và lao động thuộc lĩnh vực khác ngoài sản xuất.Số sách lao động không chỉ tập trung cho toàn doanh nghiệp mà cònđược lập riêng cho từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp để nắm được số lượng lao động hiện có của doanh nghiệp.

Cơ sở để ghi sổ sách lao động là các quyếtđịnh tuyển dụng lao động,thuyên chuyển công tác,nâng bậc.Mỗi biến động đều phải ghi chép đầy đủ kịp thời vào sổ sách lao động để làm căn cứ cho việc tính lương phải trả cho người lao động.

Kế toán thời gian lao động.

Kế toán thời gian lao động phải đảm bảo ghi chép chính xác kịp thời số ngày công, giờ làm việc thực tế hoặc người sản xuất nghỉ việc của từng người lao động,từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp.

Kế toán sử dụng thời gian lao động cóý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao động làm căn cứ tính lương, chính xác cho người lao động.

Chứng từ ban đầu quan trọng nhất dùng để tính thời gian lao động trong các doanh nghiệp là bảng chấm công: “ Mẫu 01- LDTL chế độ chứng từ kế toán”, mọi thời gian làm việc thực tế, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đếu phải ghi chép hằng ngày vào bảng chấm công. Bảng chấm công phảiđược hạch toán riêng cho từng bộ phận ( tổ sản xuất, phòng ban) và dùng trong một tháng. Danh sách người lao động ghi trong bảng chấm công phải khớp với ghi trong sổ danh sách người lao động từng bộ phận. Bảngchấm công phải được để ở nơi công khai để người lao động có thế giám sát được thời gian lao động của mình.

Đối với trường hợp nghỉ việc do ốmđau, tai nạn lao động, thai sản đều phải có chứng từ nghỉ việc do cơ quan có thẩm quyến cấp như y tế,hội đồng y khoa và được ghi vào bảng chấm công theo ký hiệu quy định.

Kế toán kết quả lao động.

Đi đôi với số lượng lao động và thời gian lao động, việc kế toán kết quả lao động là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý và hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Kế toán kết quả lao động phải đảm bảo phảnánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành của từng cá nhân. Từng bộ phận là căn cứ tính lương, trả lương và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, tính toán xácđịnh năng suất lao động và kế hoạch sản xuất, kiểm tra tình hình định mức lao động của từng người, từng bộ phận của doanh nghiệp.

*Nội dung kế toán chi tiết các khoản trích theo lương.

Để kế toán chi tiết các khoản trích theo lương, cũng như kế toán chi tiết tiền lương trong doanh nghiệp, là sự quan sát phản ánh, giám đốc trực tiếp về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. Trên cơ sơr tính lương phải trả cho người lao động mà kế toán tiền lương tính các khoản trích theo lương : BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

Trên cơ sở số bảng phân bổ tiền lương của doanh nghiệp, kế toán tiền lương tính ra số tiền BHYT, BHXH, BHTN mà cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp phải nộp và số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải trích ra cho từng bộ phận và tổng hợp của cả doanh nghiệp.

b. Phương pháp kế toán chi tiết.

Nếu tính lương theo công việc giao khoán thì chứng từ ban đầu là “hợp đồng khoán”, trên hợp đồng khoán thể hiện công việc khoán có thể là từng phần việc, nhóm công việc, có thể là hạng mục công trình, thời gian thực hiện hợp đồng, đơn giá từng phần việc, chất lượng công việc giao khoán. Tuỳ theo khối lượng công việc giao khoán hoàn thành số lương phải trả được tính như sau:

Tiền lương phải trả = Khối lượng công việc * Đơn giá khối lượng hoàn thành công việc

Nếu tính lương theo thời gian thì căn cứ để hạch toán là “Bảng chấm công” và phiếu làm thêm giờ... Căn cứ vào tình hình thực tế, người có trách nhiệm sẽ tiến hành theo dõi và chấm công hàng ngày cho công nhân trực tiếp trên bảng chấm công. Cuối

tháng người chấm công, người phụ trách bộ phận sẽ ký vào bảng chấm công và phiếu làm thêm giờ sau đó chuyển đến phòng kế toán. Các chứng từ này sẽ được kiểm tra, làm căn cứ hạch toán chi phí tiền lương, theo cách tính lương này, mức lương phải trả trong tháng được tính như sau:

Tiền lương phải trả = Mức lương một ngày * Số ngày công trong tháng

Một số chế độ khác khi tính lương

* Chế độ thanh toán BHXH tại Công ty

Công ty thực hiện theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước như trong trường hợp nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn rủi ro có xác nhận của cán bộ Y tế. Thời gian nghỉ hưởng BHXH sẽ được căn cứ như sau:

- Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH: + Dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày/năm.

+ Từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 40 ngày/năm. + Trên 30 năm được nghỉ 50 ngày/năm.

Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 thì được nghỉ thêm 10 ngày so với mức hưởng ở điều kiện làm việc bình thường.

- Nếu bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày/năm không phân biệt thời gian đóng BHXH.

- Tỷ lệ hưởng BHXH trong trường hợp này được hưởng 75% lương cơ bản - Với công thức tính lương BHXH trả thay lương như sau:

Mức lương BHXH trả thay lương = Mức lương cơ bản 26 ngày X Số ngày nghỉ hưởng BHXH X Tỷ lệ hưởng BHXH

+. Chế độ thanh toán BHXH trả thay lương tại Công ty.

* Chứng từ kế toán BHXH trả thay lương Công ty sử dụng gồm:

Phiếu nghỉ hưởng BHXH và bảng thanh toán BHXH.

- Trong thời gian lao động, người lao động bị ốm được Cơ quan Y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ phải báo cho Công ty và nộp giấy nghỉ cho người phụ trách chấm công. Số ngày nghỉ thực tế của người lao động căn cứ theo bảng chấm công hàng tháng.

- Cuối tháng phiếu nghỉ hưởng BHXH kèm theo bảng chấm công kế toán của đơn vị chuyển về phòng kế toán Công ty để tính BHXH. Tuỳ thuộc vào số người phải thanh toán trợ cấp BHXH trả thay lương trong tháng của từng đơn vị mà kế toán có thể lập bảng thanh toán BHXH cho từng phòng, ban, bộ phận hay toàn công ty. Cơ sở để lập bảng thanh toán BHXH là phiếu nghỉ hưởng BHXH.

Khi lập phải phân bổ chi tiết theo từng trường hợp: nghỉ bản thân ốm, con ốm, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, thai sản... Trong mỗi khoản phải phân ra số ngày và số tiền trợ cấp BHXH trả thay lương.

- Cuối tháng kế toán tính tổng hợp số ngày nghỉ và số tiền trợ cấp cho từng người và cho toàn Công ty, bảng này phải được nhân viên phụ trách về chế độ BHXH của Công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập thành 2 liên: 1 liên gửi cho Cơ quan quản lý Quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIÊN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 68 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w