0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BẬT NHẢY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG Ở VỊ TRÍ SỐ 2 CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT VÂN NỘI ĐÔNG ANH HÀ NỘI (Trang 27 -27 )

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra ở trên, đề tài tiến hành giải quyết những nhiệm vụ sau:

2.1.1. Nhiệm vụ 1:

Đánh giá thực trạng việc tập luyện kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2 của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội.

2.1.2. Nhiệm vụ 2:

Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2 cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội - Đông Anh- Hà Nội.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tổng hợp, thống kê hệ thống hóa các nguồn kiến thức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này thực chất là việc tham khảo, tìm hiểu các tài liệu chuyên môn có liên quan, tìm hiểu các cơ sở lí luận và thực tiễn trong giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật, các công trình nghiên cứu của đồng nghiệp, tham khảo các bài tập chuyên môn có liên quan đến đề tài.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành trao đổi và phỏng vấn về việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy, phương pháp huấn

luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này sử dụng trong việc quan sát các buổi tập luyện và thi đấu của đội tuyển để theo dõi phương pháp và các bài tập của HLV đưa ra rồi đánh giá sự tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp mà vẫn đem lại hiệu quả cao cho đội tuyển.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Kiểm tra sư phạm cả hai giai đoạn trước thực nghiệm và sau thực nghiệm bằng các test bài tập kiểm tra nhằm đánh giá sự phát triển sức mạnh bật nhảy cho đối tượng nghiên cứu và mức độ hiệu quả của các bài tập.

2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sau khi xác định và lựa chọn những bài tập hợp lý nhằm mục đích ứng dụng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn để thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm so sánh 2 nhóm, được lựa chọn ngẫu nhiên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng với số lượng 2 nhóm bằng nhau.

+ Nhóm thực nghiệm: 9 học sinh. + Nhóm đối chứng: 9 học sinh.

Quan sát thực nghiệm so sánh về khả năng bật nhảy đập bóng giữa 2 nhóm trước và sau thực nghiệm từ đó rút ra kết luận

2.2.6. Phương pháp toán thống kê

Để xử lý các số liệu thu được qua thực nghiệm sư phạm đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê với các công thức sau:

Trong đó:

: Ký hiệu tổng Xi : Giá trị quan sát thứ i

n : Số lượng đối tượng quan sát : Số trung bình

- Công thức tính phương sai : 2 2 2 A A B B A B (x x ) (x x ) n n 2    

 

(nA < 30; nB < 30) - Công thức tính độ lệch chuẩn ( ): 2    - Công thức so sánh hai số trung bình:

2 2    A B A B x X t n n

Trong đó: : Số trung bình của nhóm A. : Số trung bình của nhóm B. : Phương sai

nA : Kích thước tập hợp mẫu nhóm A. nB: Kích thước tập hợp mẫu nhóm B.

2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian Nội dung ự kiến kết quả

11/2013-01/2014 - Xác định tên đề tài. - Xây dựng đề cương. - Bảo vệ đề cương.

- Đề cương nghiên cứu khoa học.

01/2014-04/2014

- Thu thập tài liệu có liên quan, viết tổng quan của đề tài.

- Hoàn thành tổng quan đề tài.

- Điều tra đánh giá tố chất sức mạnh bật nhảy của đội tuyển Bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội. - Lựa chọn bài tập.

- Ứng dụng và đánh giá bài tập.

- Thông tin số liệu về đội tuyển Bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội. - Tổng quan đề tài.

- Thực trạng sức mạnh bật nhảy của đội tuyển Bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội.

- Nội dung bài tập.

- Kết quả của hệ thống bài tập.

04/2014-05/2014 - Hoàn chỉnh khóa luận và bảo vệ khóa luận.

- Khóa luận tốt nghiệp.

2.3.2. Đối tượng nghiên cứu

 Chủ thể : Các bài tập phát triển sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

 Khách thể : Đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

2.3.3. Địa điểm nghiên cứu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Vĩnh Phúc.

Trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sức mạnh bật nhảy của đội tuyển bóng chuyền nữ trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội

3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của trƣờng THPT Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội.

3.1.1.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên.

Trong quá trình xây dựng và phát triển trường THPT Vân Nội đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên TDTT để đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Với đội ngũ giáo viên trong nhà trường là 8 giáo viên trong đó có 2 giáo viên chuyên về quốc phòng còn lại 6 giáo viên TDTT đều có trình độ đại học và được đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau ở nhiều trường đại học với các chuyên ngành như : Bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh… Đội ngũ giáo viên đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ GDTC trong nhà trường như giảng dạy, huấn luyện phát triển phong trào TDTT cho học sinh. Thực trạng đội ngũ giáo viên được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên T TT trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội. Tổng số giáo viên Giáo viên nữ Giáo viên Nam Tuổi > 35 < 35 6 1 5 3 3

Qua bảng 3.1: Cho thấy số lượng giáo viên TDTT của trường THPT đây là tiềm năng rất lớn nếu được khai thác triệt để thì có thể đáp ứng tốt công tác giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên số lượng giáo viên trẻ cũng tương

đối nhiều, là những người được đào tạo tốt và nhiệt tình nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế có ảnh hưởng đến công tác huấn luyện đội tuyển.

3.1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC

Được sự quan tâm và đầu tư của nhà trường về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy môn GDTC song vẫn còn nhiều hạn chế về mặt số lượng và chất lượng. Thực trạng về cơ sở vật chất được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC

STT Sân bãi, dụng cụ

Thưc trạng

Số lượng Chất lượng

1 Sân bóng chuyền 2 Trung bình

2 Sân cầu lông 3 Trung bình

3 Sân bóng rổ 2 Trung bình

4 Sân điền kinh 1 Trung bình

5 Sân đá cầu 3 Trung bình

6 Nhà tập đa năng 1 Trung bình

Từ bảng 3.2: Cho thấy cơ sở vật chất của nhà trường chỉ đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy và học tập trong giờ học chính khóa còn đối với các hoạt động huấn luyện đội tuyển như đội tuyển bóng chuyền nữ của nhà trường thì sân bãi, dụng cụ phục vụ cho huấn luyện kỹ thuật và thể lực nâng cao vẫn còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng.

3.1.2.Thực trạng của việc giảng dạy và tập luyện tại các buổi học chính khóa và ngoại khoá

3.1.2.1.Thực trạng giờ học chính khóa

chương trình giảng dạy tại các trường, các cấp do đó nó vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình học tập và rèn luyện không phải tất cả các học sinh có thể nắm bắt, tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật trong các môn học nói chung và môn bóng chuyền nói riêng. Để các em có thể phát triển tốt, lĩnh hội được các kỹ năng, kiến thức mà thầy cô truyền đạt thì mỗi học sinh cần tích cực tập luyện, chú ý tới các hoạt động mà giáo viên giảng dạy, thị phạm trên lớp để có thể bắt kịp với chương trình và nâng cao năng lực hoạt động, tập luyện của cá nhân mỗi em. Do thời gian hoạt động chính khóa ít nên việc tập luyện các kỹ thuật trong môn học được tốt là rất khó, các em cần có thời gian tập luyện thêm để nâng cao thành tích của mình. Tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên đang giảng dạy tại trường thấy rằng mỗi lớp sẽ phải học 2 tiết trên một tuần, mỗi tiết 45 phút và sẽ có 2 nội dung được giảng dạy. Theo phân phối chương trình môn Bóng chuyền có 24 tiết, trong đó có 1 tiết kiểm tra còn lại 23 tiết để học kỹ thuật, chiến thuật và phát triển thể lực do đó trong các giờ học chính khóa việc phát triển thể lực nói chung, các kỹ thuật hay việc phát triển sức nhanh, sức mạnh trong đập bóng nói riêng cho học sinh là khó đạt được mục tiêu đề ra.

3.1.2.2.Thực trạng giờ học ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa trong TDTT là một trong những hoạt động tích cực, hoạt động này giúp ích cho các em học sinh rất nhiều trong quá trình học tập như giúp các em rèn luyện thêm về thể lực, phát triển các kỹ thuật còn yếu, giảm stress… Trong trường có một số câu lạc bộ như câu lạc bộ cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền,… Các học sinh tham gia vào các câu lạc bộ hay đội tuyển luôn tích cực tập luyện, các buổi ngoại khóa không bắt buộc với các học sinh chủ yếu đều dựa vào tính tự giác, tích cực và lòng ham học hỏi cùng với sự yêu thích thể thao của mỗi học sinh giành cho môn thể thao này. Đa số thời gian các học sinh đều giành cho các môn khác mà các em cho là quan

trọng, nên thời gian tập luyện không có nhiều phần nào làm cho đội bóng không được mạnh so với các đội tuyển khác được tập luyện và huấn luyện thường xuyên. Do đó, việc phát triển sức mạnh bật nhảy trong đập bóng ở vị trí số 2 còn yếu học sinh chưa thể phát huy được hết khả năng của mình.

3.1.3. Thực trạng quá trình huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội.

Thông qua tìm hiểu, trao đổi với HLV của đội tuyển bóng chuyền nữ và qua quan sát các buổi tập của đội tuyển trường THPT Vân Nội về công tác huấn luyện nói chung và huấn luyện sức mạnh bật nhảy cho các VĐV nói riêng, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Thời điểm tập luyện của đội tuyển vào buổi chiều.

- Số buổi tập luyện trong một tuần là 2 buổi chiều (thứ 4 và thứ 6). - Thời gian cho một buổi tập luyện là 60 phút trong đó tập sức mạnh bật nhảy là 15 phút.

- Các bài tập hiện được áp dụng để phát triển sức mạnh bật nhảy còn ít. Với 3 bài tập như sau:

+ Đập bóng ở vị trí số 2 có chắn. + Chạy dẻ quạt.

+ Tập 3 bước đà bật nhảy đập bóng.

Trong quá trình huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội đã sử dụng 2 buổi trong 1 tuần và thời lượng là 15 phút đối với việc huấn luyện sức mạnh bật nhảy. Qua quan sát một số đội tập luyện và kiến thức kỹ năng đã tích lũy được trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng số buổi tập và thời gian tập như vậy của HLV đội tuyển trường THPT Vân Nội là chưa hợp lý so với công tác huấn luyện hiện nay. Việc sử dụng lặp lại các bài tập sẽ tạo tâm lý nhàm chán và không tạo nên hứng thú học tập và tập luyện cho đội tuyển. Điều này dẫn đến ức chế cho đội tuyển vì vậy kết quả

của buổi tập luyện không được như mong muốn. Không chỉ các bài tập cần đa dạng mà thời gian quãng nghỉ cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của các buổi tập luyện. Cùng một bài tập nhưng thời gian nghỉ ngắn cơ thể chưa kịp hồi phục sẽ phát triển sức bền, sức bền tốc độ nhưng thời gian nghỉ đầy đủ lại phát triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ…

Công tác huấn luyện đội tuyển của trường THPT Vân Nội còn nhiều bất cập và chưa thực sự đem lại hiệu quả cho các VĐV, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến thi đấu không thành công của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội trong các giải thi đấu. Qua thực trạng cho thấy chúng ta cần có những biện pháp để nâng cao năng lực chuyên môn và nâng cao thành tích cho các VĐV của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội. Việc quan trọng là phải lựa chọn và áp dụng một số bài tập chủ yếu để phát triển sức mạnh bật nhảy phục vụ cho huấn luyện và thi đấu của các VĐV.

3.1.4. Thực trạng sức mạnh bật nhảy của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội.

Qua quan sát và tổng hợp từ các buổi tập luyện và thi đấu thì tần số các VĐV thực hiện bật nhảy để đập bóng và chắn bóng là rất nhiều nhằm phát triển sức mạnh bật nhảy nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng ở vị trí số 2. Sức mạnh bật nhảy trong bóng chuyền chính là sự phát triển sức mạnh tốc độ khi bật nhảy đập bóng. Số lần các VĐV thực hiện bật nhảy trong các pha đập bóng và chắn bóng nhiều nhằm tấn công đội đối phương, tạo thế chủ động cho đồng đội của mình… Có sức mạnh bật nhảy tốt VĐV mới có khả năng đạt được hiệu quả tối ưu trong những pha đập bóng, chắn bóng của mình. Đập bóng là một trong những kỹ thuật quyết định rất lớn đến thành công của một đội bóng. Tuy nhiên, để những quả đập bóng đạt hiệu quả chúng ta cần chú

trọng đến việc tập luyện và phát triển sức mạnh bật nhảy trong đập bóng. Những hoạt động trên diễn ra liên tục và nhiều lần với nhịp độ cao, đồng thời học sinh phải thực hiện các yêu cầu về hoàn thiện kỹ thuật trong các buổi tập kéo dài, đòi hỏi các em phải có thể lực tốt, trình độ kỹ thuật điêu luyện thì mới đáp ứng được yêu cầu về tập luyện và thi đấu.

Trong tập luyện và thi đấu các hoạt động bật nhảy diễn ra liên tục với nhịp độ cao. Mặc dù bật nhảy rất đa dạng nhưng thông qua quan sát thấy bật nhảy được sử dụng chủ yếu là

- Bật nhảy đập bóng. - Bật nhảy chắn bóng.

Để đánh giá khả năng bật nhảy của các VĐV tới hiệu quả đập bóng chúng tôi tiến hành kiểm tra 18 em, mỗi em sẽ thực hiện 10 lần bật nhảy và đập bóng ở vị trí số 2 vào khu vực số 1 và số 6. Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 9 người thay phiên nhau thực hiện đập bóng, tính số quả thực hiện được để đánh giá thực trạng khả năng bật nhảy của đội tuyển.

Bảng 3.3. Bảng kết quả kiểm tra đập bóng ở vị trí số 2 TTN của đội tuyển bóng chuyền nữ trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội (n = 18)

Chất lƣợng đập bóng

Hỏng Tốt

104 76 180 quả

57,78 % 42,22% 100%

Từ kết quả của bảng 3.3 cho thấy hiệu quả đập bóng rất thấp, một lý do rất lớn đó là sức mạnh bật của các VĐV còn kém nên không thể bật cao và

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH BẬT NHẢY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG Ở VỊ TRÍ SỐ 2 CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT VÂN NỘI ĐÔNG ANH HÀ NỘI (Trang 27 -27 )

×