Ta xét phép suy luận từ hai tiền đề, trường hợp suy luận từ nhiều tiền đề hơn được xét tương tự.
Nếu từ hai phán đoán A, B (tiền đề) ta rút ra phán đoán C (kết luận), thì ta nói rằng ta đã suy luận theo sơ đồ cấu trúc:
Có A và có B, vậy có C. Sơ đồ này thường được viết dưới dạng A
B hay A.B (đọc là: A và B, vậy C) C C
Có hai trường hợp:
- Suy luận hợp logic, khi nào phán đoán “Nếu có A và có B thì có C”
(ABC) là phán đoán hằng đúng (luôn luôn đúng, bất kể các phán đoán
thành phần lấy giá trị gì), nghĩa là khi nào cả A lẫn B đúng thì C cũng đúng. Lúc đó C là kết luận logic của hai tiền đề A, B và ta có quy tắc suy diễn: A
B C
- Suy luận không hợp logic, khi nào phán đoán “Nếu có A và có B thì có C” (ABC) không luôn luôn đúng, nghĩa là có thể chỉ ra trường hợp cả A lẫn B cùng đúng mà C lại sai.
Ví dụ. Trở lại câu chuyện ở mục 1. Ta xuất phát từ hai tiền đề: A = “Điện bị cắt hoặc đèn bàn hỏng.”
B = “Điện không bị cắt.”
Ta kí hiệu: “Điện bị cắt” là phán đoán P. “Đèn bàn hỏng” là phán đoán Q. thế thì A có dạng: P hoặc Q (PQ).
B có dạng: Không P (~P).
và bạn đã suy luận theo sơ đồ (cấu trúc): PQ (A) ~P (B) Q (C)
Để trả lời câu hỏi: suy luận như thế này có hợp logic không? Đây có phải là
một quy tắc suy diễn không? Ta xét trường hợp cả A lẫn B cùng đúng:
B đúng, tức là ~P đúng, vậy P sai.
A đúng, tức PQ đúng, mà P đã sai thì theo định nghĩa của phép tuyển, Q phải đúng (tức C đúng).
Vậy khi cả hai tiền đề (PQ và ~P ) đều đúng thì kết luận (Q) cũng đúng, tức Q là kết luận logic của hai tiền đề PQ và ~P. Suy luận là hợp logic, theo quy tắc suy diễn là:
PQ ~P Q