Số bông trên khóm, số hạt trên bông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 35)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.2.Số bông trên khóm, số hạt trên bông

Số bông trên khóm

Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/ khóm là yếu tố tính chất quyết định nhất. Số bông/ khóm bị chi phối bởi 3 yếu tố:

- Mật độ cấy. - Số nhánh đẻ.

- Các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhiệt độ, ánh sáng, phân bón. Theo Yosida (1981) do khả năng đẻ nhánh tập trung có quan hệ mật thiết với số nhánh/ khóm cho nên nó chi phối chỉ tiêu số bông/ m2 và chỉ tiêu này lại quy định tới năng suất cuối cùng. Trong điều kiện tối ưu số bông/ m2 đóng góp tới 75% trong 100% năng suất do các yếu tố cấu thành năng suất tạo nên [3].

Bảng 3.6. Số bông trên khóm, số hạt trên bông của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014 STT Tên các mẫu Số bông/khóm Số hạt/bông ± m CV% ± m CV% 1 KNSD1 4,73±1,2 25,38 256,6±16,2 6,1 2 TQ2010 5,4±1,62 29,82 269,3±20,94 7,77 3 QP21 6,33±1,27 20,03 309,27±20,77 6,71 4 KD28 6,4±1,43 22,24 258,9±34,01 13,13 5 TS1 6,3±1,53 24,36 284±7,11 5,51 6 TS2 6,3±1,62 25,75 295,1±15,97 5,41 7 KD18 (Đ/C) 5,53 ± 2,5 27,34 216,9 ± 23,45 10,28

4.73 5.4 6.33 6.4 6.3 6.3 5.53 0 1 2 3 4 5 6 7 KNSD1 TQ2010 QP21 KD28 TS1 TS2 KD18

Hình 3.5.1. Số bông trên khóm của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014

Dữ liệu bảng 3.6 và biểu đồ 3.5.1 cho thấy: Các dòng và giống Khang dân 18 có số bông/khóm từ 4,73 - 6,4 bông/khóm. Dòng KNSD1 có số bông/khóm thấp nhất, dòng TQ2010 tương đương giống Khang dân 18 và các dòng còn lại đều có số bông /khóm cao hơn giống đối chứng.

Hệ số biến động dao động từ: 20,03% - 29,82%. Trong đó dòng TQ2010 có hệ số biến động rất cao 29,82%.

Số hạt trên bông

Tổng số hạt trên bông được quyết định trong thời gian làm đòng. Là yếu tố cấu thành năng suất thể hiện sức chứa của bông.

Số hạt/ bông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chiều dài bông, mức độ phân nhánh của bông, các gié trên bông thưa hay mau, hạt xếp sít hay thưa trên các gié sơ cấp hay thứ cấp…

Ngày nay, các nhà chọn tạo giống hiện đại cho rằng: có thể tăng năng suất cây lúa bằng 2 con đường chủ yếu: tăng số bông/ khóm và tăng số hạt/ bông. Tuy nhiên tăng số hạt/ bông mang tính thực tế cao hơn. Số hạt/ bông

nhiều thì tỉ lệ hạt chắc sẽ cao dẫn đến năng suất cao. Mặt khác, muốn tăng số bông/ khóm thì lại phải kéo dài thời gian đẻ nhánh của cây lúa.

Sau khi khảo sát cho thấy tổng số hạt/ bông của các dòng khảo sát khá cao, trung bình đạt từ 256,6 hạt/ bông đến 309,27 hạt/ bông.

256.6 269.3 309.27 258.9 284 295.1 216.9 0 50 100 150 200 250 300 350 KNSD1 TQ2010 QP21 KD28 TS1 TS2 KD18

Hình 3.5.2. Số hạt trên bông của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014

Dẫn liệu bảng 3.6 và biểu đồ 3.5.2 cho thấy: Số hạt trên bông của các dòng dao động từ 256 - 309 hạt/bông, các dòng theo dõi đều có số hạt nhiều hơn giống Khang dân 18, trong đó dòng QP21 có số hạt/bông nhiều nhất. Hệ số biến động số hạt/bông của các dòng, từ 5,41% - 13,21%.

3.2.3. Hạt chắc trên bông và tỉ lệ % hạt chắc

Số hạt chắc trên bông

Số hạt chắc/bông là yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong các yếu tố cấu thành năng suất, bởi muốn tăng năng suất thì phải giảm tối đa hạt lép, tăng tỉ lệ hạt chắc.

Dữ liệu bảng 3.7 và biểu đồ 3.6.1 cho thấy KNSD1 có số hạt chắc/bông ít nhất 241,93 ± 10,22 hạt và QP21 có số hạt chắc/bông cao nhất 277,69 ± 9,02 hạt.

Sự khác nhau là do bản chất giống và do dinh dưỡng, điều kiện ánh sáng sau trỗ, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện chăm sóc.

Hệ số biến động dao động từ 7,0% - 16,35%.

Bảng 3.7. Số hạt chắc trên bông và tỉ lệ hạt chắc trên bông của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014

STT Tên các mẫu Số hạt chắc/bông Tỉ lệ hạt chắc/bông(%) ± m CV % 1 KNSD1 241,93±10,22 7,0 91,09 2 TQ2010 247,46±11,94 8,65 91,88 3 QP21 277,69±9,02 6,88 89,79 4 KD28 238,13±13,28 13,97 91,88 5 TS1 253,38±8,91 7,58 89,21 6 TS2 266,03±6,75 16,35 90,13 7 KD18 (Đ/C) 200,13±7,88 11,43 92,22 241.93 247.46 277.69 238.13 253.38 266.03 200.13 0 50 100 150 200 250 300 KNSD1 TQ2010 QP21 KD28 TS1 TS2 KD18

Tỉ lệ hạt chắc

Tỉ lệ hạt chắc/bông còn phụ thuộc vào độ trỗ thoát cổ bông (một tính trạng do kiểu gen quy định), những giống có bông trỗ thoát hoàn toàn thì tỉ lệ hạt chắc cao. Nhiều giống có số hạt trên bông cao nhưng không trỗ thoát nên tỉ lệ hạt lép, lửng cao, kết quả năng suất vẫn thấp. Nhiều nhà nghiên cứu di truyền lúa cho rằng, tỉ lệ hạt chắc do 2 gen lặn (sf1, sf2) chi phối nhưng vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của ngoại cảnh.

Như vậy, nếu số hạt/bông và tỉ lệ hạt chắc cao thì khả năng cho năng suất cao là hiện thực.

91.09 91.88 89.79 91.88 89.21 90.13 92.22 0 20 40 60 80 100 KNSD1 TQ2010 QP21 KD28 TS1 TS2 KD18

Hình 3.6.2. Tỉ lệ hạt chắc của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dẫn liệu bảng 3.7 và biểu đồ 3.6.2cho thấy: Tỉ lệ hạt chắc dao động từ: 89,21%- 92,22%. Các dòng có tỷ lệ hạt chắc tương đối đồng đều.

3.2.4. Khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế

Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1.000 hạt là chỉ tiêu rất đặc trưng của các giống lúa do gen quy định và ít chịu tác động của ngoại cảnh. Vì vậy, chúng là những tính trạng quan trọng sử dụng để phân biệt giống [18].

Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của mỗi giống. Đây là chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố canh tác. Tuy nhiên, trong thực tế P1000 hạt chỉ đạt gần đến giá trị của giống khi được thâm canh cao.

Dẫn liệu bảng 3.8 và biểu đồ 3.8.1 cho thấy: Nhìn chung P1000 hạt của các dòng ở mứcdao động từ: 20,2-21,97(g). Trong đó,KD28 là dòng có P1000 hạt lớn nhất 21,97g và TS1 là dòng có P1000 hạt thấp nhất 20,2g.

Bảng 3.8. Khối lƣợng 1000 hạt của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014 STT TÊN CÁC MẪU P1000 hạt(g) 1 KNSD1 21,33 2 TQ2010 20,27 3 QP21 21,6 4 KD28 21,97 5 TS1 20,2 6 TS2 21,67 7 KD18 (Đ/C) 21,17 21,33 20,27 21,6 21,97 20,2 21,67 21,17 0 5 10 15 20 25 KNSD1 TQ2010 QP21 KD28 TS1 TS2 KD18

Hình 3.7. Khối lƣợng 1000 hạt của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014

Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Năng suất là mục đích cuối cùng của các nhà chọn giống,năng suất liên quan nhiều đến kĩ thuật và chăm sóc.

Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc cũng có liên quan đến đặc điểm giống và phong tục ở từng vùng, từng địa phương.

Với mật độ 45 khóm/m2, chúng tôi có kết quả như sau:

Dẫn liệu bảng 3.9 và biểu đồ 3.9 cho thấy: Năng suất lý thuyết (NSLT) của các dòng dao động từ 10,98 - 17,08 tấn/ha. Nói chung các dòng đều có NSLT tương đối cao 7,2-8,6 tấn/ha. Trong thực tiễn thì năng suất thực tế sẽ giảm khoảng 15-20%. Cụ thể: Năng suất thực tế dao động từ 6,73 - 7,59 tấn/ha. Dòng KNSD1 có năng suất thực tế thấp nhất 6,73 tấn/ha. Dòng TS2 có năng suất thực tế cao nhất 7,59 tấn/ha.

Bảng 3.9: Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế

STT Tên mẫu NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha)

1 KNSD1 10,98 6,73 2 TQ2010 12,18 7,2 3 QP21 17,08 7,47 4 KD28 15,05 7,33 5 TS1 14,48 7,35 6 TS2 16,34 7,59 7 KD18 (Đ/C) 10,53 6,67

6.73 7.2 7.47 7.33 7.35 7.59 6.67

0 5 10

KNSD1 TQ2010 QP21 KD28 TS1 TS2 KD18

Hình 3.8. Năng suất thực tế của 06 dòng lúa lai hữu tính vụ xuân 2014 3.3. Khả năng chống chịu của các dòng lúa lai hữu tính nghiên cứu

Theo dõi các chỉ tiêu đánh giá sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của các dòng, giống lúa kết quả thể hiện qua bảng 4.

Bảng 3.10: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng lúa trồng vụ xuân 2014 Chỉ tiêu Dòng Đạo ôn (Điểm) Khô vằn (Điểm) Cuốn lá (Điểm) Rầy nâu (Điểm) Sâu đục thân (Điểm) KNSD1 1 3 3 3 1 TQ2010 1 1 1 3 1 QP21 1 1 1 1 1 KD28 1 1 1 1 3 TS1 1 3 3 3 1 TS2 1 1 1 1 1 KD18 (đ/c) 1 3 1 3 3

Qua bảng 4 ta thấy các dòng lúa nghiên cứu có khả năng kháng bệnh khá tốt. - Bệnh đạo ôn : Các dòng nhiễm đạo ôn nhẹ (điểm 1)

- Bệnh khô vằn ở mức điểm 1-3, trong đó các dòng KNSD1, TS1 và giống đối chứng nhiễm khô vằn ở mức điểm 3.

- Mức độ nhiễm sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân của các dòng và giống Khang dân 18 từ mức điểm 1-3, các dòng KNSD1, TS1 nhiễm sâu cuốn lá và rầy nâu ở mức điểm 3, các dòng QP21, TS2 nhiễm sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân nhẹ hơn giống Khang dân 18.

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Về đặc điểm nông sinh học:

-Chiều cao cây ở mức trung bình 88,1 - 100,8 (cm) có tính kiên định cao, tương đối đồng đều ở các dòng.

-Chiều dài lá đòng 25,2 - 34,8 cm, tương đối ổn định.

-Chiều rộng lá đòng 1,64 - 1,71 cm, tương đối ổn định. Mức biến động trung bình, mang tính kiên định cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về các yếu tố cấu thành năng suất

- Gieo cấy ở vụ xuân 2014, các dòng lúa lai hữu tính có thời gian sinh trưởng từ 140 - 146 ngày.

- Khả năng đẻ nhánh của các dòng từ 6,07-7,03 nhánh/dảnh, dòng QP21, KD28 đẻ nhánh cao hơn giống đối chứng, các dòng đều có độ tàn lá muộn hơn giống đối chứng Khang dân 18.

- Số bông hữu hiệu trên khóm, chiều dài bông, số hạt trên bông và khối lượng 1000 hạt của các dòng đề tương đương và cao hơn giống Khang dân 18.

- Năng suất của các dòng lúa lai hữu tính đạt từ 67,3 - 75,9 tạ/ha, dòng TS2 cho năng suất cao nhất, các dòng khác tương đương với giống Khang dân 18.

Khả năng chống chịu của các dòng lúa lai hữu tính nghiên cứu

- Mức độ nhiễm sâu đục thân, rầy nâu, bệnh khô vằn của các dòng lúa lai hữu tính nhẹ hơn và mức độ nhiễm bệnh đạo ôn tương đương với giống Khang dân 18.

4.2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu ở các vụ tiếp theo, chú trọng các dòng có năng suất cao QP21,TS2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề cây lúa, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 2.Đỗ Hữu Ất, (1997), Nghiên cứu hiệu quả gây đột biến của tia gamma Co60 ở các thời điểm khác nhau của chu kì gián phân đầu tiên trên hạt nảy mầm của một số giống lúa đặc sản Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ Khoa Học Sinh

Học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

3.Mai Thọ Trung, Lê Song Dự, Ngô Thị Đào, (1990), Trồng trọt chuyên khoa, NXB Giáo dục Hà Nội.

4.Nguyễn Thị Lẫm (1990), Cây lúa, Nxb Nông Nghiệp.

5. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kỹ thuật canh tác lúa, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2. 6. Trần Duy Qúy (1994), Cơ sở Di truyền và Kỹ thuật gây tạo sản xuất lúa

lai, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Duy Qúy (1997), Các phương pháp mới trong chọn tạo giống cây

trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Trần Đình Long (chủ biên), Mai Thạch Hoành, Hoàng Tuyết Minh, Phùng Bá Tạo, Nguyễn Thị Trâm (1997). Chọn giống cây trồng, NXB Nông Nghiệp. 9. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa” năm 2011 của Bộ NN&PTNT.

10. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa IRIR, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

11.http://baomoi.com/FAO-du-bao-xuat-khau-gao-nam-2014-cua-Viet-Nam- dat-7-trieu-tan/45/14429670.epi 12. http://cayluongthuc.blogspot.com 13.http://doc.edu.vn/ 14.iasvn.org 15.https://sites.google.com/site/kysuhodhinhhai/cay-lua-viet-nam/tinh-hinh- trong-lua-lai-o-viet-nam

16.www.vietrade.gov.vn

17.www.vinanet.com.vn

18.http://www.ierb.ac.vn.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 06 dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính tại xã cao minh, phúc yên, vĩnh phúc trong vụ đông xuân 2014 (Trang 35)