Miêu tả xây dựng nhân vật trong thế đối lập

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của khái hưng (Trang 97 - 110)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Miêu tả xây dựng nhân vật trong thế đối lập

Trong quá trình xây dựng nhân vật, Khái Hưng không chỉ miêu tả nhân vật

thông qua các chi tiết nghệ thuật, mà còn miêu tả nhân vật trong thế đối lập để vừa có

thể bộc lộ rõ hơn quan điểm, tính cách của các nhân vật, vừa góp phần bộc lộ nội dung

tư tưởng của tác phẩm. Để xây dựng nhân vật trong thế đối lập, tác giả sử dụng hình

thức phân chia giới, mỗi bên giới tuyến là một kiểu nhân vật đại diện cho một quan

điểm, một tư tưởng đối lập nhau. Tuy nhiên, ở đây Khái Hưng không phải sử dụng

cách thức phân tuyến theo tiêu chí thiện ác, tốt xấu như trong truyện Nôm hay các

truyện dân gian, mà nhà văn phân chia nhân vật ở các thế đối lập nhau về quan điểm,

tư tưởng như: tư tưởng Nho giáo cổ hủ, lạc hậu của thế hệ cũ đối lập với tư tưởng tiến

bộ của thế hệ mới, tư tưởng tiến bộ tích cực đối lập với tư tưởng tiêu cực suy đồi của

thế hế mới.

Như trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Khái Hưng đã thể hiện sự đối lập của

hai quan điểm: quan điểm mới tiến bộ với quan điểm cũ lạc hậu, bảo thủ qua các nhân

vật Mai, Lộc và bà Án. Lộc và Mai là nhân vật đại diện cho những tư tưởng mới về

hôn nhân, gia đình thì ngược lại, bà Án chính là đại diện tiêu biểu cho những tư tưởng

lạc hậu, chuyên quyền, bảo thủ của thế hệ cũ. Có thể thấy, trong câu chuyện này, các

nhân vật có sự đối kháng nhau về quan niệm và tư tưởng rõ rệt. Như Lộc, con trai duy

nhất của bà Án, một thanh niên trí thức Tây học có điều kiện học hỏi, tiếp thu những

tư tưởng văn minh tiến bộ của nền văn hóa mới đã nhận ra hôn nhân là cầu nối của

hạnh phúc gia đình, chứ không phải là bậc thang để bước đến danh vọng như mẹ

chàng đã nghĩ. Thế nên, Lộc cho rằng: “lấy vợ là một sự quan trọng một đời, phải tự

chọn lấy một người ý hợp tâm đầu” [9; tr.221], một người mà họ yêu thương, có thể

98

tưởng, giúp đỡ nhau vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống, “thì gia đình mới được vui

vẻ, thuận hòa” [9; tr.221]. Nhưng với bà Án, một phụ nữ quyền uy, đại diện của lễ

giáo phong kiến lại cho rằng: hôn nhân là phải môn đăng hộ đối, là quyền của cha mẹ

“áo mặc sao qua khỏi đầu” và con cái không được vượt quyền tự do định đoạt việc hôn sự của mình, làm như thế là bất hiếu. Như vậy có thể thấy, quan điểm về hôn nhân của hai thế hệ hoàn toàn khác nhau. Một bên là tư tưởng hôn nhân mới tiến bộ, hôn nhân trong suy nghĩ của thế hệ mới là sự mưu cầu hạnh phúc, không phân biệt địa vị đẳng

cấp. Hôn nhân được xây dựng trên sự tự nguyện yêu thương và gắn kết giữa hai con

người. Một bên là tư tưởng lạc hậu, bảo thủ của thế hệ cũ về hôn nhân và gia đình, hôn nhân là cầu nối của công danh lợi lộc, là phải ngang hàng về đẳng cấp địa vị xã hội,

như mẹ Lộc, người đại diện tiêu biểu cho những tư tưởng cổ hủ, khắt khe của Nho

giáo đã nói: “viêc dựng vợ gả chồng phải tìm chỗ môn đăng hộ đối, chứ mày định bắt

tao thông gia với bọn cùng đinh à? Với bọn cùng đinh à! mày làm thế là mất thể diện tao, mất danh giá tổ tiên, mày là một thằng bất hiếu” [9; tr.190].

Bên cạnh sự đối kháng giữa hai quan niệm về hôn nhân gia đình của Lộc với mẹ, Khái Hưng còn thể hiện sự đối lập trong cách suy nghĩ về hủ tục “đa thê” giữa Mai với bà Án. Cũng như Lộc, Mai là đại diện cho lớp thanh niên mới có quan niệm tiến bộ về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Mai đã vượt qua hố sâu định kiến về gia thế

sang hèn để đến với tình yêu của Lộc. Để bảo vệ tình yêu của mình, Mai đã cố gắng

thuyết phục bà Án bằng những lí lẽ của những con người thời đại mới: “Không phải con sợ mất hay sợ thiệt một thứ gì cho con, nhưng xa anh Lộc thì con không thể sống

được. Mà chắc anh con cũng yên con như con yêu anh con. Vả lại bà lớn đã biết đâu, người vợ chưa cưới của anh con yêu con hơn con yêu anh con, nhất là anh con thì thực không yêu người ta một chút nào, vì nếu anh con yêu người ta thì đã chả yêu con. Vậy nếu bà lớn cho phép chúng con lấy nhau, bà lớn sẽ gây dược hạnh phúc cho ba

người: cho anh con, cho con và cho cô con quan tuần nào đó. Trái lại, nếu bà lớn không cho phép con thì không biết ba cái đời ấy sau này ra sao” [9; tr.250]. Nhưng,

những lời nói kia đều vô tác dụng, nó không thể nào lay chuyển được thành trì kiên cố

của tư tưởng cổ hủ đã hòa vào máu xương của mẹ Lộc, cũng như thay đổi được quyết

định chia cắt hạnh phúc gia đình của mai với con trai bà. Như vậy, khi xây dựng nhân vật ở hai tuyến đối lập nhau về hai hệtư tưởng của mới – cũ, Khái Hưng đã cho người

99

một khắc khe, lỗi thời với một tư tưởng tiên tiến là điều khó có thể. Con người của thế

hệ cũ vẫn sùng bái những hủ tục lạc hậu. Họ bảo thủ trong quan điểm, trong cách nhìn

nhận, đánh giá về con người dựa trên những lễ nghi Nho giáo, mà chưa bao giờ chịu

tìm hiểu hoàn cảnh, nhân phẩm đức hạnh của người khác. Như bà Án đã nói rằng: “ngoài vòng lễ nghi, vượt hẳn quyền thúc bá thì dù sao người con gái cũng không thể

là một người con gái có đức hạnh được” [9; tr.244]. Họ chỉ nghĩ đến bổn phận, trách nhiệm, những ràng buộc phi lí của tập tục. Là một người phụ nữ, nhưng bà Án đã không nhận ra được: nam nữ phải được bình đẳng, trong tâm lí cổ hủ của bà chỉ có việc: phu xướng phụ tùy, “vợ phải biết phục tòng, chồng bảo sao nghe vậy, dẫu bị áp chế cũng không dám hé môi” [9; tr.222]. Cũng nghiễm nhiên, bà Án sẽ nghĩ rằng đàn

ông lấy lẽ là việc rất đỗi bình thường như ông cha ngày xưa vẫn thế. Nhưng tư tưởng

đó lại hoàn toàn đối nghịch lại với những tư tưởng mới của thanh niên trí thức trẻ,

trong đó có con trai của bà. Còn đối với Mai, làm lẽ là đồng ý chia sẻ tình yêu của mình với người phụ nữ khác và nàng không thể chấp nhận được điều đó: “nhưng con

thì không thể thế được. Con yêu ai thì con chỉ muốn người ấy là người yêu hoàn toàn của con mà thôi” [9; tr.250 -251]. Mai cho rằng: “Thà chết còn hơn đi lấy lẽ. Lương

tâm con không cho phép con làm những điều vô nhân đạo như thế” [9; tr.250]. Có thể

thấy, những con người mới đã có những cách nghĩ tích cực về hồn nhân và gia đình. Họ không chỉ nhận ra hôn nhân bắt nguồn từ một tình yêu chân thật, tự nguyện sẽ là

cầu nối đi đến hạnh phúc gia đình, mà còn hiểu được gia đình chỉ thật sự ấm êm khi

gia đình ấy chỉ có một vợ, một chồng. Tất cả những điều này, những người thuộc thế

hệ cũ như bà Án đã chưa thể nhận ra. Tóm lại, xây dựng nhân vật ở hai tuyến đối lập,

Khái Hưng đã tạo nên những hình mẫu tiêu biểu cho những hệ tư tưởng mới và cũ,

đồng thời nhà văn cũng cho người đọc thấy được những mâu thuẫn, đối lập của hai ý thức hệ: một hệ ý thức tiến bộ của thanh niên trí thức Tây học với một hệ tư tưởng lạc hậu của lễ nghi Nho giáo và xung đột tất yếu sẽ không tránh khỏi.

Bên cạnh những nhân vật đại diện đối lập nhau về những quan niệm mới và cũ,

Khái Hưng còn xây dựng những hình mẫu nhân vật thanh niên trí thức mới trong thế

đối lập nhau về quan điểm sống. Nó không còn là những mâu thuẫn, tranh chấp giữa cái cũ và cái mới nữa, mà đó là sự xung đột giữa quan niệm sống tiến bộ tích cực với quan niệm sống tiêu cực, suy đồi.

100

Trong tiểu thuyết Đời mưa gió, không phải ngẫu nhiên mà Khái Hưng và Nhất Linh lại xây dựng nhân vật ông giáo Chương là nhân vật chính đối trọng với Tuyết, một cô gái giang hồ xinh đẹp và sành sỏi. Chương vốn là một thầy giáo sống khuôn

mẫu mực thước. Đối với Chương “ái tình gần như một sự thiêng liêng” [18; tr.248], là

sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn nhưng Chương lại yêu Tuyết, một cô gái sống đời mưa gió

lại đã khắc sâu vào trái tim, trái tim sắt đá của nàng, một câu châm ngôn ghê

gớm: “Không tình, không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh”

[18; tr.207]. Chàng yêu nàng như yêu chính bản thân mình, yêu nàng “như một cô gái thượng lưu và tử tế”không vẩn đục, tạm bợ như những câu chuyện tình một đêm ta

thường thấy. Chương là một người đàn ông độ lượng, chàng không bận tâm đến quá

khứ của Tuyết. Và hơn hết, Chương muốn thay đổi quan niệm sống của Tuyết, muốn

cùng nàng xây dựng một mái ấm gia đình giản dị đơn sơ “chồng đi dạy học, vợ ở nhà may vá, trông nom việc dọn dẹp, bếp núc” [18; tr.274]. Nhưng, một cô gái liều lĩnh

sống một cuộc đời phiêu bạc như Tuyết thì không muốn sống cuộc đời giản dị với

hạnh phúc đơn sơ đó. Một tâm hồn bồng bột, phóng khoáng, luôn muốn “nổi loạn” để

vượt thoát sự gò bó, khuôn phép như Tuyết vốn luôn ẩn chứa những đợt sóng ngầm

mà dữ dội. Đối với nàng, thà liều thân với một đời mưa gió, khổ sở, đê tiện, còn hơn là

sống lừa dối bên cạnh một người mà nàng đã cạn dần tình yêu. Vì Tuyết luôn nghĩ

rằng ái tình chẳng qua là sự gặp gỡ của xác thịt và gia đình cũng chỉ là một trú ngụ tạm

bợ. Nàng không tin vào một tình yêu chân thật, thủy chung, càng không muốn sống

một cuộc đời gia đình ràng buộc, dù đối với Chương gia đình chính là tổ ấm, là kết quả

của một tình yêu chân thật. Tuyết và Chương đã không có cùng quan điểm về tình yêu

và gia đình. Chính vì thế mà nàng rời bỏ Chương, tiếp tục dấn thân vào cuộc đời mưa

gió đầy lạc thú của nàng. Và quan trọng hơn là Tuyết đã nhận ra ái tình chân thật, mong muốn được sống trọn vẹn bên nàng của Chương, nhưng đồng thời cũng nhận ra

một đứa con gái yêu thích cái đời tự do phóng túng như nàng không thể thay đổi.

Tuyết không xứng đáng với một người đàn ông tốt như Chương nên nàng chấp nhận ra

đi, sống tiếp cuộc đời lang bạc của cô gái giang hồ. Có thể thấy, khi xây dựng hai nhân

vật chính trong thế đối lập nhau, tác giả đã cho người đọc nhận ra được những quan

điểm sống đối nghịch nhau của thế hệ thanh niên mới trong xã hội bấy giờ.

Ở tiểu thuyết Băn Khoăn, Khái Hưng cũng thể hiện những quan điểm sống trái

101

bên thể hiện quan điểm suy đồi trụy lạc trong cách sống. Cảnh, Đoan, Liên, Hảo,… là

những thanh niên trí thức trẻ nhưng có cái nhìn sai lệch trong cuộc sống. Họ quan

niệm sống là để hưởng thụ, là sung sướng. Họ chưa bao giờ có ý định sắp đặt một cuộc

sống tương lai với những việc làm có ích cho xã hội. Họ không cần biết ngày mai sẽ

như thế nào, họ “chỉ biết hiện tại và nghĩ tới thỏa mãn lòng vật dục” [11; tr.32].

Những thanh niên trí thức trẻ này chỉ nghĩ đến cuộc sống “theo lòng dục vọng, theo sự

ham muốn của xác thịt” [11; tr.98]. Đối với những con người có quan niệm sống để

hưởng thụ, họ chỉ suy tính làm sao để có thể vui vẻ, hạnh phúc kéo dài cuộc sống chơi

bời hưởng lạc. Như Cảnh thì tiếp tục thi trượt để có thể sống mãi những ngày tháng

vui chơi thỏa thích bên những người bạn có cùng quan niệm sống như chàng. Đoan thì

chọn học trường thuốc, không phải để sau này đem tài năng ấy ra giúp ích xã hội mà vì

thấy vào trường đó được học lâu năm nhất: “Đỗ ra cũng chẳng làm trò trống gì, học đấy được một điều sung sướng là chưa cần phải vội nghĩ đến lúc thi ra, sáu bảy năm

còn chán” [11; tr. 35]. Nhưng đối với Oanh, Lan Hương, Tuyên,… thì sống là phải có

mục đích, phải là việc có ích cho đời. Lan Hương đã từng nói với Cảnh: “thấy đám

thanh niên sống không mục đích hay với mục đích duy nhất là sự chơi bời phóng đãng thì em ghê sợ… cho họ quá và tiếc cho họ nữa… Những bực thanh niên trí thức như anh Đoan của em mà chịu làm việc, làm việc với lòng tín ngưỡng thì… hay biết bao, có ích cho đồng bào biết bao!” [11; tr.82]. Tuyên, đoàn trưởng trại thanh niên cũng

dõng dạc cho rằng: cuộc sống chỉ thỏa mãn những ham muốn của bản thân thì đó

không phải là sống, “thế không phải là sống, thế là chết, là đi tới chỗ trụy lạc, đi tới

chỗ diệt vong của thân mình và của nòi giống” [11; tr.98]. Vì vậy khi bên cạnh Lan

Hương, Cảnh đã bắt đầu suy nghĩ về tất cả mọi việc và chàng sáng suốt nhận ra rằng:

Phải, nếu sống theo dục vọng thì có khác gì sống như con vật. Sự sống con người

phải cao hơn thế một bậc” [11; tr.98]. Giá như Cảnh cứ mãi sống bên cạnh Lan Hương

thì Cảnh đã có thể trở về con người bình thường trước đây, “một thiếu niên siêng năng, chăm chỉ, sống có điều độ và quy tắc” [11; tr.17]. Nhưng sau đó, Cảnh được biết Hảo,

một thiếu nữ diễm lệ với quan niệm sống cực đoan: “sống là giàu, mạnh và đẹp. Sống

là thắng, ở đời chỉ có những người giàu, mạnh và đẹp là đáng kể. Ngoài ra, coi như

không có gì nữa” [11; tr.198]. Cũng vì điều đó, Cảnh không chỉ tiếp tục quay lại sống

với những quan niệm sai lầm trước đây, mà chàng còn đắm chìm trong một thú vui

102

Có thể thấy hầu hết các nhân vật trong tiểu thuyết Băn khoăn đều là những

thanh niên trí thức, những người thuộc tầng lớp trưởng giả đều sống theo lối sống

hưởng thụ, ăn chơi sa đọa. Những thanh niên trẻ có một quan điểm sống tích cực hơn

như Oanh, Lan Hương, Tuyên thì lại rất ít. Cho nên, họ cứ loay hoay, không biết làm

thế nào, họ mất dần phương hướng giữa một xã hội mà phần đông người ta chỉ sống

cho mình, thỏa mãn những ham muốn, dục vọng của bản thân mà thôi. Như vậy, khi

đặt một quan điểm sống tích cực bên cạnh một quan điểm sống tiêu cực, Khái Hưng

không chỉ bộc lộ rõ nét những suy nghĩ, tính cách, hành động của các nhân vật, mà còn cho chúng ta thấy được sự mất phương hướng của đa số thanh niên trí thức trong thời

đại mà họ đang sống. Họ phân vân, lo nghĩ, tự chất vấn bản thân mình, chất vấn lẫn

nhau nhưng cuối cùng lại rơi vào cuộc sống hưởng thụ, trụy lạc. Qua đó, chúng tôi còn

nhận ra rằng: tiểu thuyết thời kỳ cuối của Khái Hưng không phải là những tác phẩm

đồi trụy như những nhận định đánh giá tác phẩm Khái Hưng trước đây. Chúng tôi

đồng ý với với nhận định của giáo sư Phan Cự Đệ, ông cho rằng: “Khách quan mà nói

thì Băn khoăn cũng phần nào phản ánh được tình trạng bế tắc khủng hoảng về tinh

thần của một bộ phận tiểu tư sản trí thức thành thị sống buông thả trong đam mê và khoái lạc. (…) những sinh viên không cần thi đỗ, những bác sĩ không cần khám bệnh,

Một phần của tài liệu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của khái hưng (Trang 97 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)