Béo Fulton và Clark

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá phèn vàng (polynemus paradiseus linnaeus, 1758) (Trang 29)

Ðộ béo Fulton (F) và Ðộ béo Clark (C) được tính toán lần lượt theo 2 công thức như sau:

F = Wt x 100/Lo3 C = Wo x 100/Lo3

Trong đó: Wt: Khối lượng thân cá có nội quan (g)

Wo : Khối lượng thân cá không có nội quan (g) Lo : Chiều dài chuẩn (cm)

3.2.3.4 Hệ số thành thục (GSI – Gonado Somatic Index)

Hệ số thành thục (HSTT) của cá Phèn vàng được xác định qua từng tháng thu mẫu. Đây là một trong những chỉ số phản ánh mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) và được tính theo công thức sau:

GSI (%) = Wg x 100/ Wt

Trong đó: Wg: Khối lượng tuyến sinh dục (g) Wt: Khối lượng toàn thân cá (g) 3.2.3.5 Quá trình phát triển của tuyến sinh dục

Quá trình phát triển qua các giai đoạn của tuyến sinh dục cá Phèn vàng được xác định dựa vào việc quan sát hình dạng ngoài, kích cỡ và màu sắc của tuyến sinh dục theo bậc thang thành thục 6 giai đoạn của Nikolsky (1963) và Pravdin (1973). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về mô học tuyến sinh dục ca Phèn vàng của Phan Thị Pha (2013) cũng được tham khảo.

3.2.3.6 Sức sinh sản

Sức sinh sản tuyệt đối (F – Fecundity): (trứng/cá thể cái)

Mẫu trứng của phần đầu, giữa và sau của buồng trứng cá Phèn vàng phát triển đến giai đoạn IV được cắt ra, cân khối lượng mẫu và cho vào dung dịch Gilson ngâm để các hạt trứng tách rời nhau. Sau đó, đếm tất cả các hạt trứng và tính toán theo công thức sau (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004):

nG g F =

22

Trong đó: G: là khối lượng buồng trứng (g)

g : Khối lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g) n: số trứng của mẫu đếm được

Sức sinh sản tương đối ( RF – Relative Fecundity): (trứng/kg cá cái)

3.2.3.7 Đường kính trứng

Trứng ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối buồng trứng của 10 mẫu cá ở giai đoạn III và IV được lấy ra và cố định trong dung dịch Gilson. Sau đó, trứng được đo với số lượng là 30 hạt trên 1 mẫu cá. Đường kính trứng được xác định bằng trắc vi thị kính.

3.2.3.8 Mùa vụ sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá được xác định dựa trên sự biến động độ béo, hệ số thành thục của các mẫu cá Phèn vàng qua các tháng kết hợp với thời gian xuất hiện cá con trên tuyến sông Hậu.

3.3. Xử lý số liệu

Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và biểu đồ được tính toán và vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel.

F

Khối lượng thân RF =

23

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Phân biệt giới tính và kích cỡ thành thục

Phân biệt giới tính

Xác định đực – cái ở loài cá Phèn vàng nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài cơ thể cá thì rất khó, đặc biệt là đối với các cá thể chưa thành thục. Để phân biệt chính xác, phương pháp thông thường dùng là kết hợp giải phẩu để quan xác hình thái tuyến sinh dục.

Hình 4.1: Hình dạng ngoài của cá Phèn vàng đực (A) và cá Phèn vàng cái (B)

Buồng tinh của cá Phèn vàng có dạng dẹp, màu trắng sữa và thuộc dạng không phân thuỳ. Buồng trứng có dạng hình ống, màu hồng nhạt đến vàng nhạt. Ở cá thể thành thục (từ giai đoạn III) thì cá cái có bụng to, mềm. Khi cá thành thục đạt đến giai đoạn IV, lổ sinh dục to, vuốt nhẹ bụng cá cái có trứng chảy ra. Cơ thể cá đực thon dài, những cá thể có tuyến sinh dục phát triển đến giai đoạn IV lỗ niệu – sinh dục nhỏ, vuốt nhẹ bụng cá có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra.

Kích cỡ cá thành thục sinh dục

Kết quả khảo sát mẫu thu (n = 1295) qua 12 tháng cho thấy, khối lượng cá dao động từ 8,3 – 190,7 g/con tương ứng với chiều dài chuẩn 6,4 – 21,6 cm. Khối lượng cá cái dao động từ 8,3 – 190,7 g/con (Ls = 7,8 – 21,6 cm) và khối lượng cá đực từ 10,5 – 112,9 g/con (Ls = 8,7 – 18 cm). Qua đó, xác định được kích cỡ thành thục của cá Phèn Vàng cái là 16 g/con (Lt = 14,2 cm, Ls = 10,3 cm) và cá Phèn vàng đực có kích thước thành thục là 14,4 g/con (Lt = 14,2 cm, Ls = 10,1 cm). Theo nghiên cứu của Gupta (1967) ở Ấn Độ thì kích thước và khối lượng thân cá thành thục lần đầu tiên trong đời của cá đực nhỏ hơn cá cái. Tương tự, Mukhopadhyay et al. (1995) cũng nhận thấy kích thước thành thục lần đầu tiên của cá Phèn vàng đực là 110 mm còn cá Phèn vàng cái là 120 mm.

24

4.2 Tỉ lệ đực – cái

Sự biến động tỉ lệ đực – cái là một trong những chỉ tiêu cần thiết dùng để dự đoán khả năng phát triển quần đàn của cá ngoài tự nhiên. Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số 1295 mẫu cá thu được thì cá đực chiếm 32,3 % và cá cái chiếm 67,7 %. Tỉ lệ đực/cái trong quần đàn cá là vào khoảng 1/2,1. Kết quả nghiên cứu của Jones và Menon (1953) thì lại khác, tỉ lệ đực/cái chỉ là 1/1. Theo Hook và Line thì cá cái chỉ chiếm 2 – 5 % tổng số cá thể trong quần đàn, còn lại là cá đực.

Biến động tỉ lệ đực – cái qua các tháng thu mẫu trong năm được thể hiện qua Hình 4.2: 0 20 40 60 80 100 120 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng % % cái % đực

Hình 4.2: Biến động tỉ lệ đực/cái của cá Phèn vàng 4.3 Độ béo Fulton và Clark

Trong quá trình phát triển của cá, khi cá đã tích luỹ đầy đủ vật chất dinh dưỡng thì hoạt động trao đổi chất của cá sẽ chuyển sang một trạng thái hoạt động khác, tức là có sự chuyển hoá vật chất dinh dưỡng đã tích luỹ trong cơ thể thành sản phẩm mới. Độ béo Fulton và độ béo Clark của cá Phèn vàng có sự biến động không lớn qua các tháng thu mẫu trong năm.

25 1,00 1,20 1,40 1,60 1,80 2,00 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng Đ b éo (% ) F CL

Hình 4.3: Biến động độ béo Fulton và Clark của cá Phèn vàng qua các tháng

Độ béo Fulton dao động từ 1,55 – 1,71 % và độ béo Clark ở khoảng 1,46 – 1,62 (Hình 4.3). Kết quả khảo sát cho thấy, độ béo Fulton (F) tăng cao ở một vài tháng trong năm như tháng 2 (1,71 ± 0,13), tháng 4 (1,69 ± 0,14) đến tháng 6 (1,71 ± 0,15) và độ béo đạt giá trị cao trở lại vào tháng 10 (1,71 ± 0,71). Ở những tháng thấp còn lại như tháng 3 (1,60 ± 0,11), tháng 7 (1,65 + 0,11), tháng 8 (1,64 ± 0,10), tháng 11 (1,63 ± 0,14) và độ béo đạt giá trị thấp nhất vào tháng 12 ( 1,55 ± 0,16). Tương tự như thế, độ béo Clark tăng cao vào tháng 1 (1,59 ± 0,11), giảm thấp vào tháng 3 (1,51 ± 0,1). Sau đó, độ béo Clark bắt đầu tang trở lại từ tháng 4 (1,58 ± 0,13) đến tháng 6 (1,62 ± 0,14). Độ béo Clark giảm thấp từ tháng 7 (1,56 ± 0,15), đến tháng 9 (1,59 ± 0,1) độ béo Clark tăng trở lại và đạt giá trị cao vào tháng 10 (1,61 ± 0,1). Kết quả trên cho thấy khoảng tháng 1 – 3 có thể là thời gian cá đang tích luỹ vật chất dinh dưỡng ở các cơ quan trong cơ thể để tạo ra sản phẩm sinh dục chuẩn bị cho mùa sinh sản sắp tới. Vào tháng 3 độ béo của cá giảm thấp có lẽ do sau khi cá chuyển vật chất dinh dưỡng dữ trữ trong cơ thể cho tuyến sinh dục để tạo ra các sản phẩm sinh dục. Cá có khả năng tự điều chỉnh cường độ dinh dưỡng cho phù hợp với các hoạt động sống của cơ thể, nhất là các hoạt động có liên quan đến sinh sản của cá. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009), cường độ dinh dưỡng của cá sẽ giảm thấp khi tuyến sinh dục cá đạt đến giai đoạn thành thục. Đến tháng 6 độ béo của cá lại tăng cao, ngược lại hệ

26

số thành thục của cá Phèn vàng bắt đầu giảm thấp. Điều này cho thấy, sau thời gian tập trung phần lớn vật chất từ thức ăn và dinh dưỡng tích luỹ trong cơ thể cho quá trình thành thục và hoạt động sinh sản, cá phải tăng cường độ dinh dưỡng nhằm bảo đảm các hoạt động sống của cơ thể và tích luỹ ở các cơ quan (gan và cơ) nhằm chuẩn bị cho lần sinh sản ở thời gian kế tiếp. Theo Dương Tuấn (1981) trong quá trình thành thục sinh dục của cá, vật chất dinh dưỡng được huy động để tạo thành sản phẩm sinh dục ngày càng tăng mạnh, những vật chất dinh dưỡng này được lấy chủ yếu từ cơ và gan. Như vậy, vào thời điểm độ béo (F và CL) đạt giá trị cao nhất chứng tỏ các vật chất dinh dưỡng tích luỹ đã có sự chuyển hoá thành các sản phẩm sinh dục. Bắt đầu giảm ở các tháng tiếp theo, trong thời gian này tuyến sinh dục của cá phát triển nhanh, các vật chất dinh dưỡng dữ trữ đã được chuyển qua cho các tế bào sinh dục nên độ béo cũng giảm theo.

4.4 Hệ số thành thục (GSI)

Hệ số thành thục của cá Phèn vàng biến động khá lớn qua các tháng trong năm. Hệ số thành thục của cá đực dao động trong khoảng 0,07 – 0,21, giá trị này tăng cao vào tháng 3 (0.17 ± 0,09), tháng 10 (0,18 ± 0,06) và giảm thấp vào tháng 12 (0,07 ± 0,02) và tháng 1 (0,10 ± 0,07) (Hình 4.4). 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tháng H s t h à n h t h c ( % ) GSI cá cái GSI cá đực

Hình 4.4: Biến động hệ số thành thục của cá Phèn vàng qua các tháng

Ở cá cái, hệ số thành thục biến động trong khoảng 0,21 – 4,47, đạt giá trị cao vào tháng 2 (4,47 ± 2,30), tháng 4 (3,53 ± 2,88), tháng 11 (3.85 ± 3,09) và giảm thấp vào tháng 7 (0,21 ± 0,23), tháng 8 (0,30 ± 0,57) (Hình 4.4). Theo

27

Lê Quốc Việt (2012), cá đối đất (Liza subviridis) hệ số thành thục tăng cao vào các tháng 3 (5,85 %) sau đó giảm thấp vào tháng 4 (1,04 %) và tăng cao trở lại vào tháng 9 (2,23 %). Sự biến động trên cũng cho thấy sau khi tham gia sinh sản, phần lớn các sản phẩm sinh dục (giai đoạn IV, V) được phóng thích ra ngoài môi trường nên tuyến sinh dục sẽ giảm nhanh về kích cỡ và khối lượng vì thế hệ số thành thục cũng sẽ giảm theo nhanh chóng. Vì thế, hệ số thành thục là một trong những chỉ tiêu quan trọng để nhận biết mức độ chín mùi các sản phẩm sinh dục của cá.

4.5 Quá trình phát triển của tuyến sinh dục

Hình dạng ngoài của buồng trứng qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn I: Chỉ gặp ở những cá thể chưa thành thục sinh dục. Buồng trứng là hai sợi dài, nhỏ, màu trắng trong, nằm sát sống lưng. Trên bề mặt buồng trứng chưa có sự phân bố của mạch máu (Hình 4.5).

Giai đoạn II: Buồng trứng phát triển hơn về kích thước so với giai đoạn I, phần đầu buồng trứng phình to hơn có màu hồng nhạt đến đỏ, có các mạch máu phát triển trên bề mặt của buồng trứng. Mắt thường không thể quan sát thấy các hạt trứng riêng biệt, dùng kính lúp hoặc kính hiển vi có thể nhìn thấy được các hạt trứng (Hình 4.5).

Giai đoạn III: Gặp ở những cá thể đã thành thục sinh dục. Ở giai đoạn này, buồng trứng cá tăng nhanh về kích thước so với hai giai đoạn trước do tế bào trứng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng chất dinh dưỡng và chuyển màu vàng nhạt. Các mạch máu rất phát triển phân bố khắp bề mặt buồng trứng. Có thể nhìn thấy các tế bào trứng bằng mắt thường nhưng rất khó tách rời các tế bào trứng ra khỏi tấm trứng do chúng gắn với nhau rất chặt chẻ (Hình 4.5).

Giai đoạn IV: Buồng trứng đạt kích cỡ lớn nhất, chiếm khoảng 2/3 chiều dài xoang bụng. Màng liên kết bao bên ngoài buồng trứng mỏng, . Buồng trứng hơi mềm do các hạt trứng đã tách rời tấm trứng, có màu vàng nhạt. Mạch máu phát triển kém nhiều (Hình 4.5).

Giai đoạn V: Không thu được mẫu

Giai đoạn VI: Sau khi sinh sản buồng trứng cá trở nên mềm nhão, màng buồng trứng dày lên, kích cỡ buồng trứng giảm xuống. Trong buồng trứng còn soát lại một số trứng cùng với các tế bào trứng dự trữ (Hình 4.5).

28

Hình 4.5: Hình dạng ngoài của buồng trứng cá Phèn vàng ở các giai đoạn phát triển

Hình dạng ngoài của buồng tinh qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn I: Buồng tinh rất nhỏ như hai sợ chỉ, có màu trắng hồng nằm sát bên dưới xương sống (Hình 4.6).

Giai đoạn II: Buồng tinh là hai dãy dẹp, có màu trắng đục, kích thước phát triển hơn so với giai đoạn I. Buồng tinh chủ yếu là tinh bào, tinh tử và một số tinh nguyên bào (Hình 4.6).

Giai đoạn III: Buồng tinh có màu trắng đục. Kích thước phát triển nhanh so với các giai đoạn trước (Hình 4.6).

Giai đoạn IV: Buồng tinh có màu trắng sữa. Kích thước đạt lớn nhất, bên trong buồng tinh chứa các tinh tử và tinh trùng. Cắt ngang buồng tinh thì mép cắt không phẳng, trên dao có dính tinh dịch (Hình 4.6).

GĐ I GĐ II

GĐ III

GĐ IV

GĐ VI GĐ I

29

Giai đoạn V: Không thu được mẫu.

Giai đoạn VI: Sau khi tham gia sinh sản, buồng tinh trở nên mềm nhão. Ngoài tinh trùng đã chín và bào nang trong ống dẫn tinh còn các tế bào sinh dục ở các phase khác nhau.

Hình 4.6: Hình dạng ngoài của buồng tinh cá Phèn vàng ở các giai đoạn phát triển

4.6 Sức sinh sản

Sức sinh sản tuyệt đối (SSS tuyệt đối) của cá Phèn vàng lớn ở khoảng 23.765 ±

10.545 (trứng/cá thể) . Sức sinh sản tương đối (SSS tương đối) là 218.239 ±

75.926 (trứng/kg cá). Sức sinh sản của cá có sự biến động lớn giữa các nhóm kích thước cá (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Sức sinh sản của cá Phèn vàng ở các kích cỡ khác nhau Nhóm khối lƣợng (gr) Khối lƣợng thân cá (g) SSS tuyệt đối (trứng/cá thể) SSS tƣơng đối (trứng/kg cá) < 100 85,4 ± 12,1 17.179 ± 5.727 206.803 ± 78.327 100 -130 112,0 ± 7,5 25.016 ± 9.681 223.999 ± 87.807 > 130 150 ± 15,8 37.062 ± 7.783 246.250 ± 39.621 GĐ I GĐ II GĐ IV GĐ III

30

Kích thước mẫu cá Phèn vàng thu được có tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn IV có khối lượng thân ở khoảng Wt = 57,2 – 171,9 g (Ls = 14,4 – 21,4 cm). Sức sinh sản tuyệt đối của các mẫu cá biến động trong khoảng 14.626 – 40.774 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối ở khoảng 237.198 – 255.699 trứng/kg cá. Bảng 4.1 cho thấy sức sinh sản của cá Phèn vàng phân bố trên tuyến sông Hậu có xu hướng tăng tỉ lệ thuận theo khối lượng thân cá.

4.7 Đƣờng kính trứng

Cá Phèn vàng thuộc nhóm cá có trứng nhỏ. Những mẫu cá có buồng trứng phát triển đến giai đoạn III thì đường kính trứng trung bình là 0,48 ± 0,04 mm. Đến giai đoạn IV, là giai đoạn trứng đạt kích cỡ lớn nhất, đường kính trứng trung bình ở khoảng 0,69 ± 0,05 mm. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Jones và Menon (1953), đường kính trứng ở giai đoạn chín mùi sinh dục (cuối giai đoạn IV) là vào khoảng 0,7 mm, trong đó đường kính của giọt dầu trong trứng là 0,4 mm. Sự biến động đường kính trứng còn có mối tương quan với kích cỡ cá cái đã thành thục (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Biến động đƣờng kính trứng theo kích cỡ của cá Phèn vàng ở giai đoạn IV Nhóm khối lƣợng (g) Khối lƣợng thân cá (g) Khối lƣợng buồng trứng (g) Đƣờng kính trứng (mm) < 100 85,4 ± 12,1 8,9 ± 4,3 0,67 ± 0,04 100 – 130 112,0 ± 7,5 8,7 ± 4,0 0,68 ± 0,04 > 130 150 ± 15,8 16,1 ± 4,6 0,72 ± 0,06

Cùng phát triển đến giai đoạn VI nhưng đường kính trứng cá Phèn vàng ở các kích cỡ khác nhau thì khác nhau, ở nhóm cá có khối lượng Wt < 100 g thì đường kính trứng ở khoảng 0,67 ± 0,04 và nhóm cá có khối lượng Wt > 130 g thì đường kính trứng khoảng 0,72 ± 0,06. Theo Lưu Thị Dung và Phạm Quốc Hùng (2005, trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2012) kích thước trứng phụ thuộc vào kích cở cá cái, cá mới đẻ lần đầu kích thước nhỏ nên kích thước trứng cũng nhỏ hơn những lần đẻ sau.

31

4.8 Mùa vụ sinh sản

Hệ số thành thục của cá Phèn vàng biến động rõ qua các tháng, giá trị của hệ số này tăng cao vào tháng 2 (4,47 ± 2,30), đến tháng 3 (1,30 ± 2,26) thì giảm thấp. Đến tháng 4 (3,53 ± 2,88) tăng cao, giảm thấp ở tháng 6 (1,08 ± 2,33) và tăng cao trở lại ở tháng 11 (3.85 ± 3,09). Từ tháng 3 – 6 và tháng 11 – 12 cá Phèn vàng con xuất hiện nhiều trên tuyến sông Hậu ở Tp Cần Thơ và Đại Ngãi, thu được nhiều vào cá con vào thời điểm này, kích cỡ cá Phèn vàng con nhỏ nhất thu được là 0,0136 g (Ls = 1,1 mm). Kết quả này cũng phù hợp với những thông tin từ ngư dân thường xuyên đánh bắt cá dọc theo tuyến sông Hậu là cá

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá phèn vàng (polynemus paradiseus linnaeus, 1758) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)