Tự đánh giá về mình, Phan Bội Châu chua xót nhận “Lịch sử của đời tôi hoàn toàn là lịch sử thất bại”. Suy cho cùng, những hạn chế của Phan Bội Châu là do những hạn chế của hoàn cảnh lịch sử và do điều kiện chủ quan mà bản thân ông chưa có thể vượt qua được. Nhưng điều đáng trân trọng là khi đặt bút viết tập niên biểu, Phan Bội Châu đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của mình và nêu ra những bài học thất bại của đời mình với mong muốn người đương thời và hậu thế “nên xem ở cái gương thất bại đó, gấp lo cách cải lương, sẽ mở mang một lối thành công sau. Nghĩ hết đường lui tới, ở trong muôn cái chết mà tìm ra một đường sống; ở sau chín lần gãy cánh mà định bài thuốc hay” [15, tr.106]. Cha
ông ta thường nói, “thất bại là mẹ của thành công”. Sự thất bại của Phan Bội Châu đối với vận động cách mạng sau này không chỉ là “một pho kinh nghiệm mà giai cấp công nhân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã phê phán, đã rút lấy bài học chiến lược cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.” [48, tr.35] mà cho đến hôm nay trong bối cảnh thế giới luôn biến động phức tạp, những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.
Thứ nhất, về con đường “bạo động” cách mạng. Đặt vấn đề sử dụng bạo lực để lật đổ ách thống trị của thực dân, Phan Bội Châu đã đúng trong tầm nhìn chiến lược. Điều đó góp phần khẳng định chân lý, cách mạng muốn thành công phải đi theo con đường bạo lực cách mạng. Nhưng ngọn cờ mà Phan Bội Châu nêu lên quân chủ lập hiến (Duy Tân hội) hay dân chủ cộng hoà (Việt Nam Quang phục hội) mới chỉ dừng lại như một tôn chỉ chính trị, một khát vọng để phấn đấu đạt tới chứ chưa thu phục, tập hợp được toàn dân vì chưa lay động được bộ phận tuyệt đại đa số nhân dân là nông dân. Chưa có nông dân tham gia thì chưa thể có một phong trào cách mạng thực sự nhân dân. Mặt khác, do chưa phân biệt được đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, Phan Bội Châu đã đề cao phương thức phát động quần chúng bằng bạo động, tổ chức nhiều cuộc ám sát cá nhân và bạo động nhỏ lẻ. Những việc làm này đều không có cơ sở nhân dân làm hậu thuẫn, nên sau đó kẻ thù đàn áp đẫm máu, thì phong trào yêu nước vừa nhen nhóm đã bị kẻ thù đàn áp. Điều đó khẳng định, bạo động không thể dựa vào một nhóm người, càng không phải là cuộc âm mưu.
Để tiến hành bạo động cách mạng, khởi nghĩa vũ trang thắng lợi phải có đường lối và phương pháp cách mạng khoa học; có quá trình chuẩn bị chu đáo về lực lượng, xây dựng cơ sở vững chắc trong nhân dân; phải dựa vào quảng đại quần chúng có tổ chức, có huấn luyện. Căn cứ vào những kinh nghiệm bạo động
thời kết hợp với kinh nghiệm cách mạng thế giới, khi viết cuốn Đường cách mệnh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã rút ra một kết luận có tính chất phê phán như sau: “Dân khổ quá hay làm bạo động, như dân An Nam ở Trung Kỳ kháng thuế, Hà Thành đầu độc, Nam Kỳ phá khám; không có chủ nghĩa, không có kế hoạch, đến nỗi thất bại mãI” [51, tr.267]. Và “ám sát là làm liều, và kết quả ít, vì giết thàng này còn thằng khác, giết sao cho hết? Cách mạng thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2,3 anh vua 9, 10 anh quan mà được” [51, tr.276]. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi “phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa phải được chuẩn bị trong quần chúng…” [51, tr.468]
Từ nhận định sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta càng thấy rõ những hạn chế “thủ đoạn bạo động” của Phan Bội Châu. Đồng thời, sự phát triển thực tế của nước ta đã hoàn toàn xác nhận chân lý “Dân khổ quá hay làm bạo động” mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nêu ra. Điều đó khẳng định rằng bạo động là xu thế tất yếu không thể tránh được ở một dân tộc đang rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp; bạo động là một thủ đoạn phù hợp với yêu cầu giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa thực dân Pháp và nhân dân ta. Cho nên, đường lối bạo động cách mạng của Phan Bội Châu có ý nghĩa rất lớn. Mặc dù không có cơ sở khoa học và không giành được thắng lợi, nhưng nó đã đi đúng phương hướng của lịch sử. Phương châm này đã được các nhà cách mạng vô sản giai đoạn sau này, đặc biệt là Đảng cộng sản tiếp tục khẳng định và chân lý này đã được chứng minh với thành công của Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chống thực dân Pháp và đế quốc chống Mỹ.
Thứ hai là bài học về xây dựng khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại và có tiềm lực kinh tế hơn ta nhiều lần thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tập trung xây dựng sự đồng lòng nhất trí cao của các lực lượng dân tộc và mở rộng đoàn kết quốc tế - vừa phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đây là một hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại. Phan Bội Châu đã nhìn thấy đoàn kết là vũ khí tạo nên sức mạnh, là bí quyết của thành công và luôn nổ lực để tư tưởng đó biến thành hiện thực.
Tuy nhiên, trong thời đại mới cách sắp xếp lực lượng của Phan Bội Châu chưa hợp lý. Ông chưa vươn tới vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, mà mới chỉ thấy đồng chủng thì đồng cừu, dị chủng thì bất tương dung. Bởi vậy, tuy có nhìn thấy sức mạnh của quần chúng đông đảo nhưng chưa xác định được “công nông là gốc cách mạng”, là hạt nhân để thu hút, tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp dân cư trong cuộc đấu tranh giành chính quyền; quá chú trọng các tầng lớp địa chủ, trong một hoàn cảnh lịch sử tầng lớp này không còn có khả năng dẫn đường và tập hợp lực lượng. Tổ chức đảng của Phan chưa có chỗ đứng vững chắc trong một giai cấp nhất định. Trong điều kiện ở nước ta có hơn 90% dân số là nông dân thì điều cốt tử phải thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, tuy ông luôn đề cao lợi ích của dân tộc nhưng lại chưa thấy được vấn đề ruộng đất với vấn đề nông dân. Về sau Phan Bội Châu mới nhận thấy vai trò của công nhân và nông dân nhưng lại cho rằng họ là giai cấp dưới.
Chưa nhận rõ vị trí trung tâm của hai giai cấp công - nông là một hạn chế trong tổ chức lực lượng cách mạng của Phan Bội Châu. Nhưng ở một khía cạnh khác, Phan Bội Châu đã góp phần giúp cho cách mạng Việt Nam có được cái nhìn đúng đắn về vai trò của các tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Thực tiễn của hoạt động xây dựng khối đoàn kết đồng lòng của Phan Bội Châu là cơ sở để khẳng định: trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong
lên hàng đầu thì sức mạnh duy nhất để đoàn kết tập hợp mọi lực lượng nhân dân vào một mặt trận dân tộc thống nhất chính là ý thức dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trong mặt trận đoàn kết của Phan Bội Châu có cả người giàu lẫn người nghèo, cả quan lại, trí thức, người làm công ăn lương trong bộ máy chính quyền thực dân, cả lực lượng võ trong trong hàng ngũ giặc (lính tập)... không phân biệt lương giáo, nam nữ, dân tộc …tất cả đều phải đoàn kết đồng lòng vùng dậy giải phóng dân tộc. Đề ra một mô hình mặt trận như vậy là một đóng góp của Phan Bội Châu. Trong mặt trận đoàn kết ấy, nét đặc sắc là Phan Bội Châu đề cập đoàn kết lương giáo và đề cao vai trò phụ nữ. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Chương Thâu cho rằng: “So với các triều đại phong kiến trọng nam khinh nữ, so với triều Nguyễn bình Tây sát tả, đàn áp Công giáo, không phân biệt rõ bạn thù, trong lúc nước ta đang cần đoàn kết lương giáo chống giặc ngoài thì đây là một bước tiến quan trọng. Đó là kinh nghiệm, là sự khởi đầu tốt đẹp cho chính sách đoàn kết lương giáo, nam nữ bình quyền, đề cao chính đáng người phụ nữ mà Mặt trận Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam sau này đã phát huy, biến thành hiện thực, đi tới thành công tốt đẹp hơn” [93, tr.34]. Không chỉ vậy, Phan Bội Châu còn là người đầu tiên ở nước ta thể hiện trên văn bản và thực tế đã bước đầu xây dựng mặt trận đoàn kết quốc tế nhằm mục giải phóng dân tộc. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nó đã khẳng định chân lý: trong thời đại mới, một dân tộc thuộc địa nhỏ bé, muốn giảI phóng dân tộc thì phải kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại. “Trong một chừng mực nào đó, ông đã đặt nền móng cho sự kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của quốc tế, nhằm tạo ra một mặt trận rộng lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” [31, tr 196]. Tư tưởng này về sau được lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khắc phục phát triển hoàn thiện và triển khai một cách rất thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thứ ba là tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng phải dựa vào sức mình là chính. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Phan Bội Châu rất chú ý tranh thủ ngoại viện, nhưng bao giờ ông cũng chú trọng trước tiên đến việc bồi bổ thực lực của mình. Từ thực tiễn hoạt động, Phan Bội Châu đã rút ra bài học: kế hoạch chủ yếu dựa vào người nước ngoài để làm cách mạng là một kế hoạch hoang đường. Ông vạch rõ cho mọi người hiểu rằng “Ỷ lại vào người ngoài thì không bằng tự cường lấy ta. Bởi vì, tự cường thì khí thế mạnh, khí thế mạnh thì chuyển yếu thành mạnh. Ỷ lại người ngoài thì khí thế yếu, khí thế yếu thì hoá mạnh thành yếu”, rằng “Trong nước không có tổ chức, kinh dinh gì, mà chỉ hư trương ngoại lực vạn sự ỷ nhân (hư trương thế lực bên ngoài, trăm ngìn sự việc đều dựa vào người khác). Xưa nay đông tây tuyệt không một đảng cách mệnh nào, chỉ là đoàn “ăn mày” mà thành công được”, “Ỷ lại vào người thì không thể thành công được”. Đó là bài học mà Phan Bội Châu muốn nhắc nhở những người đi sau đừng mơ hồ ảo tưởng nhiều ở bên ngoài, mà trước hết phải tư lực lấy mình.
Trong thời đại mới, cách mạng muốn thành công nhất thiết tiến hành: một mặt xây dựng và phát huy sức mạnh của các yếu tố nội lực, như kinh tế, văn hoá, truyền thống và con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường của dan tộc Việt Nam; mặt khác phải hợp tác tương trợ với các nước “đồng bệnh”, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài, đặc biệt là những nước mạnh, để vừa bổ sung, tăng cường thực lực của mình, vừa tiếp thu, học tập kinh nghiệm của họ. Nhưng tăng cường sức mạnh bên trong không có nghĩa là đóng kín, khước từ sự giúp đỡ ở bên ngoài, trái lại phải biết chọn đúng đối tác, mở rộng và tăng cường tận dụng các yếu tố của nguồn lực bên ngoài để nhân lên sức mạnh bên trong. Đây là một định hướng phù hợp, một bài học sâu sắc mà Phan Bội Châu đã để lại cho cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được Hồ Chí Minh khái quát và nâng lên
một tầm cao mới: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”; “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” [52, tr.293].
Thứ tư, luôn luôn tìm tòi, bổ sung, phát triển lý luận quân sự đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Phan Bội Châu là một tấm gương của sự nổ lực để hiện đại hoá cách nghĩ của bản thân cho phù hợp với thời đại. Trong bối cảnh tình hình khách quan liên tục biến động, đứng vào cương vị lãnh tụ của một phong trào, Phan Bội Châu luôn nỗ lực vừa học vừa hành. Tất cả những cách thức, thủ đoạn, đường lối, chiến lược, lực lượng nào có khả năng thúc đẩy thực hiện được mục đích độc lập dân tộc đều được Phan Bội Châu hoan nghênh. Ông khẳng định: “Một đời người định mưu, chỉ cốt ở nơi mục đích, cầu lấy được năm phút đồng hồ cuối cùng. Đến như thủ đoạn phương châm, tuy có lúc cải cách, mà chúng không kể” [7, tr.23]. Điều đó giúp chúng ta lý giải vì sao Phan Bội Châu có thể thay đổi cách thức tổ chức hoạt động cứu nước một cách nhanh chóng và thức thời như vậy: từ tổ chức Duy Tân hội năm 1904 chuyển sang thành lập Việt Nam quang phục hội năm 1912 rồi chuyển thành tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng năm 1924; từ chủ trương bạo động đơn thuần sang kết hợp bạo động với tuyên truyền, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài, rồi quay lại hình thức đấu tranh bạo động…Tất cả những chủ trương đó của Phan Bội Châu đều tuân thủ tinh thần tuỳ thời, bám sát vào phân tích tình hình thực tế quần chúng cách mạng trong nước và những biến động trên thế giới.
Nhìn lại lịch sử và đối chiếu với hiện tại, việc Phan Bội Châu vươn ra biển lớn để học tập, sãn sàng tuỳ thời hành động, thay đổi; học tập mọi biện pháp, cách thức, sẵn sàng liên kết, tìm bạn đồng minh, hợp tác đào tạo nhân tài, tìm kiếm và qui tụ sức mạnh vì mục đích giải phóng dân tộc…vẫn còn rất nhiều ý nghĩa.
Tuy nhiên, do hạn chế của hoàn cảnh và thành phần xuất thân nên sự xâm nhập, quan sát, phân tích, tổng kết thực tiễn của Phan Bội Châu chưa thực sự khoa học, sâu sắc; chưa thực nắm hết, nắm chắc thực tiễn trong nước. Hay nói cách khác, Phan Bội Châu chưa được trang bị lý luận hiện đại để hiểu một cách thấu đáo tình hình thế giới và xã hội Việt Nam đương thời. Vì vậy, việc xác định động lực cách mạng, lực lượng, phương thức vận động và tiến hành bạo động cách mạng …dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, do đó chưa tạo được ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Những cuộc vận động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo thường không kéo dài được lâu và thu được kết quả như ý. Điều đó, một phần do tình hình khách quan liên tục biến động, kẻ thù đã thiết lập được bộ máy thống trị, tăng cường đàn áp gắt gao, nhưng mặt khác, từ phía chủ quan là do những tư tưởng chủ đạo, trong đó có đường lối quân sự chưa được suy ngẫm thành thục, chín muồi… khiến hàng loạt chủ trương của các phong trào và tổ chức do ông đề xướng mang đậm tính chất đối phó, chữa cháy, không tránh được tính chất phiến diện [93, tr.227]. Trong chỉ đạo thực tiễn, mỗi quan hệ giữa Phan Bội Châu với các đồng chí chủ yếu dựa trên cơ sở mối quan hệ cá nhân chứ chưa phải được xây dựng xung quanh một cương lĩnh, một đường lối, một hệ thống tổ chức chặt chẽ, bí mật ….
Bám sát thực tiễn, phân tích sâu sắc thực tiễn, rút ra qui luật và hành động đúng qui luật để giành thắng lợi trong đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc là bài học cần nắm vững để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng trong tình hình mới. Ngày nay, Tổ quốc ta đã hoàn toàn độc lập thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi