Nguyên nhân của những thành công và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu điều ở

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam" pdf (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3. Nguyên nhân của những thành công và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu điều ở

khẩu điều ở nước ta

Nguyên nhân của những thành công:

Sở dĩ ngành điều nước ta đạt được những thành công nói trên là do nhiều yếu tố tác động, trong đó có thể kể đến một số yếu tố sau:

Thứ nhất là cầu thị trường điều trong những năm gần đây tăng mạnh, trong khi lượng cung lại có hạn làm cho giá hạt điều tăng. Đó là cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh, sản xuất và chế biến điều xuất khẩu ở nước ta.

Thứ hai là điều kiện tự nhiên ở Việt Nam mà đặc biệt là ở các vùng từ Quảng Nam trở vào rất thích hợp với cây điều. Trong thời gian qua, chúng ta đã biết khai thác lợi thế này để kịp thời chớp lấy cơ hội tốt để phát triển sản xuất - xuất khẩu điều.

Thứ ba là Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp có tác động khuyến khích phát triển, chế biến điều, trong đó đã đề ra phương hướng, mục tiêu và đặc biệt là quy hoạch phát triển cây điều. Như vậy, có thể nói rằng lợi thế lớn nhất của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều hiện nay chính là việc cây điều đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch trong chính sách phân bổ diện tích đất nông nghiệp cho các địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ tư là ngành điều đã sớm tiếp thu có chọn lọc kỹ thuật và kinh nghiệm các nước vào điều kiện thực tế nước ta để tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu có hiệu quả.

Những nhân tố trên đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu điều phát triển nhanh, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước…

Nguyên nhân của những tồn tại:

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết nguyên nhân sụt giảm diện tích là do giá vật tư nông nghiệp những năm gần đây tăng cao

trong khi giá mua hạt điều lại giảm xuống khá thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị lỗ nặng. Theo tính toán của Hội Nông dân Bình Phước (địa phương có đến 47% sản luợng điều cả nước) thì năng suất điều bình quân hiện chỉ đạt khoảng 1 tấn/héc ta, giá bán điều thô tại vuờn của nông dân chỉ vào khoảng 6.800-7.000 đồng/kg, chỉ bằng chi phí đầu tư nên người nông dân hầu như không thu lợi được gì từ vuờn điều. Một nguyên nhân nữa là năm nay thời tiết lạnh hơn kèm theo nhiều sương muối làm cho làm cho cây điều khó ra hoa kết trái và sâu bệnh phát triển nhiều, ảnh hưởng lớn đến năng suất. Do từ những tháng đầu năm 2009, những đợt mưa trái mùa đã làm cho trên 100.000 ha cây điều ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh… bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất (bình quân chỉ từ 200 đến 500 kg trái/ha) là cho sản lượng điều thô năm nay dự kiến sẽ sụt giảm nhiều so với các năm trước.

Xuất khẩu nhân điều tuy có tăng về số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu; nhưng trong 2 năm qua (2007 và 2008) đã để xảy ra khá nhiều tranh chấp thương mại do phía doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện đúng hợp đồng giao hàng như: Giao hàng chậm, huỷ hợp đồng với nước ngoài do giá nguyên liệu tăng, hay khi giá nhân điều xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp không giao hàng, vì sợ lỗ vốn...Đây là những vi phạm thương mại không đáng có, mà nguyên nhân chủ yếu là do tính dự báo hiện trạng thị trường không chính xác, cũng như năng lực quản lý quá kém của các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn tới những thua thiệt trên. Tổ chức chế biến của ngành điều cũng hết sức manh mún và tự phát, năng suất lao động còn thấp, sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Toàn quốc có 203 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, nhưng hầu hết quy mô nhỏ, kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD trở lên chỉ có 38 doanh nghiệp.

Hầu hết các doanh nghiệp ngành điều còn non yếu về trình độ sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp này quy mô còn nhỏ, yếu kém cả về quản lý và công nghệ, chúng ta vẫn chưa tạo đủ cơ chế, biện pháp cần thiết để kích thích các doanh nghiệp gắn sự tồn tại của mình với việc sản xuất, kinh doanh, với khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Song có lẽ nhược điểm lớn nhất vẫn là

trình độ non yếu của đội ngũ cán bộ sản xuất cũng như xuất nhập khẩu. Hầu hết các cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu còn thiếu kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ yếu, kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật kinh doanh và tình hình thị trường thế giới không cập nhật.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA NƯỚC TA

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp "Hoạt động xuất khẩu điều của Việt Nam" pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w