và chống đẻ non do không phục vụ đối tượng bệnh nhân là sản phụ.
- Tuy nhiên một số nhóm thuốc chính như thuốc hưóỉng tâm thần, thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa, hocmon và nội tiết tố, thuốc tác dụng trên đường hô hấp, tỷ lệ hoạt chất trong danh mục thuốc chủ yếu được đưa vào DMT bệnh viện khá thấp.
- So sánh với cơ cấu thuốc tân dược trong DMT bệnh viện Hữu Nghị cho thấy các nhóm thuốc: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid, Thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp, Thuốc hướng tâm thần, Thuốc trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn, Thuốc chống ung thư và hệ thống miễn dịch, Thuốc tim mạch, Thuốc đường tiêu hóa, Hocmon và nội tiết tố, Thuốc dùng để điều trị mắt và tai mũi họng, Thuốc tác dụng trên đường hô hấp, Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng acid - base là các nhóm thuốc có khá nhiều hoạt chất nằm ngoài danh mục thuốc chủ yếu.
3.3 KHẢO SÁT, SO SÁNH HOẠT ĐỘNG ĐÂU THẦU THUỐC TẠI HAI BỆNH VIỆN
3.3.1 Sơ lược về hình thức và phương thức đấu thầu thuốc tại hai bệnhviện viện
Bệnh viện Hữu Nghị bắt đầu tổ chức đấu thầu thuốc từ cuối năm 2000. Ban đầu bệnh viện tiến hành đấu thầu hạn chế (chủ yếu mua của 8 công ty nhà nước) và tần suất đấu thầu là 1 quý 1 lần. Từ tháng 7/2004 đến nay bệnh viện bắt đầu thực hiện đấu thầu rộng rãi. Từ năm 2006 bệnh viện tăng thời gian đấu thầu lên 6 tháng một lần. [11]
Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu tổ chức đấu thầu thuốc từ năm 1998. Ngay từ đầu, bệnh viện đã tổ chức đấu thầu rộng rãi theo từng mặt hàng. Từ đó đến nay, bệnh viện đã tăng dần thời gian đấu thầu từ 1 - 2 - 3 tháng một lần đến 6 tháng một lần như hiện nay.
Hiện tại, hai bệnh viện đều tổ chức đấu thầu thuốc rộng rãi sáu tháng một iần và xét thầu theo từng mặt hàng. Phương thức đấu thầu là đấu thầu một túi hồ sơ. Trong đó mỗi công ty tham gia đấu thầu với một túi hồ sơ ghi đầy đủ các nội dung thông tin mà bệnh viện yêu cầu đối vói tất cả các mặt hàng thuốc tham dự đấu thầu.
Tần suất đấu thầu thuốc 6 tháng một lần tại hai BV là hợp lý, đảm bảo cung cấp được thuốc cho bệnh nhân đầy đủ, kịp thời mà vẫn có thể thay đổi DMT cho thích hợp, tùy theo sự thay đổi về nhu cầu sử dụng trong bệnh viện. Vói tần suất này, thời gian đấu thầu cần được rút ngắn tối đa để các BV có thể mua thuốc kịp thời vói nhu cầu của người bệnh.
Về hình thức, đấu thầu rộng rãi là cách thức đấu thầu thuốc thích hợp nhất cho các bệnh viện có nhu cầu thuốc lớn như BV Hữu Nghị và BV Bạch Mai. Đấu thầu rộng rãi mở rộng cơ hội cho tất cả các nhà thầu có thuốc phù hợp với nhu cầu bệnh viện, làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khiến cho hai bệnh viện có được nhiều sự lựa chọn. Sự đa dạng này giúp cho các bệnh viện vừa có cơ hội mua được những loại thuốc giá hợp lý trên cơ sở đảm bảo được chất lượng điều trị vừa có thể chọn một số biệt dược khác nhau đối với cùng một hoạt chất để kê đơn phữ hợp với các đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Bảng 3. 9 : Kết quả đấu thầu thuốc quý I & II năm 2006 của hai BV
Kết quả đấu thầu thuốc Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện Bạch Mai
Số công ty tham dự thầu 32 75
Số công ty trúng thầu 28 70
Các ưu điểm kể trên của hình thức đấu thầu rộng rãi chỉ được phát huy tối đa đối với đấu thầu thuốc theo tên gốc mà trên thị trường có nhiều biệt
dược. Nếu một hoạt chất chỉ có một biệt dược trên thị trường hoặc chỉ có một nhà cung cấp loại thuốc có hoạt chất đó tham gia dự thầu thì bệnh viện không có sự lựa chọn. Thậm chí trong trường hợp đó, dù thuốc dự thầu không đủ một số tiêu chí theo đúng quy định mà nhu cầu bệnh viện rất cần, BV vẫn phải xét lấy do không có giải pháp thay thế. Điều này cũng đúng đối với đấu thầu thuốc theo tên biệt dược, nhất là khi có một số biệt dược đang được phân phối độc quyền trên thị trường dược phẩm. Trong sự bất lợi về lựa chọn bao gồm cả bất lợi về giá cả do nhà thầu đưa ra. Cũng không loại trừ những khả năng các nhà cung cấp có thể bắt tay nhau dẫn đến “thông thầu”
Việc xét thầu theo từng mặt hàng so với xét thầu theo gói hàng có ưu điểm là tránh được tình trạng các nhà thầu mua lại thuốc từ một nhà cung cấp khác cho đủ cơ số thuốc trong gói hàng để tham dự thầu dẫn đến đẩy chi phí thuốc lên cao. Tuy nhiên, công việc xét thầu sẽ trở nên vất vả hơn. Ngoài ra, nếu một nhà thầu trúng thầu quá ít mặt hàng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bỏ thầu do khi đó chi phí vận chuyển sẽ lên cao mà lợi nhuận không đủ để bù lại.
3.3.2 So sánh, phân tích hai quy trình đấu thầu thuốc
Theo khảo sát của đề tài ở phần trước, BV Hữu Nghị và BV Bạch Mai khá khác nhau về quy mô hoạt động, nguồn lực, mô hình bệnh tật cũng như đối tượng bệnh nhân mà mỗi bệnh viện phục vụ. Tuy nhiên, trên cơ sở hai bệnh viện tiến hành mua sắm thuốc theo cùng một hình thức đấu thầu, việc so sánh giữa hai quy trình đấu thầu thuốc của hai bệnh viện là rất hữu ích để tìm ra những khó khăn (nếu có) trong công tác mua sắm thuốc, rút ra những bài học kinh nghiệm để giúp cả hai BV hoàn thiện hơn hoạt động này.
Tuy nhiên, một quy trình đấu thầu mới chỉ thể hiện được những bước cơ bản cần làm khi thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc. Trong mỗi bước thực hiện đều đặt ra những khó khăn nhất định đòi hỏi các khoa dược phải chủ động, linh hoạt để đảm bảo\(ỉược thuốc cho bệnh nhân đầy đủ, kịp thời, an toàn, hợp lý-
Hình 3.8 : Quy trình đấu thầu thuốc tại BV Hữu Nghị
(trên văn bản)
Hình 3 .9 ; Quy trình đấu thầu thuốc tại BV Bạch Mai
'Trên đây là quy trình đấu thầu thuốc được sử dụng cho đợt đấu thầu 6 tháng đầu năm 2006, đã được chuẩn hóa thành văn bản tại BV Hữu Nghị và BV Bạch Mai. Tuy nhiên, các bước nêu trong quy trình đấu thầu ở cả hai bệnh viện đều chưa đầy đủ so với thực tế triển khai tại mỗi bệnh viện. Trên thực tế BV Hữu Nghị và BV Bạch Mai đều thực hiện đầy đủ các công việc cần thiết trong đấu thầu và tương đối giống nhau.
Thông tư liên tịch số 20/2005/TTLT-BYT-BTC ra ngày 27/07/2005 là
thông tư đầu tiên của BYT hướng dẫn cụ thể về đấu thầu cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Sau đó, tháng 11/2005, Luật đấu thầu lần đầu tiên được thông qua và mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 04/2006. Do đó các bệnh viện có thể còn bỡ ngỡ trong các thủ tục hành chính. Trên thực tế, qua những năm thực hiện đấu thầu và dần dần hoàn chỉnh quy trình bằng những kinh nghiệm thu được, cả hai bệnh viện đều đi đến một quy trình khá giống nhau và về cơ bản đúng theo những quy định và hướng dẫn của BYT.
Các khoa dược vẫn cần liên tục hoàn thiện quy trình và các thủ tục cần thiết cũng như bổ sung các biện pháp quản lý với những quy định chặt chẽ, tránh những lỗ hổng có thể phát sinh, nhất là khi Bộ Y tế còn lúng túng trong việc đưa ra các hướng dẫn chi tiết và các quy định về quản lý nhà nước trong ngành dược nói chung còn lỏng lẻo.
Những ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ là rất hữu ích trong công tác xử lý và bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu. Trong tương lai, với trang bị nền tảng tốt về công nghệ thông tin trong các bệnh viện, hoàn toàn có thể thực hiện đấu thầu qua mạng, nhiều khả năng càng tăng tính chính xác và minh bạch trong khi đơn giản hóa được các thủ tục và tiết kiệm chi phí.
Qua quá trình khảo sát, đề tài xin đưa ra một quy trình đấu thầu thuốc đầy đủ dựa trên thực tế triển khai đấu thầu tại hai bệnh viện để tham khảo:
\ịo^
fe
1. Chuẩn bị đấu thầu
• Khoa Dược tập hợp các nhu cầu sử dụng thuốc của bệnh viện trong giai đoạn 6 tháng trước và cùng kỳ năm trước từ báo cáo của các khoa phòng, đồng thời thu nhận các ý kiến đề xuất về việc thay đổi nhu cầu sử dụng của mỗi khoa (nếu có) cho 6 tháng tiếp theo kèm theo giải trình
• Tham khảo và thảo luận với phòng Tài chính kế toán và phòng Kế hoạch tổng hợp để thống nhất danh mục và số lượng thuốc mời thầu • Trình Hội đồng thuốc và điều trị cùng Ban giám đốc phê duyệt • Lập kế hoạch và hồ sơ mời thầu trình Bộ Y tế và Vụ Kế hoạch tài
chính phê duyệt
• Đăng thông báo mcd thầu
2. Tổ chức đấu thầu
Phát hành hồ sơ mời thầu
Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu theo chế độ quản lý hồ sơ mật Đóng thầu: kết thúc quá trình nhận hồ sơ dự thầu
Mở thầu: tiến hành công khai vód đầy đủ đại diện các bên liên quan và có ghi lại biên bản mở thầu
3. Xét thầu
• Làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu cần), kiểm tra thông tin về nhà thầu • Đánh giá các hồ sơ thầu dựa trên những tiêu chuẩn đã thống nhất • Lựa chọn thuốc trúng thầu
______
4. Trình duyệt kết quả đấu thầu lên Bộ Y tế
5. Thực hiện mua sắm thuốc theo kết quả đấu thầu
• Thông báo cho các nhà thầu trúng thầu và ký hợp đồng • Nhập hàng, kiểm tra, giải quyết các phát sinh (nếu có) • Giám sát, thanh toán
Quá trình thực hiện đấu thầu thuốc tại các bệnh viện là khá linh hoạt. Đề tài tiến hành phân tích một số nét chính trong hoạt động đấu thầu thuốc tại hai bệnh viện: Hữu Nghị và Bạch Mai.
3.3.2.1 Chuẩn bị đấu thầu
Xác định nhu cầu sử dụng của từng loại thuốc trong danh mục để lập dự trù (số lượng tính theo tháng) là công việc đầu tiên trong chuẩn bị đấu thầu và là một bước quan trọng xét về mặt chuyên môn:
- Tại BV Hữu Nghị: số lượng thuốc mời thầu là số lượng dự trù trong vòng một tháng cộng thêm cơ số dự trữ là 60 - 70% lượng dùng trong một tháng. - Tại BV Bạch Mai: số lượng thuốc dự trù được tính dựa trên lượng thuốc sử dụng thực tế trong thời gian 6 tháng trước và lượng thuốc tồn kho.
> ở đây hai khoa dược đều sử dụng những phương pháp tính toán dựa trên mức sử dụng. Số lượng thuốc dự trù phụ thuộc rất nhiều vào thực tế sử dụng thuốc tại các khoa phòng, hay chính xác hơn là phụ thuộc vào sự kê đơn của các bác sỹ. Do đó để xác định được đúng nhu cầu thuốc sử dụng trong bệnh
> Ngoài ra, để xác định dự trù thuốc hợp lý cần tính đến những dự báo của các chuyên gia về sự thay đổi của mô hình bệnh tật trong thời gian sắp tói,
cũng như lưu ý đến các bệnh theo mùa. về lý thuyết, tính toán nhu cầu thuốc
rất phức tạp và hiện tại ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu về vấn đề này để các bệnh viện có thể áp dụng được.
Theo những quy định mới nhất về quản lý nhà nước đối với hoạt động
đấu thầu cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công lập mới được các BV áp dụng
từ đầu năm 2006, các BV phải lập kế hoạch và hồ sơ mòi thầu trình lên Bộ Y tế và Vụ Kế hoạch tài chính phê duyệt. Tuy nhiên, mặc dù thông tư liên tịch
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.’’' (Mục la, phần II) nhưng trên thực tế của đợt đấu thầu vừa qua, BYT đã mất 20 ngày để phê duyệt cho BV Hữu Nghị và 18 ngày đối với BV Bạch Mai, gây khó khăn cho việc đảm bảo cung ứng thuốc.
Một khó khăn khác tương tự là BYT chưa xây dựng quy trình phê duyệt cụ thể vói các yêu cầu, biểu mẫu cụ thể để các bệnh viện hoàn thiện trước khi trình duyệt, dẫn đến thực tế có nhiều BV phải sửa chữa, bổ sung lại sẽ mất thêm thời gian. Trường hợp này xảy ra với BV Hữu Nghị và nhiều BV khác.
3.3.2.2 Xét thầu
Đây là một công việc quan trọng nhằm lựa chọn được những thuốc có chất lượng tốt, giá cả phải chăng phù hợp với nhu cầu của bệnh viện, được phân phối bởi những nhà cung cấp có uy tín và chất lượng phục vụ tốt.
Bảng 3.10 : Một sô tiêu chí xét chọn thuốc dự thầu tại hai BV
Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện Bạch Mai
1. Tiêu chuẩn lưu hành 2. Hiệu quả sử dụng thuốc
3. Chất lượng thuốc
4. Xuất xứ, hạn dùng
5. Giá bỏ thầu họfp lý và phù hợp với khả năng kinh phí của BV
1. Tiêu chuẩn lưu hành 2. Nguồn gốc, xuất xứ
> ưu tiên thuốc sx trong nước đạt tiêu chuẩn GMP
> ưu tiên thuốc nước ngoài theo thứ tự: châu Âu, Mỹ, Á; ưu tiên thuốc đạtGMPWHO
3. Giá cả: thuốc có đơn giá thấp không phải là yếu tố quyết định trúng thầu
Ngoài ra, BV Bạch Mai còn đưa ra nguyên tắc với một tên thuốc gốc cần chọn 2-3 biệt dược để tránh thiếu hàng khi cần, tránh độc quyền tăng giá
và hết hàng giả tạo. Chọn cả thuốc nội và thuốc ngoại để đáp ứng nhu cầu điều trị của tất cả các khoa phòng trong BV, phù hợp với điều kiện kinh tế của các đối tưcmg bệnh nhân.
Nhân xét chung vé các tiêu chí hai BV đưa ra:
- Hai BV đều chưa có những tiêu chí cụ thể đối vói việc xác định chất lượng thuốc tham gia dự thầu. Các tiêu chí về chất lượng thuốc rất khó đánh giá. Bên cạnh một số yêu cầu về phiếu kiểm nghiệm, giấy chứng nhận GMP của noi sản xuất, ... và những giấy tờ khác có liên quan đến chứng minh xuất xứ của thuốc tham gia dự thầu, việc lựa chọn thuốc hầu như chỉ dựa trên xuất xứ nước sản xuất và uy tín của nhà sản xuất để sơ bộ kết luận về chất lượng thuốc. - Một số tài liệu cần thiết trong hồ sơ dự thầu theo quy định ghi trong thông tư liên tịch 20 như Phiếu kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận GMP, Giấy phép lưu hành ở nước sản xuất đối với thuốc nhập khẩu ... là không cần thiết cho cả phía các nhà thầu và phía bệnh viện vì đây là những giấy tờ của nhà cung cấp đã được Cục Quản lý Dược kiểm tra, chứng nhận và thông qua khi cấp giấy phép lưu hành cho sản phẩm thuốc. Do đó nên giảm bớt những thủ tục không cần thiết bằng cách chỉ yêu cầu giấy phép lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu đối vói các nhà thầu thay cho toàn bộ giấy tờ liên quan.
- Trong việc xây dựng giá kế hoạch cũng như xét giá thuốc của các mặt hàng tham dự thầu, các BV đang gặp nhiều khó khăn khi đối chiếu và so sánh vói giá bán lẻ trên thị trường và thông báo giá của Cục Quản lý Dược. Tuy Cục vẫn định kỳ thông báo các thông tin này nhưng việc tra cứu theo từng đợt đăng ký là rất vất vả.
- Với số lượng hồ sơ lớn và lượng thông tin khổng lồ, công tác xét thầu càng trở nên vất vả. Tại BV Bạch Mai và BV Hữu Nghị đã bước đầu có ứng dụng chương trình Microsoft Excel trong việc mã hóa và xử lý thông tin từ các hồ