0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Lựa chọn và ứng dụng bài tập nhằm phát triển sức mạnh bật nhảy cho độ

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BẬT NHẢY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG Ở VỊ TRÍ SỐ 2 CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT VÂN NỘI ĐÔNG ANH HÀ NỘI (Trang 37 -52 )

cho đội tuyển bóng chuyền nữ trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

3.2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nâng cao hiệu quả đập bóng.

Phương tiện sử dụng trong quá trình huấn luyện sức mạnh bật nhảy chủ yếu là các bài tập phát triển chuyên môn riêng biệt. Mỗi bài tập có tác dụng nhất định đối với sự phát triển sức mạnh của mỗi nhóm cơ khác nhau. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng được đưa vào quá trình huấn luyện sức mạnh cho đội tuyển mà các bài tập đó phải được lựa chọn một cách hợp lý khi đưa vào quá trình huấn luyện để đạt được hiệu quả cao nhất. Để phát triển tố chất thể lực cho các VĐV thì người ta thường sử dụng các môn thể thao như: Cử tạ, Điền kinh, Thể dục, . . . và nhiều bài tập khác.

Sức mạnh là khả năng của con người chống lại những lực cản trở bên ngoài bằng sự nỗ lực cơ bắp. Chính vì điều này người ta sử dụng các bài tập khắc phục trọng lượng bên ngoài hoặc ngay chính bản thân người tập. Các bài tập được chọn đều là những bài tập riêng biệt, mỗi bài tập đều có tác dụng làm tăng sức bật của các VĐV. Tuy nhiên các bài tập đó muốn đưa vào huấn luyện cho đội tuyển phải được lựa chọn cẩn thận, kỹ lưỡng và đặc biệt phải phù hợp với các VĐV và tận dụng điều kiện vật chất của trường để công tác huấn luyện đạt được kết quả cao nhất. Để đảm bảo cho việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Yêu cầu 1: Các bài tập đưa ra phải có tác động đúng đến các nhóm cơ tham gia vào quá trình bật nhảy của VĐV.

- Yêu cầu 2: Các bài tập phải mang tính thực tiễn, có độ tin cậy cao được các giáo viên và nhiều HLV tin tưởng và sử dụng.

- Yêu cầu 3: Các bài tập phải phù hợp với các đối tượng nghiên cứu, điều kiện vật chất của nhà trường, cũng phải phù hợp với tiến trình huấn

luyện của đội, đặc điểm hoạt động thi đấu.

3.2.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy

Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu cùng phương pháp quan sát sư phạm và dựa vào các yêu cầu của bài tập, chúng tôi đã lựa chọn được các bài tập phục vụ cho công tác nghiên cứu, các bài tập đó được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy đƣa ra cho đội tuyển bóng chuyền nữ trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh.

TT Nội dung bài tập Số tổ Số lần lặp lại trên tổ Thời gian nghỉ 1 Bật cóc bằng hai chân 30m. 3 2 4p 2

Chạy đà 3 bước bật nhảy đập bóng ở vị trí số

2. 3 10 1p

3 Nhảy dây tính thời gian. 5 1tổ 1p 3p

4 Tại chỗ thực hiện bật bục bật cao 30m. 5 1tổ 1p 3p 5 Cõng đồng đội trên vai đứng lên ngồi xuống. 4 5 2p

6 Bật cao với bảng tại chỗ. 3 8 3p

7 Bật cao với bảng có đà (3 bước). 3 5 2p

8 Đứng lên ngồi xuống với tạ 10kg trên vai. 3 1tổ 1p 4p 9 Bật nhảy đổi chân tại chỗ với tạ 10kg. 3 1tổ 1p 5p 10 Bật nhảy nâng cao đùi tại hố cát. 3 1tổ 1p 5p

Qua bảng 3.4 để đảm bảo tính khách quan trong quá trình lựa chọn các bài tập chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn HLV, các thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy và huấn luyện, với mỗi bài tập đạt kết quả từ 80% trở lên sẽ được lựa chọn để ứng dụng vào huấn luyện cho đội tuyển. Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng bài tập phát triểnsức mạnh bật nhảy cho VĐV bóng chuyền nữ trƣờng THPT Vân Nội - Đông

Anh – Hà Nội (n = 18)

TT Nội dung bài tập Kết quả phỏng vấn

SL %

1 Bật cóc bằng hai chân 30m. 17 94,44

2 Chạy đà 3 bước bật nhảy đập bóng ở vị trí số 2. 18 100

3 Nhảy dây tính thời gian. 15 83

4 Tại chỗ thực hiện bật bục bật cao 30m. 9 50 5 Cõng đồng đội trên vai đứng lên ngồi xuống. 8 44,4

6 Bật cao với bảng tại chỗ. 10 56

7 Bật cao với bảng có đà ( 3 bước ). 18 100

8 Đứng lên ngồi xuống với tạ 10kg trên vai. 12 67,7 9 Bật nhảy đổi chân tại chỗ với tạ 10kg. 16 89

10 Bật nhảy nâng cao đùi tại hố cát. 17 94

11 Nhảy chắn không bóng trên lưới. 7 39

Từ kết quả phóng vấn ở bảng 3.5 cho thấy chúng ta thu được tất cả là 6 bài tập đó là:

- Chạy đà 3 bước bật nhảy đập bóng ở vị trí số 2. - Nhảy dây tính thời gian.

- Chạy đà 3 bước như đập bóng bật với điểm cố định. - Bật nhảy đổi chân tại chỗ với tạ 10kg.

- Bật nhảy nâng cao đùi tại hố cát.

Trong công tác huấn luyện bóng chuyền hiện đại muốn đạt thành tích cao trong thi đấu cần có sự tổng hợp của nhiều yếu tố như nhân tố con người, thể lực chung và chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý thi đấu và đưa ra những bài tập hợp lý. Bài tập cần phù hợp với từng người về cả thời gian, lượng vận động và quãng nghỉ (quy luật hồi phục vượt mức).

Để đạt được hiệu quả cao phù hợp với mục đích đã đề ra thì việc lập kế hoạch huấn luyện cũng chiếm một phần rất quan trọng, như đã biết không chỉ các bài tập quan trọng mà thời gian cho mỗi buổi tập và số buổi trong một tuần cũng cần chú ý đến sao cho hợp lý phù hợp với mỗi VĐV và tuân thủ theo đúng các nguyên tắc và quy luật.

Như vậy sự kết hợp giữa các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy với thời gian tập luyện của mỗi buổi tập là yếu tố chủ yếu quyết định tới hiệu quả huấn luyện của đội tuyển bóng chuyền. Vì vậy để có thời gian hợp lý cho mỗi buổi tập luyện thì chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn tất cả 18 giáo viên và HLV cùng các chuyên gia bóng chuyền ở các trường THPT lân cận.

3.2.3. Lựa chọn thời gian và số buổi tập phát triển sức mạnh bật nhảy

3.2.3.1. Lựa chọn thời gian sử dụng cho một buổi tập phát triển sức mạnh bật nhảy

Với thời gian mỗi buổi, chúng tôi sẽ đưa ra các khoảng thời gian như: 50 - 60 p, 60 – 70 p,70 - 80 p, 80 - 90 p và > 90 p để các giáo viên và HLV và các chuyên gia bóng chuyền lựa chọn. Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng thời gian cho một buổi huấn luyện sức mạnh bật nhảy đối với đội tuyển bóng chuyền nữ trƣờng

THPT Vân Nội (n= 18)

Thời gian (phút) 50 – 60 60 – 70 70 - 80 80 - 90 > 90

Số người tán thành 0 1 2 15 0

Tỉ lệ % 0 5,56 11,11 83,33 0

Từ bảng 3.6 cho thấy đại đa số các HLV và chuyên gia bóng chuyền đều tán thành thời gian từ 80 - 90 p cho một buổi tập luyện sức mạnh bật nhảy trong huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ là phù hợp.

3.2.3.2. Lựa chọn số buổi tập phát triển sức mạnh bật nhảy trong 1 tuần

Để xác định số buổi tập luyện trong một tuần chúng tôi đưa ra từ 1 đến 6 buổi cho các HLV và các chuyên gia lựa chọn. Kết quả thu được ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng số buổi tập trong một tuần huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển bóng chuyền nữ

trƣờng THPT Vân Nội (n= 18)

Số buổi tập 1 2 3 4 5 6

Số người tán thành 0 2 15 1 0 0

Tỉ lệ % 0 11,1 83,33 5,56 0 0

Từ kết quả phỏng vấn ở bảng 3.7 cho thấy đại đa số các HLV và các chuyên gia bóng chuyền đều chọn 3 buổi cho một tuần là hoàn toàn hợp lý với việc huấn luyện cho đội bóng.

Qua bảng 3.5, bảng 3.6, bảng 3.7, kết luận rằng: Có thể sử dụng 6 bài tập với thời gian cho một buổi tập là 80 - 90 phút, với 3 buổi tập luyện /1 tuần và giành 30p cho việc huấn luyện sức mạnh bật nhảy, bài tập thi đấu cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội – Đông Anh.

Nội dung bài tập và phƣơng pháp thực hiện: Bài tập 1: Bật cóc bằng hai chân 30m

- Dụng cụ tập luyện: Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ.

- Kỹ thuật thực hiện: Từ thư thế ngồi xổm thấp, hai tay ôm sau gáy, thực hiện bật nhảy bằng 2 chân lên cao và về trước với tần số tối đa. Với quãng đường 30m.

- Thực hiện 3T, mỗi tổ 2L.

- Thời gian nghỉ sau mỗi tổ là 3p.

Bài tập 2: Chạy đà 3 bƣớc bật nhảy đập bóng ở vị trí số 2

- Dụng cụ tập luyện: Bóng, sân thi đấu.

- Kỹ thuật thực hiện: Thực hiện chạy đà 3 bước vào bật nhảy đập bóng ở vị trí số 2.

- Thực hiện liên tục 10L.

- Thời gian nghỉ sau mỗi lượt lặp lại 1p.

Bài tập 3: Nhảy dây tính thời gian

- Dụng cụ tập luyện: Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, một dây nhảy cho một người.

- Kỹ thuật thực hiện: Thực hiện nhảy dây theo hiệu lệnh của HLV. - Thực hiện 5tổ, 1tổ 1phút.

- Thời gian nghỉ sau mỗi tổ là 3 phút.

Bài tập 4: Chạy đà 3 bƣớc bật cao với bóng cố định trên cao

- Dụng cụ tập luyện: Sân, bóng.

- Kỹ thuật thực hiện: Chạy 3 bước đà bật nhảy hết cỡ với bóng treo cao cố định 2m50.

- Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ 5 lần.

Bài tập 5: Bật nhảy đổi chân tại chỗ với tạ 10kg trên vai

- Dụng cụ tập luyện: Một tạ đòn, đĩa tạ.

- Kỹ thuật thực hiện: Hai chân rộng bằng vai và gánh tạ trên vai thực hiện bật nhảy đổi chân tại bậc lên xuống.

- Thực hiện 3 tổ, mỗi tổ là 1 phút. - Thời gian nghỉ sau mỗi tổ là 5 phút.

Bài tập 6: Bật nhảy nâng cao đùi tại hố cát

- Dụng cụ tập luyện: Hố cát, đồng hồ bấm giây.

- Kỹ thuật thực hiện: Đứng tại hố cát, 2 chân thẳng tự nhiên thực hiện bật nhảy đưa đùi thật cao lên trên hết cỡ.

- Thực hiện 3 tổ với thời gian mỗi tổ là 1 phút 30 giây. - Thời gian nghỉ sau mỗi tổ là 3 phút.

3.2.4. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh bật nhảy của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội.

Để đánh giá thực trạng sức mạnh bật nhảy của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp tài liệu chuyên môn và đã lựa chọn ra được một số test đánh giá về năng lực sức mạnh bật nhảy của các VĐV. Các HLV phải sử dụng các test kiểm tra đặc trưng để kiểm tra nên chúng tôi sẽ phỏng vấn các tất cả 18 giáo viên - HLV, cùng với các giáo viên và HLV ở các trường lân cận.

Với mỗi test có độ tin cậy từ 90 % trở lên chúng tôi sẽ sử dụng để kiểm tra. Chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lựa chọn sử dụng test kiểm tra đánh giá sức mạnh bật nhảy của đội tuyển bóng chuyền nữ trong quá trình

huấn luyện (n = 18)

TT Các test đƣa ra để lựa chọn. Số ngƣời tán thành

Tỷ lệ %

1 Bật nhảy hố cát, tính số lần thực hiện trong

thời gian 30 giây. 6 33,3

2 Bật cao với bảng có đà (3 bước), thực hiện

3 lần tính lần cao nhất. 17 94,44

3

Bật cao bằng 2 chân tại chỗ với 2 tay chạm vào bóng treo ở độ cao cách đầu 50cm. Tính số lần chạm trong 1 phút.

8 44,4

4 Đập bóng ở vị trí số 2, thực hiện liên tục 10

quả. Tính số quả. 18 100

5 Gánh tạ với trọng lượng 10kg, bật nhảy đổi

chân. Tính số lần trong 1 phút. 11 61,11

6

Bật nhảy có đà với lên điểm cao cố định, tính số lần thực hiện được trong thời gian 30giây.

12 67

Từ kết quả thu được ở bảng 3.8, chúng tôi thu được 2 test kiểm tra sức mạnh bật nhảy được các HLV, các chuyên gia bóng chuyền đánh giá ở mức cao trong quá trình phỏng vấn. Các test là:

1. Bật cao với bảng có đà (3 bước), thực hiện 3 lần tính lần cao nhất chiếm (94,44%)

2. Đập bóng ở vị trí số 2, thực hiện liên tục 10 quả. Tính số quả chiếm (100%).

* Test 1: Bật với cao có đà (3 bƣớc), thực hiện 3 lần tính lần cao nhất. + Cách tiến hành: VĐV kiểm tra đứng vào vị trí thực hiện bật với lên cao, một tay chạm bảng có chia theo độ cao khác nhau (cm)

+ Số lần thực hiện: 3 lần

+ Đánh giá: Thang điểm 10 tính thành tích bật với cao nhất.

STT Điểm Thành tích (cm ) 1 0 ≤ 240 2 1 241 – 245 3 2 246 – 250 4 3 251 – 255 5 4 256 – 260 6 5 261 – 265 7 6 266 – 270 8 7 271 – 275 9 8 271 – 280 10 9 281 – 285 11 10 > 285

*Test 2: Đập bóng ở vị trí số 2, thực hiện liên tục 10 quả.

+ Cách tiến hành: VĐV đứng ở vị trí số 2 thực hiện đập bóng sang sân

vị trí số 1 từ đường chuyền bóng của người chuyền 2 (độ cao của bóng so với mép trên của lưới ≥ 2m ).

+ Số lần thực hiện: 10 lần. + Đánh giá thang điểm: 10.

- Đập bóng đúng kỹ thuật, bóng sang sân đúng vào vị trí số 1 với lực nhẹ được 1 điểm.

- Đập bóng đúng kỹ thuật, bóng sang sân đúng vào vị trí số 1 với lực mạnh được 2 điểm.

- Đập bóng phạm luật không được tính điểm.

3.2.5. Đánh giá hiệu quả các bài tập ứng dụng trong quá trình huấn luyện

3.2.5.1. Tổ chức thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập đã được lựa chọn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 18 VĐV bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội.

Các VĐV tham gia thực nghiệm chia làm 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm (A) gồm 9 VĐV: Tập theo các bài tập và phương pháp của chúng tôi.

Nhóm đối chứng (B) gồm 9 VĐV: Tập theo các bài tập và phương pháp của nhà trường vẫn thường sử dụng.

3.2.5.2. Kết quả kiểm tra trƣớc thực nghiệm

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đối với hai nhóm được trình bày ở bảng 3.9

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra năng lực sức mạnh bật nhảy 2 nhóm trƣớc thực nghiệm (nA = nB =9)

Test Nhóm

Chỉ số

Test 1 Bật cao với bảng có đà (3 bƣớc) (cm)

Test 2 Đập bóng ở vị trí số 2, thực hiện liên tục 10 quả.

(số quả) TN ĐC TN ĐC X 254 253 5,78 5,6  1,375 0,734 ttính 1,809 0,46 tbảng 2,101 P% 0,05

Nhìn vào bảng 3.9 cho thấy kết quả trước thực nghiệm:

Ở test 1: Chạy đà 3 bước, bật cao với bảng, thực hiện 3 lần tính lần cao nhất. ttính=1,809 < tbáng = 2,101

Ở test 2: Đập bóng ở vị trí số 2, thực hiện liên tục 10 quả. Tính số quả. ttính =0,46 < tbáng = 2,101

Vậy sự khác biệt của hai nhóm này không có ý nghĩa ở các ngưỡng xác xuất P > 0,05. Hay nói cách khác, khả năng sức mạnh bật nhảy ở cả 2 nhóm trong giai đoạn trước thực nghiệm là tương đương nhau.

3.2.5.3. Xây dựng tiến trình thực nghiệm

Để quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã xây dựng tiến trình giảng dạy, với thời gian 6 tuần, mỗi tuần 3 tiết, nội dung là 6 bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy đã được lựa chọn. Tiến trình được trình

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BẬT NHẢY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG Ở VỊ TRÍ SỐ 2 CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT VÂN NỘI ĐÔNG ANH HÀ NỘI (Trang 37 -52 )

×