5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật
Chức năng của ngôn ngữ là giao tiếp và tư duy, cho nên ngôn ngữ là một trong
những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngôn ngữ không chỉ là
phương tiện để con người có thể giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau mà nó còn là
phương tiện để con người bộc lộ tư tưởng tình cảm, tính cách, bản chất của họ.
Ăngghen đã từng nói: “Ngôn ngữ là hiện tượng trực tiếp của tư tưởng”. Trong văn
học, ngôn ngữ càng giữ một vai trò quan trọng, vì ngôn ngữ góp phần thể hiện nội tâm,
tính cách của nhân vật trong tác phẩm. Do đó, để đặc tả tính cách quan điểm của mỗi
nhân vật, nhà văn không thể không miêu tả ngôn ngữ của nhân vật. Vì ngôn ngữ là
một công cụ đắc lực để nhà văn có thể khắc họa rõ nét về tâm tính của nhân vật, cũng
như cá biệt hóa nhân vật.
Như ngôn ngữ của nhân vật bà Án trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân cũng đã
thể hiện rõ bản chất giai cấp của nhân vật, một phụ nữ quý tộc quyền quý, nhưng đồng
thời cũng là một người phụ nữ cổ hủ, lạc hậu, bảo thủ. Là đại diện cho thế hệ cũ luôn
khắc sâu những hủ tục khắt khe lỗi thời, bà Án mở miệng ra là cứ luôn nói đến những
lễ nghi Nho giáo, trung hiếu tiết nghĩa. Bà thường nói: “Tôi đây hủ lậu, vẫn tưởng sự
quý giá nhất của ta là lễ nghi, là ngũ luân, ngũ thường, là tứ đức, tam tòng của đàn bà” [9; tr.248]. Hay “tôi đã thú thực với cô rằng tôi hủ lậu, nghĩa là tôi chỉ trọng có:
Lễ, nghĩa, trí, tín. Thí dụ như thằng Lộc con tôi, tôi đã hỏi con quan tuần cho nó rồi, đã có đủ các lễ dạm hỏi tử tế thì dẫu sao tôi cũng không thể thất tín được, không thể
bội ước được” [9; tr.248]. Trong cuộc hội kiến với Mai, bà Án đã rõ rõ quan điểm,
định kiến và thái độ kẻ cả, bề trên của một bậc mệnh phụ phu nhân uy quyền. Mẹ của
Lộc đã nói chuyện với Mai như là một quan bà đang lục vấn, bắt một người có tội
cung khai mọi điều: “Bẩm cha con đậu tú tài và đã mất rồi. Mẹ con cũng đã qua đời”
[9; tr.243]. Nhưng sau khi nghe câu trả lời của Mai, bà Án cười: “Thảo nào!” Hai chữ
“thảo nào” đi liền sau một tiếng cười khinh bỉ đó cũng đủ để đối phương hiểu rằng bà
ta đang coi thường phẩm giá của mình. Nhưng bà Án sợ Mai không hiểu, lại nói tiếp
luôn: “Con có cha như nhà có nóc. Cô là gái mà lại mồ côi cha mẹ thì tránh sao cho khỏi được sự lầm lỡ” [9; tr.243]. Có thể thấy, bà Án là một người cổ hủ, chỉ đánh giá
nhân phẩm đạo đức con người qua những lễ nghi cổ hủ. Bà cho rằng: những đứa con
gái mất cha mất mẹ đều là những đứa vô giáo dục, “không có phẩm hạnh” vì chẳng có
87
và gia thế, mà chẳng bao giờ bà bỏ thời gian tìm hiểu về nhân cách của Mai, một cô
gái đẹp nết đẹp người đáng quý. Thế nên, liền theo cái nhìn khinh bỉ về Mai, bà đã nói
rằng: “Đem chuyện mẹ con tôi nói với cô, tôi thực lấy làm ái ngại. Vì một là cô không
muốn hiểu, hai là cô không đáng nghe. Thằng Lộc nó muốn nói tốt cô với tôi đến đâu,
song tôi nhất định cho rằng. ở ngoài vòng lễ nghĩa, vượt hẳn quyền thúc bá thì dẫu sao người con gái không thể là người con gái đức hạnh được” [9; tr.244]. Bà Án đã tỏ
rõ quan điểm, cái nhìn của bà đối với Mai, một cô gái nghèo hèn không xứng đáng để
bà tiếp chuyện, càng không xứng để làm con dâu của bà. Trong thâm tâm của người
phụ nữ quý tộc này, Mai chỉ là một đứa con gái xấu xa, hèn hạ đang âm mưu làm hại
đời con trai bà mà thôi: “Thôi tôi hiểu rồi, cô chẳng yêu con tôi đâu. Chẳng qua cô
chỉ muốn làm bà lớn đấy thôi. Phải bà Tham, ít nữa lại bà Huyện… To lắm!” [9; tr.252].
Có thể thấy, qua ngôn ngữ của nhân vật, người đọc có thể nhận ra thái độ xem
thường, kẻ cả của bà Án đối với những kẻ kém xa bà về gia thế, địa vị. Một bà Án
luôn mang nặng trong tư tưởng những lễ giáo cổ hủ, bà luôn cho rằng Mai là một đứa
con gái vô học không xứng đáng làm dâu một gia đình danh giá như bà, vì hôn nhân là
phải môn đăng hộ đối, là tùy vào quyền cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Hơn nữa, với bà
Án những tập tục cổ hủ như đa thê, thừa tự luôn hằn sâu trong nếp nghĩ. Hai lần gặp
Mai là hai lần bà cho rằng việc đàn ông lấy lẽ là thường tình. Bà luận lí: “Làm trai lấy năm, lấy bảy” như “ông cha ta lấy vợ lẽ là thường chứ, có hề gì?” [9; tr.250]. Hai chữ
“thường chứ” chứng tỏ bà Án xem việc “đa thê” là chuyện bình thường như xưa nay
vốn có, không có gì phải suy nghĩ, bàn luận. Bà cho rằng: “Lấy lẽ cũng năm ba đường
lấy lẽ, lấy lẽ làm nàng hầu cũng có, lấy lẽ làm chị, làm em với vợ cả cũng có” [9; tr.363], rồi bà đưa ra cơ sở chứng minh: “Các đấng đế vương ngày xưa có đông cung
tây cung hoàn hậu thì sao! Nói hơn nữa, Dương quý phi có là bà hoàng hậu đâu, có là bà vua chính thất đâu?” [9; tr.364]. Như vây, qua việc miêu tả ngôn ngữ của nhân vật,
Khái Hưng đã phác họa nên một con người hoàn hảo đại diện cho những tập quán hủ
tục của lễ giáo phong kiến.
Bên cạnh việc miêu tả ngôn ngữ của nhân vật đại diện cho thế hệ cũ mang nặng
những giáo lý hẹp hòi, nhà văn còn miêu tả ngôn ngữ của các nhân vật khác như Lộc,
Mai, những con người đại diện cho những tư tưởng mới về hôn nhân và gia đình.
88
với quan niệm hôn nhân ép buộc trong tư tưởng của thế hệ cũ, Lộc cho rằng sự êm
thắm trong gia đình xưa chỉ là do sự “phục tòng” của người vợ, có bị áp chế đến đâu
thì người vợ cũng chẳng dám hé môi than vãn nửa lời. Đó chỉ là hạnh phúc thật sự, “theo lễ nghi, vợ phải phục tòng, chồng bảo sao nghe vậy, dẫu bị áp chế cũng không dám hé môi. Như thế thì làm gì mà chẳng êm thắm” [9; tr.222].
Đến khi, bà Án lo lắng cho việc không có cháu “nối dõi tông đường”, bà đã đề
nghị Lộc cưới vợ lẽ. Nhưng Lộc đã thẳng thắn chối từ. Chàng nói với mẹ: “Bẩm thời này, lấy vợ lẽ người ta cười cho” [9; tr.342]. Câu nói của Lộc đã chứng tỏ việc “đa thê” đã trở thành hủ tục lỗi thời trong suy nghĩ của những thanh niên trí thức Tây học. Cho nên, là một thanh niên thế hệ mới, Lộc không thể chấp nhận cưới thiếp và “người ta”, những người đồng thời sẽ “cười cho” hành động suy tôn cổ hủấy của chàng. Nhân vật Mai đã từng nói rằng: “Các bà vợ lẽ bao giờ cũng có hai đường: “Một là họ bị áp chế. Lúc đó, họ như một bọn nô lệ hèn hạ. Hai là họ áp chế, lấn át cả quyền vợ cả, lúc
đó thì họ trở nên hạng Đắc Kỷ, Bao Tự” [9; tr.364]. Có lẽ cũng chính vì thế, Mai đã từ
chối lời đề nghị làm vợ lẽ Lộc của bà Án với thái độ kiên quyết: “nhà con không có
mã đi lấy lẽ” [9; tr.249]. Và nàng đã tỏ rõ quan điểm của mình về hôn nhân gia đình: không gì sung sướng bằng một cuộc hôn nhân tự do, một gia đình “vợ một chồng một, yêu mến nhau, khi vui có nhau… khi buồn có nhau, khi hoạn nạn có nhau” [9; tr.364].
Mai đã khẳng định hạnh phúc gia đình thật sự khi gia đình mình chỉ có “vợ một chồng
một”, hai người yêu mến nhau, vui buồn, hoạn nạn có nhau chứ không phải là sự
“phục tòng, chồng bảo sao nghe vậy, dẫu bị áp chế cũng không dám hé môi”.
Hơn hết, trong ngôn ngữ của Mai, người đọc còn nhận ra sự mạnh mẽ, không
dễ khuất phục của nàng. Ngay từ đầu cuộc hội kiến, Mai đã hiểu rõ vị thế của mình so với bà Án. Bên cạnh đó là một cô gái được cha dạy dỗ lễ nghĩa, nhân đức ngay từ nhỏ,
cho nên Mai đã rất lễ phép trong cách xưng hô với mẹ của Lộc: “bẩm bà – con”.
Nhưng đến khi, bà Án đã quá lời xỉ nhục, chà đạp nhân phẩm của nàng, Mai đã chứng
tỏ mình không phải là đứa con gái lăng loàn vô học thức: “Bẩm bà lớn, xin bà xét lại cho con được nhờ, con có phải là người bậy bạ đâu, cha con cũng đỗ đạc, nhà con cũng đời đời theo Nho giáo” [9; tr.252]. Câu nói ấy của Mai như chứng tỏ với bà Án
rằng gia đình nàng cũng là gia đình danh giá. Vì cha nàng cũng từng đỗ đạc, nhà nàng
cũng đồi đời theo Nho giáo, có nghĩa là những nhân nghĩa đạo lý, tiết hạnh Mai đều
89
bà Án, Mai đã lạnh lùng đáp trả: “bẩm bà lớn, xin mạn phép bà lớn… bà lớn chỉ là một
người ích kỷ. Bà lớn theo Nho giáo, mà bà lớn không nhớ câu: Kỷ sở bất dục, vật thi ư
nhân” [9; tr.253]. Mai đã dùng những lễ nghĩa Nho giáo vừa để chứng minh nàng là
một cô gái có học thức, biết lễ nghĩa, vừa để đáp trả lại bà Án, con người hủ lậu mở
miệng là luân lý, giáo điều. Đồng thời cũng thể hiện Mai là người có lòng tự trọng,
biếtgìn giữ nhân phẩm của mình không để ai chà đạp, “thưa bà lớn, một lời đã hứa, thì bao giờ cũng phải giữ (…) Bà lớn cứ yên lòng. Trong năm điều nhân, nghĩa lễ trí tín
bà lớn viện ra ban nãy có hai điều tôi trọng nhất là nhân và tín. Bà lớn không lo tôi
thất tín” [9; tr. 254 - 255].
Có thể thấy, qua ngôn ngữ, chúng ta có thể phần nào đoán được tính cách của
người nói như thế nào. Qua ngôn ngữ giao tiếp sắc bén của bà Án, chúng ta cũng có
những thông tin đầy đủ hơn về nhân vật, một người phụ nữ khôn ngoan, biết tùy cơ
ứng biến trong từng trường hợp cụ thể, đồng thời cũng là một người phụ nữ lạnh lùng,
bảo thủ, tôn thờ những tư tưởng lạc hậu của lễ nghi phong kiến. Qua lời nói của Mai,
Lộc lại bộc lộ những suy nghĩ tiến bộ về hôn nhân và gia đình. Hơn hết, qua ngôn ngữ
giao tiếp của Mai, người đọc cũng nhận ra sự mạnh mẽ của nhân vật. Đây là một cô
gái có phẩm hạnh, biết trọng nghĩa nhân, biết giữ đạo lý.
Trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Khái Hưng còn hướng ngòi bút phê phán
đến bọn cường hào ở nông thôn xưa. Điển hình như nhân vật Hàn Thanh là một tên
cường hào háo sắc, dâm dục, một tên ác bá tham tàn, chuyên cậy quyền cậy thế áp bức
dân lành. Bản chất của ông Hàn càng thể hiện rõ hơn trong cuộc thỏa thuận mua bán nhà với Mai. Khi mới gặp Mai, Hàn Thanh đã lộ tính háo sắc của mình. Điều này thể
hiện rõ qua ngôn ngữ của nhân vật. Dù hơn Mai rất nhiều tuổi, nhưng ông Hàn bảo với
nàng rằng: “Đã bảo người ta là cụ mà! Gọi là ông… hay là anh cũng được”. Hắn dùng
lối nói ỡm ờ, “mèo vời chuột”, nói xa nói gần: “Vậy cả nhà lẫn đất ông lấy bao nhiều
tiền, cô lấy tôi… bao nhiêu tiền?” [9; tr.171-172] và lấy làm đắc chí với câu nói ấy. Vì
một câu nói như thế có thể khiến một cô gái ngây thơ như Mai sập bẫy. Thế nên, ông
ta cứ nhắc đi nhắc lại câu nói: “… cô lấy tôi… bao nhiêu tiền?”. Thật sự câu nói ấy
của Hàn Thanh ngụ ý rất nhiều, bởi ý ông ta rõ ràng là cô lấy tôi… bao nhiêu tiền?
“Lấy tôi” là chấp nhận làm vợ lẽ ông Hàn, “bao nhiêu tiền” có nghĩa là cái giá ông
90
bán một người phụ nữ chứ không phải là ngã giá mua bán nhà. Cụ thể hơn, Hàn Thanh
muốn mua Mai, một cô gái xinh đẹp về làm một cô tiểu thiếp thứ ba.
Hàn Thanh biết rõ Mai cần tiền. Và ông ta thì muốn chiếm đoạt Mai nên ông Hàn vừa dụ dỗ vừa dọa nạt để có thể đạt được mục đich. Ông đưa ra những sự tốt đẹp
khi Mai chấp nhận đề nghị của ông:“Lấy tôi, tôi cho nghìn bạc làm vốn, lại có ruộng vườn, mà vừa được ở nhà cửa như xưa, sung sướng biết bao” [9; tr.173]. Đồng thời,
tên cường hào háo sắc này cũng đe dọa Mai rằng:“nhà cô, mà tôi đã không mua thì tôi
đố đứa nào ở vùng này dám mua nổi. Không những thế còn khốn khổ cực nhục với tôi
nữa” [9; tr.175]. Dĩ nhiên, với Hàn Thanh, một người vừa giàu có, vừa có thế lực thì
đó không chỉ là một lời đe dọa suông. Nó có thể thành sự thật bất cứ lúc nào, nếu Mai
từ chối hắn. Như vậy, qua ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật, người đọc có thể nhận ra
được bản chất háo sắc, tham tàn vô lại của một ông Hàn ở nông thôn trong xã hội cũ.
Có thể thấy, qua ngôn ngữ giao tiếp, nhân vật có thể bộc lộ rõ tính cách, quan
điểm của mình. Trong tiểu thuyết Đời mưa gió, cuộc đối thoại giữa Tuyết và Chương
đã thể hiện được quan điểm về tình yêu của hai nhân vật. Khi Tuyết thấy Chương sầu
não, mong mỏi nhớ nhung mình, Tuyết đã cho là Chương “gàn”: “Anh đừng giận chứ,
anh gàn lắm!”,“yêu thì cứ nói là yêu, bao giờ chán thì thôi. Việc gì mà phải chờ đợi,
mong mỏi sầu não như một vị hôn thê thế?” [18; tr.210]. Tuyết là một cô gái giang hồ
yêu thích cuộc sống trụy lạc của đời mưa gió, nên đối với nàng chẳng bao giờ có khái
niệm tình yêu thủy chung, chân thật. Chính Tuyết đã nói với Chương quan điểm của
mình về tình yêu: “Thế ái tình là gì? Thưa anh, nếu chẳng phải là sự gặp gỡ của hai
xác thịt?” [18; tr.210]. Có thể nhận ra, Tuyết chỉ xem tình yêu như là một thú vui “bao giờ chán thì thôi”, thì dừng lại, chấm dứt cuộc chơi và Tuyết sẽ đi tìm một thú vui của
một tình yêu mới. Qua câu nói của Tuyết, có thể thấy khái niệm tình yêu trong suy
nghĩ của Tuyết chỉ là “sự gặp gỡ của xác thịt”. Tình yêu đối với nàng không phải là
“sự gặp gỡ của hai tâm hồn”, không phải là ái tình thiêng liêng gắn kết giữa hai con
người mà chỉ là “một thứ ái tình: ái tình xác thịt”. Chỉ một đoạn hội thoại ngắn trao
đổi thế nào về tình yêu của hai nhân vật chính, người đọc có thể nhận ra sự đối nghịch
nhau trong tư tưởng của Chương và Tuyết. Đồng thời cũng hiểu rõ, Tuyết là một cô
gái có lối sống buông thả, đam mê trụy lạc. Vì đối với những cô gái bình thường đều
khao khát ước mơ có một ái tình chân thật, một tình yêu thủy chung, trọn vẹn. Tình
91
sống gia đình. Một cuộc sống gia đình đơn sơ, giản dị, hạnh phúc. Còn với Tuyết,
nàng đã xem ái tình như là một phương tiện để thỏa mãn như đam mê thể xác, “tình
yêu là sự gặp gỡ của xác thịt”, thì không thể nào sống một đời gắn bó, thủy chung với
bất kỳ ai, kể cả một người đàn ông tốt có thể bỏ qua quá khứ của nàng mà yêu nàng
thành thực, như Chương.
Như vậy ở mỗi loại nhân vật sẽ có ngôn ngữ đối thoại riêng biệt. Và qua những