Phan Bội Châu, tuổi trẻ đã tham gia nhiều hoạt động cứu nước như viết hịch “ Bình Tây thu Bắc ” (1882), lập đội “ Thí sinh ” gồm 60 người gọi là “ Sỉ tử Cần vương đội ” để ứng nghĩa (1885) …. Sau nhiều nỗ lực nhưng không mang lại kết quả, Phan Bội Châu chú tâm nghiên cứu “những sách binh thư của đời Chiến Quốc như Tôn Tử thập tam thiên, Vũ Hầu tâm thư, cho đến sách Hổ trướng khu cơ, Binh gia bí quyết… để dự bị mô phỏng vào đấy mà thực hành sau này”; đồng thời, thu thập tài liệu về các cuộc khởi nghĩa theo phong trào Cần vương; mở rộng kết giao với những người đồng tâm, đồng chí; bí mất liên lạc với “những người cũ của đảng Cần vương” [7, tr.28] - lực lượng mà theo ông là sẽ dùng vào việc lớn nay mai.
Thời kỳ đầu, Phan Bội Châu chưa nhận thức được một cuộc khởi nghĩa trong phạm vi cả nước mà chỉ đề cập đến lực lượng “anh hùng lục lâm và những người trong đảng Cần vương còn sót lại để dựng cờ khởi nghĩa ở khoảng Nghệ Tĩnh” [8, tr.16]. Thực hiện ý định đó, tháng 7-1901, Phan Bội Châu đã tập hợp được 20 người, trong đó có Phan Bá Ngọc (con Phan Đình Phùng), Vương Thúc Quí bạn học cùng làng, Trần Hải và Hà Văn Mỹ người huyện Nghi Xuân (Hà
Tĩnh) là dư đảng Cần vương thân tín, đồng thời vận động cả lính khố xanh làm nội ứng quyết định đánh úp thành Nghệ An đúng ngày quốc khánh Pháp (14-7). Nhưng cơ mưu bại lộ, kế hoạch đánh thành của nghĩa quân không thực hiện được.
Từ thất bại này, Phan Bội Châu và các cộng sự của ông nhận thấy, muốn đấu tranh bạo động thắng lợi thì không thể thủ hiểm ở một vùng theo phương thức hoạt động của phong trào Cần vương và nghĩa quân Yên Thế được, mà phải xây dựng phong trào toàn quốc, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam “đồng thời khởi nghĩa, để chia bớt sức mạnh của bên địch, mà vây cánh đồ đảng của chúng ta đông, như vậy hoạ chăng mới làm nên công việc” [8, tr.18]. Thực hiện chủ trương này, Phan Bội Châu đã có chuyến đi từ Bắc vào Nam để gây dựng cơ sở phong trào. Kết quả của cuộc vận động đó, Phan Bội Châu cho biết: “khắp các tỉnh thành châu quận trọng yếu, chúng tôi đều ngấm ngầm sắp đặt vây cánh phe đảng đâu đó hẳn hoi, chỉ còn đợi thời cơ là khởi sự” [8, tr.26]. Trong tư tưởng của Phan Bội Châu và các đồng chí của ông lúc bấy giờ, “thời cơ” khởi sự chính là khi đã có đủ ba điều: thu phục được lòng người, có số tiền lớn và sắp đặt mua sắm vũ khí cho đủ.
Năm 1904, sau quá trình vận động xây dựng phong trào ở Bắc, Trung, Nam, Phan Bội Châu và các đồng chí nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải thành lập một tổ chức thống nhất để xúc tiến hoạt động cứu nước. Để “chuẩn bị những điều kiện tiến hành bạo động đại qui mô, khôi phục nền độc lập cho đất nước” [26, tr.131], Duy Tân hội đề ra ba nhiệm vụ trước mắt: 1) Phát triển thế lực hội về người cũng như về tài chính. 2) Xúc tiến việc chuẩn bị bạo động và các công việc sau khi phát ra lệnh bạo động. 3) Chuẩn bị xuất dương cầu viện, xác định phương châm và thủ đoạn xuất dương [7, tr. 33].
quốc theo phương thức “ nội công ngoại kích ”, nghĩa là vừa phát huy sức mạnh trong nước, vừa kết hợp với lực lượng ngoại viện để giải phóng dân tộc. Thế nhưng, ngay trong chuyến xuất dương đầu tiên sang Nhật (1905), kế hoạch cầu viện quân sự Nhật Bản đã bị phá sản. Các chính khách Nhật Bản từ chối việc viện trợ quân sự và khuyên Phan trước hết phải chuẩn bị thực lực trong nước và nhẫn nãi chờ đợi thời cơ thuận tiện.
Chính qua bài học thực tế và kinh nghiệm nước ngoài, phương thức vận động cách mạng, tiến hành “bạo động” của Phan Bội Châu càng được bổ sung, nâng cao.
Phan Bội Châu nhận thấy, để cứu nước thì phải tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, còn ngoại viện chỉ là hỗ trợ mà thôi. Muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ chế độ thực dân thì không thể dừng lại ở hoạt động bạo động vũ trang đơn thuần mà phải tiến hành mở rộng cuộc vận động cách mạng trên các mặt chấn hưng kinh tế, phát triển giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, xuất bản sách báo, lập các đoàn thể, nâng cao lòng yêu nước căm thù giặc; chăm lo xây dựng thực lực trong nước, vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, xúc tiến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cốt cán cho cách mạng, trong đó có lĩnh vực quân sự. Phan Bội Châu tán đồng quan điểm của Mazzini “bạo động và giáo dục phải song song tiến hành” [7, tr.75], nhưng trong điều kiện một nước đã mất chủ quyền, thì bạo động phải làm môi giới cho giáo dục, còn tuyên truyền giáo dục hay đấu tranh hoà bình chỉ là để phụ giúp vào mà thôi; bạo động mới xúc tiến được công cuộc cách mạng, mới tổ chức và rèn luyện được quần chúng.
Thực hiện chủ trương “ bạo động và giáo dục phải song song tiến hành ”, từ năm 1905, Phan Bội Châu bắt đầu chú trọng đến hình thức đấu tranh hợp pháp, đấu tranh chính trị để tiến tới vũ trang khởi nghĩa. Ông viết nhiều tác phẩm văn học, lịch sử để tuyên truyền tư tưởng yêu nước, tư tưởng bạo động cách mạng;
lấy việc giáo dục quân dân, thức tỉnh hồn nước làm động cơ thúc đẩy bạo động. Từ tác phẩm Song Tuất lục đến Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Việt Nam quốc sử khảo, Tuồng Trưng Nữ Vương, Trùng Quang Tâm sử, Truyện Phạm Hồng Thái… Phan Bội Châu đều nhằm mục đích vận động nhân dân bạo động vũ trang. Theo ông, chỉ khi nào trong nước nhân dân đã thức tỉnh đứng lên; ngoài nước, nhân tài vật lực đầy đủ; lúc đó trong ngoài sẽ dốc toàn lực vào cuộc bạo động đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.
Cùng với hoạt động tuyên truyền, Phan Bội Châu rất coi trọng xây dựng cơ sở trong nước. Trong chuyến từ Nhật Bản trở về nước lần thứ hai vào cuối năm 1906, Phan Bội Châu không chỉ đến căn cứ Phồn Xương gặp Hoàng Hoa Thám để bàn kế hoạch phối hợp hành động mà còn dành thời gian tổ chức nhiều hội cứu quốc (công, nông, thương, học) để tập hợp, rèn luyện quần chúng đấu tranh cách mạng với nhiều hình thức khác nhau. Tại Bắc Ninh, ông đã có cuộc gặp những người trọng yếu ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ để nắm bắt tình hình và thảo luận kế hoạch tiến hành. Cuộc họp nhất trí chia thành hai phái để hỗ trợ cho nhau trong hoạt động cứu nước: phái “ hoà bình ” chuyên chú những việc diễn thuyết tuyên truyền, phái “ kịch liệt ”, “chuyên chú việc vận động quân đội, trù bị vũ trang, thực hành bạo động” [7, tr.84]. Về phân công trách nhiệm, ở Bắc Kỳ thì giao cho Nguyễn Hải Thần, ở Trung Kỳ giao cho Đặng Tử Kính, còn Hải Côn được giao nhiệm vụ liên lạc, giúp đỡ cả hai phái. Chính vì thế, vào các năm từ 1907 đến 1909, cùng với việc mở trường Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội, thương hội, học hội rầm rầm nổi lên ở Quảng Nghĩa, Quảng Nam, kế đến là cuộc lính tập đầu độc ở hà Nội, rồi lính lập ở Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của các ông đội Truyền, đội Phấn mưu đánh úp thành Hà Tĩnh. Từ năm 1906 đến 1908, ở các tỉnh miền Trung đã có 70 cơ sở của phong trào Duy Tân hoà bình kết hợp với kịch liệt.
Do ảnh hưởng ngày một sâu rộng của phong trào, thực dân Pháp một mặt
ra sức đàn áp, tiếp tục bắt bớ, tù đày các yếu nhân còn sót lại của Đông Kinh nghĩa thục và phong trào Duy Tân, mặt khác, tung ra một số cải cách giả hiệu để lừa bịp dư luận và lôi kéo một số trí thức làm tay sai cho chúng. Trong bối cảnh đó, để vận động nhân dân trong nước, “thực hiện được cách mạng vũ trang và cách mạng bạo động” [7, tr.158], Phan Bội Châu và đồng chí trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương phải có tiếng vang “kinh thiên động địa” thì mới có hiệu quả. “Nếu không thực hành chính sách vũ lực, không có một tiếng vang làm cho người kinh sợ, thì dã tâm của bọn cầm quyền không thể chống lại” [7, tr.85]. Vì vậy, chủ trương ám sát cá nhân để làm thức tỉnh lòng người, hâm nóng nhiệt tình cứu nước của nhân dân, tỏ rõ ý chí của dân tộc trước kẻ thù và trước nhân dân thế giới cũng được Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đề ra và thực hiện.
Có thể nói, trong bối cảnh phong trào Đông Du bị chính phủ Nhật giải tán (1908), ở trong nước bọn thống trị thực dân ra sức đàn áp phong trào yêu nước, những vụ trừ gian, diệt địch do hội thực hiện ở Thái Bình, Hà Nội trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, trên thực tế đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước, làm cho bọn tay sai hoang mang lo sợ. Nhưng thực dân Pháp nhân đó càng tăng cường khủng bố, bắt giam 254 người, kết án tử hình 7 người, trong đó có những người trực tiếp tham gia vụ ném bom ở Thái Bình và Hà Nội. Cuối năm 1913, Phan Bội Châu và một số yếu nhân khác lần lượt sa vào tay giặc.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), nhiều cuộc bạo động của Việt Nam Quang phục hội tiếp tục nổ ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng do sơ sở của Hội ở trong nước rất mỏng manh, không có đường lối quân sự đúng đắn, cách thức tổ chức thiếu khoa học, kế hoạch hành động không rõ ràng…. vì vậy, hoạt động của Hội không được tiến hành liên tục, rộng khắp mà
chỉ dừng lại ở các cuộc bạo động nhỏ tẻ, rời rạc. Sự nổ lực cao nhất của Việt Nam Quang phục hội được thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân (1916) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) nhưng cuối cùng đều bị thất bại
Về sau, từ nhận thức, vũ lực không phải một sớm một chiều mà thành công được mà phải có sự chuẩn bị chu đáo và phải đấu tranh lâu dài, trong tác phẩm Trùng Quang tâm sử, được viết khoảng năm 1917, Phan Bội Châu đã xác định ba giai đoạn của công cuộc “quang phục”: thời kỳ vận động, thời kỳ tiến hành, thời kỳ kiến thiết [13, tr. 47- 48].
Năm 1924, khi viết Truyện Phạm Hồng Thái, trên cơ sở nhận thức vai trò của công nhân và nông dân trong cuộc cách mạng xã hội, Phan Bội Châu đề xướng biện pháp bãi công, huấn luyện cách mạng; sự cần thiết phải có đoàn thể, có đảng cho giai cấp công nhân nhằm đoàn kết nghìn vạn người thành một khối;
đồng thời vẫn tán thành hành động bạo lực cá nhân như một phương pháp tuyên truyền cần thiết. Điều đó cho thấy, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chưa thoát khỏi hoạt động quân sự sự đơn lẻ, chưa phân biệt được bạo lực cách mạng với manh động và ám sát cá nhân. Tuy rằng, ngay sau đó, trong Thư thanh minh của Việt Nam quốc dân đảng, ông nhận rằng mưu sát cá nhân là “điều bất đắc dĩ”.
Đánh giá tư tưởng bạo động cách mạng của phan Bội Châu, nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu nhận định: “Một ưu điểm của tư tưởng bạo động cách mạng của Phan Bội Châu là trong lúc đề cao hành động cách mạng, bạo động cách mạng, đã không bài trừ sự hoạt động công khai, hợp pháp nhằm nâng cao dân trí, chấn dân khí, mà lại còn khuyến khích sự hoạt động công khai hợp pháp đó; có mối liên hệ gắn bó giữa Duy tân hội và Đông kinh nghĩa thục. ưu điểm lớn của tư tưởng bạo động cách mạng của Phan Bội Châu là chú ý xây dựng quân đội cách mạng và chú ý vận động binh lính người Việt trong hàng ngũ của Pháp” [28,
Như vậy, trên cơ sở khẳng định làm cách mạng bạo lực giành lại độc lập chủ quyền dân tộc, phương thức vận động cách mạng, tiến hành “bạo động” vũ trang của Phan Bội Châu có sự phát triển phong phú, đa dạng với nhiều hình thức mới. Để vận động cách mạng, Phan Bội Châu đã không dừng lại ở hoạt động vũ trang đơn thuần mà mở rộng kết hợp với hoạt động đấu tranh công khai, hợp pháp nhằm nâng cao dân trí, chấn dân khí; đồng thời chú ý xây dựng cơ sở trong nước, lập các đoàn thể, vận động binh lính người Việt trong hàng ngũ của Pháp... Trong trong đường lối cứu nước của Phan Bội Châu, đấu tranh bằng bạo lực giữ vai trò chủ đạo; còn tuyên truyền giáo dục hay đấu tranh hoà bình cũng chỉ là để phụ giúp mà thôi; và theo Phan Bội Châu, bạo động trước hết của binh lính, của nhiều người hợp lại mà thành, nhưng cũng không loại trừ bạo động của cá nhân đơn độc. Điều đó cho thấy Phan Bội Châu chưa nhận thức được vai trò của đấu tranh chính trị cũng như mối quan hệ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhiều khi còn tuyệt đối hoá đấu tranh vũ trang trong bất cứ hoàn cảnh nào; tổ chức nhiều cuộc bạo động riêng lẻ và hoạt động ám sát cá nhân như một phương thức đấu tranh, tuyên truyền cách mạng mà chưa nhận thức được rằng cần phải đi vào quần chúng, vận động họ đấu tranh từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ phạm vi hẹp đến qui mô lớn, đưa đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
2.3. Quan điểm tập hợp lực lượng, mở rộng mặt trận đoàn kết đánh giặc, cứu nước.
Trước kẻ thù mới là thực dân Pháp được trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại, luôn theo đuổi âm mưu bành trướng, xâm lược với thủ đoạn “ chia để trị ”, hết sức thâm độc hòng làm suy giảm sức đề kháng dân tộc, phục vụ mưu đồ biến Việt Nam thành thuộc địa lâu dài của chúng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc, tìm kiếm sức mạnh thời đại để cứu nước trở thành một yêu cầu khách quan của cách
mạng Việt Nam. Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc và theo xu hướng phát triển của thời đại, trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đặc biệt coi trọng xây dựng “mặt trận” đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế nhằm qui tụ sức mạnh cho sự nghiệp cứu nước. Bởi vậy, bằng nhiều phương pháp khác nhau, Phan Bội Châu không ngừng nỗ lực để cho tư tưởng đó, lòng tin đó trở thành hiện thực, thành sức mạnh vật chất.
Từ năm 1901, Phan Bội Châu đã tìm cách liên kết với những người trong dư đảng cần vương Phan Đình Phùng và ở Nam - Ngãi, đảng Bạch xỉ như Kiểm và Cộng, đảng Hắc Long như Đồ Cả, với cả những lang đạo Mường miền Thượng du Thanh hoá như Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao. Năm 1902, Phan Bội Châu bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm, tập hợp thêm những người có chí khí, có quyết tâm chống Pháp khắp ngoài Bắc trong Nam. Ông lên căn cứ Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) để yết kiến Hoàng Hoa Thám, nhưng chỉ gặp Cả Trọng, hai bên thống nhất nếu Trung Kỳ khởi nghĩa, Yên Thế sẽ hưởng ứng. Năm 1903, ông theo học ở Quốc Tử Giám để tiện việc giao thiệp với đồng chí; sau đó vào Quảng Nam tìm gặp Tiểu la Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành), một nhà hoạt động Cần vương nổi tiếng. Nguyễn Hàm cho rằng muốn khởi sự thành công thì việc quan trọng hàng đầu là phải “thu phục được nhân tâm” và phải “có danh nghĩa của một ông hoàng” thì mới dễ bề tập hợp lực lượng. Theo gợi ý của Nguyễn Hàm, Phan Bội Châu trở về Huế tìm cách liên lạc với Kỳ Ngoại hầu Cường Để một người thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn có tư tưởng chống Pháp. Cũng năm này, ông viết cuốn Lưu Cầu huyết lệ tân thư kêu gọi “Vua tôi đồng lòng, trăm người một bụng’’ [11, tr.96] cùng đoàn kết chống Pháp; đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ chủ trương bạo động của một số quan lại trong triều đình. Nhờ cuốn sách này,