- Trong đó
6. Công nợ quá hạn thanh toán
035. 100
Số tiền công nợ cuối kỳ viết bằng chữ:
Bốn trăn mười chính triệu không trăm ba lăm nghìn một trăm đồng chẵn.
Trân trọng cảm ơn! X ác nh ận củ a kh ác h hà ng (K ý, họ tê n) P ( K ( K (
Hiện tại Công ty không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Thực hiện thống kê các khoản nợ quá hạn phải thu có được bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng thống kê các khoản phải thu quá hạn trên 6 tháng tính đến 31/12/2011 Mã khách hàng Tên khách hàng Số tiền nợ Thời gian quá hạn (ngày)
AVA Nhà máy nước khoáng Ava 38.282.510 254
BCA Công ty TNHH Nhà máy bia Châu á - Thái
Bình Dương Hà Nội 1.199.088 369
BCDC Công ty CP Khoáng sản Bắc Cạn 110.329.050 190
KDSV Công ty TNHH TM & XD Sơn Việt 58.892.800 190
NA Công ty TNHH SX&TM sơn Nhật Anh 62.061.350 210
ROMA Cty Cổ phần Sơn Roma 98.399.430 267
TMTT Công ty Thương mại Thái Trường 36.014.620 301
VPHAT Công ty TNHH SX & TM Sơn Vĩnh Phát 71.799.300 190
Cộng 476.978.148
Trong bảng trên, ta thấy Công ty có các khoản phải thu quá hạn trên 6 tháng nhưng Công ty không tiến hành trính lập dự phòng phải thu khó đòi vào cuối kỳ kế toán năm là sai so với quy định.
2.3. Đánh giá về kế toán bán hàng và phải thu khách hàng tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long
2.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất: Bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty hợp lý và hiệu quả
Về bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học,
hợp lý và phù hợp với yêu cầu thích ứng nhanh của cơ chế thị trường. Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng được tổ chức chặt chẽ, phân công rõ ràng, đã tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất, trong quan hệ với bạn hàng, trong tổ chức lao động, quản lý kinh tế, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường.
Về tổ chức sản xuất: Bộ máy quản lý sản xuất tại công ty hoạt động một cách
hiệu quả đã tác động không nhỏ đến từng bộ phận của công ty, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học, hợp lý và hơn hết là hiệu quả trong công việc. Điều này đã được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hàng năm của công ty không ngừng tăng lên.
Thứ hai: Bộ máy kế toán và công tác kế toán được tổ chức rất gọn nhẹ
Nhìn chung Công ty đã lựa chọn được hình thức tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo
hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Công ty còn tiến hành khai thác lô đất tại trụ sở làm việc cũ vào mục đích xây chung cư và văn phòng cho thuê. Chính vì vậy, ngoài bộ phận kế toán chủ yếu làm việc tại trụ sở mới, Công ty còn bố trí một kế toán làm việc ở ban dự án 360 để đảm bảo phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại đây. Bên cạnh đó, từng phần hành kế toán trong Công ty được bố trí phù hợp với trình độ, khả năng của từng nhân viên giúp công tác kế toán được chuyên môn hóa. Các nhân viên kế toán có năng lực, nhiệt tình trong công việc góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác hạch toán và quản lý tài chính của công ty.
Về hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ ban đầu của
công ty được tổ chức hợp lý, khoa học; đã vận dụng tương đối đầy đủ hệ thống chứng từ mà Bộ tài chính ban hành. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có những căn cứ rõ ràng và chính xác. Việc phân loại chứng từ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các chứng từ đưa đến phòng kế toán đều được phân loại theo từng phần hành kế toán và đưa cho kế toán phụ trách phần hành đó. Trước khi tiến hành hạch toán, các chứng từ đều được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính hợp pháp, chính xác của chứng từ.
Về tài khoản kế toán sử dụng: Các tài khoản kế toán được công ty áp dụng
phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và điều kiện thực tế của công ty.
Về hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức sổ kế toán công ty áp dụng là
hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức kế toán phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh tại công ty với hệ thống sổ sách cấu trúc đơn giản, dễ theo dõi, dễ kiểm
tra đối chiếu.
Về phần mềm kế toán áp dụng: Công ty đã thực hiện hình thức Nhật ký
chung trên phần mềm Misa sme.net 2010.R52 Enterprise. Việc kết hợp phần mềm vào công tác kế toán giúp giảm đi sức ép về khối lượng tính toán, ghi chép, cung cấp khả năng tổng hợp, hệ thống hóa thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác, đặc biệt là thông tin trong công tác quản trị tại công ty. Phần mềm kế toán Misa có ưu điểm nổi bật so với những phần mềm kế toán khác. Người sử dụng có thể dễ dàng hiểu được cách thức làm việc với phần mềm, có thể kết xuất sổ sách, báo cáo ra excel một cách đơn giản. Đặc biệt, với Misa, nhiều người sử dụng có thể cùng truy cập vào dữ liệu kế toán của máy chủ trên những máy tính khác nhau có nối mạng trực tuyến với máy chủ. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty áp dụng mô hình làm việc trực tuyến. Ngoài ra, đối với phần hành kế toán bán hàng và phải thu khách hàng thì phần mềm có hẳn một phân hệ riêng dành cho phần hành kế toán này đó là phân hệ Bán hàng. Người sử dụng có thể nhập số liệu cho phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu thu cùng một lúc chỉ trong một giao diện giúp rút ngắn thời gian nhập liệu tạo điều kiện cho kế toán viên đẩy nhanh tiến độ công việc.
Về hệ thống thông tin nội bộ: Hệ thống thông tin nội bộ trong công ty được
thực hiện tốt giúp cho công tác kế toán được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình thu nhận, xử lý thông tin kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Việc kiểm tra kế toán do Giám đốc và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đảm bảo thông tin cung cấp trên báo cáo tài chính đáng tin cậy, thực hiện tốt chức năng, vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong công ty.
Thứ ba: Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng được thực hiện tương đối chính xác và kịp thời.
Nhìn chung phần hành kế toán bán hàng và phải thu khách hàng được thực hiện đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, tạo điều kiện cho việc theo dõi và cung cấp thông tin một cách thường xuyên sự biến động của nguyên vật liệu, thành phẩm về mặt số lượng.
pháp bình quân tháng. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, phù hợp với đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp đa dạng về chủng loại giúp công tác quản lý hàng tồn kho trở lên đơn giản hơn.
Về việc ghi nhận doanh thu và phải thu khách hàng: Doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng phát sinh tại Công ty được ghi nhận một cách kịp thời, đúng nguyên tắc về ghi nhận doanh thu. Ngoài sổ nhật ký chung và sổ cái, doanh thu còn được theo dõi trên sổ chi tiết bán hàng, khoản phải thu khách hàng còn được theo dõi trên sổ chi tiết thanh toán với người mua giúp cho công tác quản lý, kiểm tra đối chiếu được thuận lợi, đảm bảo việc hạch toán kế toán là đúng quy định.
Về việc ghi nhận giá vốn: Giá vốn hàng bán đối với sản phẩm bán là thành
phẩm do Công ty sản xuất được ghi nhận đồng thời với việc ghi nhận doanh thu, tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Về việc ghi nhận thanh toán khoản phải thu khách hàng: Các khoản thanh toán của khách hàng được ghi nhận kịp thời khi phát sinh vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 131, sổ chi tiết thanh toán với người mua, và một số sổ kế toán có liên quan khác.
2.3.2. Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán bán hàng và phải thu khách hàng nói riêng tại Công ty Cổ phần Nhựa Thăng Long cũng không tránh khỏi một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Cụ thể:
Thứ nhất: Việc tổ chức bộ máy kế toán chưa thực sự khoa học
Mặc dù bộ máy kế toán của công ty hiện nay rất gọn nhẹ, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của công ty, tuy nhiên do quá ít nhân viên nên công ty đã phân công một nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần việc. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán nhưng với khối lượng công việc vượt quá khả năng xử lý khiến một số công việc của phòng bị dồn ứ lại làm cho hiệu quả công việc chưa thực sự cao
Các phần hành kế toán bán hàng, kế toán phải thu khách hàng, kế toán thanh toán, kế toán tiền được thực hiện bởi một nhân viên kế toán do đó không có sự kiểm tra, đối chiếu giữa các phần hành với nhau. Điều này có thể tạo điều kiện cho những gian lận có thể phát sinh.
một số hạn chế
Sử dụng tài khoản chi tiết ghi nhận doanh thu bán hàng chưa chính xác
Hiện tại kế toán của Công ty sử dụng TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa để ghi nhận doanh thu bán hàng cho tất cả các sản phẩm bán ra. Tuy nhiên hàng bán ra của Công ty bao gồm ba loại chính: Một là thành phẩm do Công ty sản xuất, hai là nguyên vật liệu do Công ty mua về với mục đích sản xuất nhưng sau đó lại bán cho công ty khác và thứ ba là sản phẩm nhận gia công cho khách hàng. Việc ghi nhận doanh thu bán hàng đối với ba loại sản phẩm khác nhau vào cùng một tài khoản chi tiết là chưa chính xác.
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay không đúng với quy định
Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay chủ yếu phát sinh khi có khách hàng mua lẻ các sản phẩm can, thùng nhựa. Cách thức hạch toán của kế toán Công ty đối với nghiệp vụ này có phần rườm rà và không đúng so với quy định. Theo quy định thì các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay sẽ không được hạch toán vào TK 131 – Phải thu khách hàng. Tại Công ty, để hạch toán nghiệp vụ này, kế toán hạch toán giống với nghiệp vụ bán hàng chưa thu tiền, có nghĩa là ghi Nợ TK 131. Sau đó kế toán tiến hành viết phiếu thu, ghi có vào TK 131. Việc này làm cho công việc của kế toán nhiều lên, giảm hiệu quả hoạt động.
Thời gian phát hành hóa đơn phí gia công thường chậm so với quy định
Như đã trình bày ở trên, đối với hoạt động bán hàng nhận gia công, việc xuất kho hàng gửi cho khách diễn ra thường xuyên nhưng hóa đơn hàng bán chỉ xuất một lần vào ngày 22 hàng tháng. Tuy nhiện, thực tế các hóa đơn này thường chậm trễ so với quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác đối chiếu giữa thủ kho và kế toán VTTP chưa được thực hiện nghiêm chỉnh dẫn đến thời hạn
lập báo cáo hàng đã xuất cho khách bị chậm trễ kiến cho công tác phát hành hóa đơn chậm trễ theo. Việc đối chiếu chỉ được thực hiện một lần khi gần đến ngày phải lập báo cáo tức là gần ngày 20 hàng tháng. Vì phải kiêm thêm kế toán thuế nên vào thời gian này kế toán VTTP phải tiến hành lên tờ khai thuế và các bảng kê để gửi cơ quan thuế nên không có đủ thời gian để đối chiếu với thủ kho khiến cho hoạt động phát hành hóa đơn bị chậm trễ.
Việc phản ánh giá vốn đối với hoạt động nhận gia công chưa chính xác
Như đã trình bày ở trên, viếc xuất hàng nhận gia công gửi cho khách diễn ra thường xuyên, nên khi xuất hàng, kế toán chỉ ghi phiếu xuất kho gửi kèm với hàng cho khách hàng. Việc viết hóa đơn, ghi nhận doanh thu chỉ được thực hiện định kỳ vào ngày 22 hàng tháng. Khi viết phiếu xuất, kế toán đã ghi Nợ TK 632 và Có TK 155. Về mặt giá trị, do tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ nên khi viết phiếu xuất, giá trị xuất được mặt định bằng 0 và do giá trị bằng 0 nên bút toán này chưa được cập nhật vào các sổ kế toán có liên quan. Tính đến trước thời điểm kế toán thực hiện tính giá xuất kho thì việc hạch toán này có thể chấp nhận được vì thực tế bút toán chưa được phản ánh vào các sổ kế toán. Tuy nhiên, khi kế toán tiến hành tính giá xuất kho thì đơn giá nhập được cập nhật vào các chứng từ và bút toán trên được phản ánh vào các sổ kế toán có liên quan. Như vậy một thực tế là, thứ nhất, doanh thu của đơn vị chỉ được ghi nhận vào khoảng ngày 22 của tháng nhưng giá vốn tương ứng với doanh thu đó đã được ghi nhận từ trước đó. Thứ hai, giá trị của các phiếu xuất kho từ ngày 22 trở về sau đến hết tháng được phản ánh vào giá vốn của tháng này nhưng doanh thu tương ứng với nó lại được ghi nhận vào tháng sau. Điều này là không đúng với nguyên tắc phù hợp trong kế toán.
Thiếu các chính sách ưu đãi đối với khách hàng
nào đối với khách hàng của mình. Hầu hết các mặt hàng mà Công ty sản xuất đều theo đơn đặt hàng của khách với số lượng lớn, nên khi ký đồng, phần giá cả là thỏa thuận giữa 2 bên để thỏa mãn được tốt nhất lợi ích của đôi bên. Cho nên, Công ty không thực hiện chính sách chiết khấu thương mại đối với khách hàng.
Tuy nhiên, ngay cả chính sách chiết khấu thanh toán cũng không được áp dụng. Có thể thấy tại Công ty, khách hàng thường thanh toán chậm so với thời hạn từ vài ngày đến hai, ba tháng, thậm chí là cả năm. Trong điều kiện doanh nghiệp thường xuyên phải vay ngân hàng theo hạn mức tín dụng, trả lãi suất để giải quyết nhu cầu vốn lưu động hiện tại thì việc một hay nhiều khách hàng thanh toán chậm trễ đều khiến doanh nghiệp gặp bất lợi về mặt tài chính. Nếu so sánh mức chiết khấu thanh toán mà các công ty hiện nay hay áp dụng thường nhỏ hơn 5% giá trị thanh toán với mức lãi suất theo hạn mức tín dụng hiện này khoảng 18% (hiện tại tỷ lệ lãi suất này đang giảm nhưng mức giảm không lớn và không nhanh) thì việc không áp dụng chính sách chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm là một quyết định không sáng suốt.
Không tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Như đã trình bày ở trên, mặc dù cuối kỳ kế toán năm 2011, Công ty có những khoản phải thu quá hạn trên 6 tháng, theo quy định phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng Công ty không tiến hành trích dự phòng.
Thứ ba: Công tác kế toán quản trị liên quan đến hoạt động bán hàng và phải thu khách hàng chưa được quan tâm đúng mức
Công tác kế toán mới chỉ thiên về chức năng kế toán tài chính với mục đích là tính toán các số liệu vào các Bảng biểu, Báo cáo