5. Kết cấu đề tài
3.1.2. Định hướng phát triển
Về nơi trồng điều, do điều là loại cây dễ trồng, không có đòi hỏi cao về điều kiện dinh dưỡng, đất đai như các loại cây khác, nên khuyến khích trồng ở những vùng đất xấu, nơi những loại cây khác không thể phát triển nhưng lại phù hợp với cây điều. Chi phí trồng điều thấp nên đề án cũng khuyến khích những người nông dân nghèo trồng điều để cải thiện đời sống đồng thời giúp phát triển ngành điều, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Phát triển diện tích điều trên những địa bàn có điều kiện, nhất là các vùng đất xám ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải nam Trung Bộ; tập trung thâm canh và thay thế giống điều cũ bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến theo hướng hiện đại hoá, chế biến sâu để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.
Về các cơ sở chế biến, cần xây dựng các cơ sở chế biến đủ năng suất chế biến toàn bộ hạt điều thô thành nhân điều, tiến tới đa dạng hoá sản phẩm và tổng hợp lợi dụng các sản phẩm phụ của điều.
Về sản phẩm điều dành cho xuất khẩu, chúng ta cần tiến tới đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài sản phẩm là nhân điều xuất khẩu còn xuất khẩu thêm dầu vỏ hạt điều và nước quả ép từ quả điều.
Mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích điều thu hoạch phải đạt 333.000 ha, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, tổng sản lượng hạt điều đạt 666.000 tấn (tăng 166.000 tấn so với năm 2010), tổng sản lượng nhân hạt điều đã qua chế biến là 195.000 tấn (trong đó xuất khẩu đạt 175.000 tấn)… Từ đó, nâng tổng kim ngạch
xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ điều đến năm 2020 lên 820 - 850 triệu USD/năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra chỉ tiêu phát triển ngành điều đến năm 2010, sẽ tăng diện tích trồng điều lên 450.000 ha (năm 2005 là 350.000 ha). Bộ Nông nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn cho phép nhập khẩu 125.000 tấn điều thô, nhằm cung cấp cho các nhà máy chế biến dành cho xuất khẩu và sẽ sản xuất 50.000 tấn.
Ngày 24/08/2007, Bộ NN và PT Nông thôn, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 39 /2007/QĐ-BNN về Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020; theo đó Bộ đặt ra các mục tiêu chủ yếu sau:
Phấn đấu đến năm 2010 đạt:
+ Diện tích 450.000 ha
+ Diện tích cho thu hoạch: 360.000 ha + Năng suất bình quân 1,4 tấn/ha + Sản lượng điều thô 500.000 tấn
+ Sản lượng nhân điều xuất khẩu: 140.000 tấn + Kim ngạch xuất khẩu: 670 triệu USD
Định hướng đến năm 2020:
+ Diện tích trồng điều ổn định khoảng 400.000 ha + Kim ngạch xuầt khẩu: 820 triệu USD
Năm 2005, nhiều chỉ tiêu của ngành điều đạt kết quả gần với kế hoạch năm 2010 như: sản lượng điều thô 370.000 tấn, vượt kế hoạch năm 2005 là 160,9% và đạt 74% kế hoạch năm 2010, điều nhân đạt 95.000 tấn (vượt 211% kế hoạch năm 2005 và 95% kế hoạch năm 2010. Riêng kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD (kế hoạch năm 2010) đã đạt từ năm 2004.
Do đó các chỉ tiêu chủ yếu đều được điều chỉnh tăng lên, năng suất 1,5 đến 2 tấn/ha, sản lượng điều thô trên 700.000 tấn, điều nhân chế biến 170.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 700.000 triệu USD.
Tuy nhiên từ bài học cây cà phê phát triển tràn lan, nên dù thị trường còn lớn, hàng năm phải nhập khẩu thêm vài chục ngàn tấn điều thô, nhưng nước ta không điều chỉnh tăng diện tích cây điều, chỉ ở mức 450.000 đến 500.000 ha vào năm 2010 như kế hoạch.
Ngoài ra ngành điều cần đầu tư, kể cả nhập thiết bị chế biến sản phẩm sau dầu điều như: bột ma sát, sơn vecni cao cấp cho cách điện, cách nhiệt… phục vụ công nghiệp điện, ôtô, dầu khí, đóng tàu, đa dạng hóa sản phẩm hạt điều, nâng cao giá trị sử dụng gỗ, trái điều.
Chính phủ cũng đã đồng ý với phương án tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng cho công tác cải tạo giống giai đoạn 2006 – 2010 tương tự nguồn vốn dành cho chương trình giai đoạn 2001 – 2005.
Hiện 95% sản lượng điều dành cho xuất khẩu vì vậy đảm bảo ít nhất 5% thị phần vào năm 2010, 10% thị phần năm 2015 và 20% thị phần năm 2020. Mục tiêu đến năm 2015, mức tiêu thụ thị trường nội địa phải chiếm 10-20%. Nếu các doanh nghiệp chỉ vì cái lợi trước mắt mà nhập khẩu điều thô, không đầu tư vào vùng nguyên liệu thì về lâu dài việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài sẽ xảy ra. Và nếu nghịch lý này diễn ra thì vị thế nước xuất khẩu điều số 1 thế giới của Việt Nam sẽ bị lung lay mà tiềm năng và lợi thế phát triển vùng chuyên canh điều vẫn bị bỏ ngỏ, người nông dân không thể thoát nghèo. Vì vậy, để cứu vãn ngành điều, sự thay đổi trong suy nghĩ và cách thức làm ăn của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Nhiều doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu điều Việt Nam đã kiến nghị: Cần phải tăng cường hơn nữa việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến – xuất khẩu điều. Nỗ lực đến năm 2015, phải có 20% số nhà máy và năm 2020, có 50% số nhà máy chế biến – xuất khẩu điều đạt các tiêu chuẩn ISO, HACCP và
RFC; đồng thời, cởi bỏ thuế nhập khẩu điều thô. Đây là những chuẩn mực và điều kiện để hạt điều VN đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sau 15 năm phát triển, hạt điều chế biến Việt Nam vươn lên vị trí số 1 thế giới. Để hướng tới các mục tiêu đề ra vào năm 2010, Hiệp hội Điều Việt Nam sẽ tích cực nâng cao vai trò hoạt động hơn nữa để tháo gỡ các vướng mắc về vùng nguyên liệu cũng như nguồn lao động, đưa ngành điều có bước phát triển bền vững trong tương lai.