0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Điều tiết bằng công cụ trực tiếp cung ứng cơ số tiền.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN IV- CHƯƠNG 13 PPTX (Trang 35 -39 )

- Cấp cho chính

2 DBB annual report 1995, P.47, and Monthly report April 1996, P.48 and Table XIII

13.3.2.5. Điều tiết bằng công cụ trực tiếp cung ứng cơ số tiền.

Cung ứng cơ số tiền trong nghiệp vụ can thiệp vào tỷ giá và giải quyết khó khăn của ngân sách Liên bang khi thâm hụt là những thao tác rất thường xuyên của DBB trong giai

đoạn này. Cùng với nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tín dụng Lombard và tỷ lệ

dự trữ bắt buộc, nó tác động trực tiếp đến cung ứng tiền M và gián tiếp đến kinh tế vĩ mô. Tài trợ cho sự thâm hụt của Liên bang là một cửa phát hành DM ra lưu thông của DBB. Ngân sách của chính quyền Liên bang như biểu đồ 13.15 cho biết, tăng liên tục từ giữa năm 1979 (với -2,1% GDP) cho đến giữa năm 1983 (với -4,5% GDP). Từ cuối năm 1983 đến cuối 1989, sự phát triển của nền kinh tế đã hỗ trợ nguồn thu cho kho bạc và mức thâm hụt giảm đến điểm thấp nhất trong giai đoạn 16 năm nay là -1,15% GDP. Đầu năm 1990, chi phí cho việc thống nhất nước Đức đã đẩy ngân sách chìm sâu vào thâm hụt một cách liên tục cho

đến cuối 1993. Năm 1994, 1995 với sự phục hồi của nền kinh tếĐức sau năm đại suy thoái, thâm hụt ngân sách đã được cải thiện một ít nhưng vẫn lên xuống chung quanh mức -4% GDP, với tổng khoản nợ 2050 tỷ DM.

Trong một quá trình nợ nần kéo dài liên tục như thế, vay mượn của chính quyền Liên bang dưới mọi hình thức, PSBR là điều không thể tránh được và tùy theo tình hình kinh tế, DBB phải điều tiết khối lượng cho vay này. Vì cho rằng cho vay quá nhiều tất nhiên sẽ dẫn

đến sự tăng cung ứng tiền thông qua chi tiêu của chính phủ. Nhưng nếu cho vay quá ít hoặc không cho vay cũng sẽ đưa đến một hệ quả tác hại hơn vì nó nằm ngoài tầm kiểm soát của DBB, đó là chính phủ sẽ vay của dân bằng cách gia tăng lượng trái phiếu mới phát hành. Cung ứng tiền M3 sẽ vọt lên và cán cân kinh tế vĩ mô sẽ mất cân bằng. Trong 2050 tỷ DM nợ

của chính quyền nước Đức vào năm 1995 có 1084,5 tỷ là nợ dưới hình thức trái phiếu, nghĩa là vay tiền của dân, 808 tỷ DM là vay của các hệ thống ngân hàng và 112,5 tỷ DM là các loại nợ khác1, 53% nợ của chính quyền nằm dưới dạng trái phiếu cho biết rằng, nó hoàn toàn có thểđưa mức này lên cao hơn nữa nếu DBB không cho vay từ vốn của mình.

1 DBB annual report 1996, P.30

Năm 1983, khi ngân sách lên đến đỉnh cao của sự thâm hụt do cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu, để kích thích kinh tế phục hồi trợ giúp cho chương trình điều tiết của DBB, PSBR được giảm bớt 0,3 tỷ DM. Đến năm 1984, do sự cải tiến của sản lượng nội địa và xuất khẩu, thâm hụt ngân sách đã giảm đi, nhưng chính phủ vẫn yêu cầu vay mượn tổng cộng là 3,2 tỷ DM. Sau khi cân đối chính sách cung ứng tiền của mình, vào giữa năm DBB chỉ cho chính phủ vay 1,9 tỷ DM. Tuy nhiên, năm tài khóa 1995 ngân sách lại tiếp tục thâm hụt và vì có một khối lượng khá lớn trái phiếu đến hạn phải thu hồi, chính phủ Liên bang lại xin vay từ

DBB. Trên cơ sở của quá trình đang giảm đi của tổng cầu và giá cả hàng tiêu dung, DBB quyết định tăng cung ứng M1 và 10,9 tỷ DM đã được chính phủ cho vay để chi tiêu.

Đã từng có quá nhiều kinh nghiệm về mối quan hệ cực kỳ gần gũi giữa cung ứng cơ số

tiền tệ và lạm phát, DBB rất cẩn thận trong các nghiệp vụ với chính phủ. Năm 1986, chính phủ đã có kế hoạch vay từ giữa năm 1985. Tuy nhiên đến tháng 5/1986, chỉ sau khi đã nhận

được đầy đủ dấu hiệu một cách chắc chắn rằng lạm phát đã giảm xuống rất thấp, Hội đồng NHTW mới quyết định tiếp tục tăng phát hành bằng cách cho chính phủ vay 17,3 tỷ DM. Khi

mùa đông tới, sự lên giá nhẹ của giá dầu thô đã làm cho DBB có một ít lo ngại và một số

nghiệp vụ thị trường mởđược thực hiện để thu về một số lượng lớn cơ số tiền tệ. Kết quả là DM trong lưu thông cả năm chỉ tăng từ 114,7 tỷ DM lên 123,7 tỷ DM hay 7,85% (bảng 13.10). Năm 1987 đến với kế hoạch 5 năm bành trướng xuất khẩu trong bối cảnh của tổng cầu và sản lượng đang có phần giảm, DBB quyết định tăng cung ứng M1. 14,9 tỷ DM đã được cấp cho chính phủ trong yêu cầu xin vay tháng 3/1987. Động tác này cùng một vài ảnh hưởng khác trên thị trường mở và thị trường ngoại hối, đã đẩy cơ số tiền tệ vọt lên mức tăng 9,95% từ mức tăng 7,76% của năm 1986 (Bảng 13.10).

Mức tăng của cung ứng cơ số tiền tệ chưa dừng ởđó. Tháng 10/ 1988, DBB giải quyết tiếp cho PSBR một nghiệp vụ nợ với tổng số 12,5 tỷ DM. Đồng thời, 26,8 tỷ được tung ra trong năm ấy để mua EMS nhằm hạ giá DM để hỗ trợ xuất khẩu trong khi chỉ có 16,3 tỷđược mua vào đã làm cơ số tiền tệ vọt tiếp tục lên 13,9%. Bức tranh tăng trưởng huy hoàng của các ngành công nghiệp xuất khẩu nói riêng và sản lượng cả nền kinh tế nói chung, trong các năm thứ 3, 4, 5 của chương trình mở rộng kinh tếđã làm yên lòng các nhà hoạch định chính sách tiền tệở Hội đồng tối cao của DBB. Từ 1989 cho đến 1992, nghiệp vụứng tiền cho chính phủ

lên tới số lượng gần 20 tỷ DM mỗi năm, nhất là vào các năm 1990 đến 1992 do chi tiêu lớn cho việc thống nhất đất nước. Từ năm suy thoái 1993 đến quý 1/1996, để kiểm soát và điều hòa cơ số tiền tệ, lượng vay của chính phủ được DBB giới hạn trong khoảng 8,7 tỷ DM vào cuối mỗi năm (bảng 13.11).

Chính sách cho vay hạn chế này đã góp phần làm giảm vận tốc tăng của tiền mặt ngoài lưu thông từ những mốc cao lịch sử 16,75% năm 1992 xuống còn 5,02% năm 1993; 5,11% và tiếp tục 5,02% trong 2 năm 1994, 1995. Thậm chí đến đầu quý 1/1996 cộng hưởng với chính sách can thiệp tỷ giá, DBB đã làm giảm cơ số tiền tệ ngoài lưu thông xuống 8,77% (bảng 13.10).

Bảng 13.10: Cơ số tiền tệđược phát hành ra lưu thông trong các năm từ 1985 đến quý 1/1996 (Tỷ Deutsche Mark) Năm Chỉ số 1985 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 1/96 1. Tiền giấy ngoài lưu thông 105.4 113.9 125.6 143.9 150.5 166.9 181.3 213.3 224.3 236.1 248.3 25.3 2. Tiền đồng ngoài lưu thông 9.3 9.7 10.3 10.9 11.6 12.6 13.3 13.9 14.3 14.7 15.1 15.0 3. Tổng tiền mặt ngoài lưu thông 114.7 123.6 135.9 154.8 162.1 179.7 194.6 227.2 238.6 250.8 263.4 240.3 % tăng so với cùng thời điểm năm trước - 7.76 9.95 13.9 4.72 10.86 8.29 16.75 5.02 5.11 5.02 -8.77

Nguồn: DBB annual report 1990, P.142 and 1995, P.118 and Monthly report April 1996, P.15

Chúng ta có thể quan sát trong bảng 13.11 những khoản vay chủ yếu của chính phủ từ

hệ thống ngân hàng trong nước. Đương nhiên để thỏa mãn tài chính, chính phủ Đức đã vay ở

rất nhiều nơi khác ngoài hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, 1/3 các khoản vay là đến từ hệ thống ngân hàng. Trong các khoản vay từ hệ thống ngân hàng, phần vay của DBB chỉ

chiếm khối lượng rất nhỏ. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây là, những khoản vay từ DBB

đều là những nghiệp vụ phát hành tiền mặt. Và vì cơ số tiền tệ là thành phần chủđạo của cung

điều kiện tín dụng và tổng cầu. Đó là lý do DBB đã thực sự cốđịnh mức cho vay theo yêu cầu của chính phủ. Điều đó không ngoài mục đích nhằm ổn định mức tăng của cơ số tiền tệ, tiến

đến điều tiết được cung ứng tiền tổng hợp và nền kinh tế.

Khi nào, và mức độ nào trong việc can thiệp vào tỷ giá, cũng là bộ phận chính của công cụ điều tiết thông qua cung ứng cơ số tiền tệ. Sự phát triển liên tục của xuất khẩu trong các năm gần đây tại Đức phần lớn là do sự can thiệp một cách khôn ngoan của Hội đồng NHTW Đức vào thị trường ngoại hối để nâng giá hoặc phá giá DM một cách kịp thời khi tình hình trở nên cần thiết. Chính sách điều tiết sản lượng nội địa và xuất khẩu thông qua điều tiết tỷ giá bằng việc can thiệp trực tiếp (Intervention), là những mảng lớn trong chính sách tiền tệ

và điều tiết kinh tế nói chung của 2 chàng khổng lồ: Fed và DBB.

Bảng 13.11: Các nguồn vay và khối lượng vay của chính quyền từ liên bang

đến các địa phương (1988 - 1995) (Tỷ DM) Năm Nguồn vay của chính phủ 1988 89 90 91 92 93 94 95 1/96 Vay từ hệ thống NHTG và tổ chức tín dụng nói chung 419.3 461.7 474.4 577.1 638.5 578.3 646.8 718.3 -

Trong đó vay từ Deutsche

Bundesbank 12.5 9.7 9.4 8.8 13.2 8.7 8.7 8.7 8.7

Nguồn: DBB monthly report 1993, P.15, 71 and Monthly report April 1996, P. 15, 58

Với việc luôn quan niệm rằng Đức là quốc gia đầu bảng và đồng DM luôn là đồng tiền chủ đạo, ngân hàng Deutsche BundesBank là ngân hàng hạt nhân trong hệ thống EEC, EMS và ECC, DBB luôn luôn tìm đủ mọi cách để làm cho nền kinh tếĐức tăng trưởng nhanh cũng như giữ đồng DM đủ mạnh so với USD và EMS. Trong thực tế, vì thương mại giữa Đức và EEC lớn hơn nhiều so với khối lượng thương mại giữa Đức và Hoa Kỳ, cho nên sự chú ý của DBB phần lớn nghiêng về phía giữ vị trí và thế mạnh của DM so với EMS trong mọi hoạt

động can thiệp vào thị trường ngoại tệ.

Bên cạnh đó, can thiệp vào thị trường ngoại tệ là một nghiệp vụ điều tiết cơ số tiền. Do đó, nó ảnh hưởng đồng thời đến rất nhiều mặt của đời sống kinh tế nội địa và nước ngoài. Là nước công nghiệp lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Mỹ và Nhật và là nước xuất khẩu lớn thứ

hai (năm 1991 tỷ trọng của Đức trong tổng xuất khẩu của toàn thế giới là 11,4%, Mỹ 12% và Nhật Bản 8,9%) nên mỗi sự thay đổi trong tỷ giá của đồng DM ảnh hưởng lớn lao đến cả nền kinh tế nội địa và các bạn hàng nước ngoài. Bảng 13.12 cho thấy sự can thiệp của DBB vào thị trường ngoại hối đểổn định giá trị DM so với EMS bằng nghiệp vụ điều tiết cơ số DM. Năm 1980, 10,5 tỷ DM được xuất ra thị trường để mua EMS trong nỗ lực nâng giá EMS nhằm kích thích khu vực công nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, lạm phát giá cả hàng tiêu dung một phần từ nguyên nhân phá giá DM đã lên mức khá cao (6,6% năm 1981 và 5,3% năm 1982). Bên cạnh đó, sự đắt đỏ của nguyên liệu nhập ngoại như dầu thô đánh một đòn khá nặng vào những ngành công nghiệp nhẹ chủ chốt như ngành nhựa và chế biến sản phẩm. Do vậy, năm 1981, DBB bán EMS ra để rút bớt cơ số tiền tệ về nhằm nâng giá trở lại đồng DM

để cứu lấy các ngành này. 13,7 tỷ DM đã được thu về trong năm 1981.

Năm 1982, nó lại tiếp tục bán EMS ra với số lượng nhiều hơn mua. Kết quả là 3,6 tỷ

DM nữa đã được rút về hệ thống ngân hàng. Sự lên giá khá mạnh của đồng DM đã góp phần kìm hãm được lạm phát. Các ngành sản xuất nội địa phụ thuộc vào nguyên nhiên liệu từ EEC trở nên hoan hỉ. Nền kinh tế Đức khôi phục khá nhanh trong năm 1983 với sản lượng công nghiệp nội địa tăng hơn 9,5%. Với chính sách tiếp tục giữ giá DM ở vị trí đã có của năm 1982, trong 3 năm 1983, 1984 và 1985 chỉ có một ít thay đổi trong cơ số tiền tệ với những

nghiệp vụ điều tiết nhẹ trên thị trường ngoại tệ. Năm 1986, Hoa Kỳ bắt đầu chiến dịch mở

rộng tiền tệ, hạ lãi suất và phá giá USD. Tháng 3/1986, ảnh hưởng phá giá USD đã lan sang

Đức. Lo ngại sự lên giá quá mạnh của DM trong tương lai, từ tháng 3 đến tháng 8/1986. 8,4 tỷ DM đã được xuất ra thị trường ngoại hối để hãm bớt sự tăng giá DM.

Xuất khẩu của Đức hoạt động rất tốt từ năm 1984 đến năm 1987. Sản phẩm nhựa xuất khẩu của Đức chiếm đến 23,71% tổng sản lượng nhựa xuất khẩu trên toàn thế giới, trong khi con số ấy của Hoa Kỳ chỉ là 11,49% và Nhật Bản là 7,34%. Hóa chất công nghiệp các loại trong giai đoạn 1984-1987 chiếm 21,82% tổng xuất khẩu thế giới (cả EC là 60,93%, Mỹ

13,06%, Nhật 7,96%). Và máy móc các loại không phải là máy điện chiếm 19,97% (Mỹ

19,76% và Nhật 17,04%) sản lượng toàn thế giới. Xuất khẩu của Đức trong nội bộ EC và tính cả ngoài EC trong giai đoạn nói trên, lớn nhất thế giới1.Hệ quả tất yếu của sự mở rộng xuất khẩu là dự trữ ngoại tệ liên tục gia tăng. Và từ năm 1988 đến năm 1990, hầu như DBB chỉ cố

gắng thu bớt EMS về, bằng cách gia tăng mua trên thị trường ngoại hối, tăng cơ số tiền tệ của DM, để giữ cho đồng tiền nội địa không lên giá quá nhanh.

Từ năm 1988 đến năm 1996, giá trị của DM so với EMS dao động ở mức 213 đến 216 với giá trị nền là 100 vào cuối năm 1972 (Biểu đồ 13.16). Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian nói trên, giá trị DM so với USD biến động một cách dữ dội. DM liên tục lên giá trong những khoảng thời gian 1985 đến cuối 1988, 1989 cho đến cuối 1992 và từ 1994 cho đến cuối 1995 so với USD. Năm 1987, hội thảo chuyên đề về việc can thiệp để cứu lấy sự tụt giá của USD đã được các NHTW của G.10 tổ chức ở Plaza. Từ năm 1987 đến Hội nghị Louvre vào 31/12/1989, DBB đã tung ra hơn 20 tỷ DM để kìm bớt sự tăng giá của DM nhằm hướng tới hai mục tiêu: (1) không làm giảm sút năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Đức vào EC và Hoa Kỳ, và (2) mở rộng thêm cơ số tiền tệ để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế

nhanh trong 5 năm 1987 - 1992. Sự can thiệp của DBB trong 2 năm kể trên đã làm cho DM chỉ lên giá 19% kể từ 1985, và năm 1989, lần đầu tiên từ cuối tháng 12/1985, DM sụt giá trở

lại một ít so với USD (biểu đồ 13.16).

Bảng 13.12: Sự can thiệp của DBB vào thị trường EMS và thay đổi của cơ số tiền tệ (1979 - 1990)

1979 1980 1981 1982 Năm Năm

Chỉ số Mua Bán Th. đổi Mua Bán đổTh. i Mua Bán Th. đổi Mua Bán Th. đổi Tổng cộng thay đổi EMS 2.7 11.7 -9.0 11.8 1.0 +10.8 10.4 30.1 -19.7 9.4 15.8 -6.4 Ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ -2.4 +11.7 +9.2 -11.1 +0.6 -10.5 -11.6 +25.3 +13.7 -2.5 +6.1 +3.6 Năm Chỉ số 1983 1984 1985 1986 Tổng cộng thay đổi EMS 35.8 21.2 +14.5 28.9 12.3 +16.6 29.1 31.1 -2.0 52.6 78.1 -25.5 Ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ -20.4 +12.6 -7.8 -3.0 +4.4 +1.4 -0.2 - -0.2 -12.2 +3.8 -8.4

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN IV- CHƯƠNG 13 PPTX (Trang 35 -39 )

×