Phân phối quỹ lương còn lại Đối tượng phân phối.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hệ thống trả tiền lương theo nguyên tắc 3Ps docx (Trang 25 - 26)

Đối tượng phân phối.

-Tất cả CBCNV ký hợp đồng lao động với Công ty có thời hạn từ 1 năm trở lên

-Những CBCNV nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân, bị sa thải không được phân phối tiền lương còn lại.

Cách phân phối.

Phân phối tiền Lễ tết (có tính chất lương)

-Các ngày lễ tết gồm có : Lễ Chiến thắng 30 tháng 4, ngày Quốc tế Lao động 1-5, Lễ Quốc khánh, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch.

-Mức chi từ 100.000 – 500.000đ/người/lần; riêng đối với tết Âm lịch từ 1.000.000 – 2.000.000 đ/người; trường hợp vượt mức chi này phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc.

-Các đối tượng lao động khác như : nhân viên thử việc, hợp đồng ngắn hạn dưới 01 năm… tùy tình hình thực tế và thời gian làm việc có thể được hưởng từ 10 – 50% mức chi trên theo quyết định của Tổng giám đốc.

Tiền thưởng đột xuất.

-Tổng giám đốc có thể ban hành quyết định thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý với mức thưởng do các phòng nghiệp vụ xem xét đề xuất nhưng tổng số tiền thưởng đột xuất này trong cả năm không được vượt quá 3% quỹ tiền lương thực hiện của năm đó.

Phân phối tiền lương còn lại.

-Tổng số tiền lương thực nhận trong 6, 9 tháng hoặc 1 năm của từng người lao động là cơ sở để phân phối lương còn lại với tỷ lệ giữa quỹ tiền lương còn lại và tổng quỹ tiền lương thực hiện của Công ty ước tính 6, 9 tháng hoặc quyết toán 1 năm.

Lpp = (V2 / Vnăm) x Li tháng

Trong đó :

+ Lpp Tiền lương còn lại phân phối cho từng người lao động.

+ V2 Quỹ tiền lương còn lại của Công ty thực tế chi từng đợt do Tổng giám đốc quyết định trên cơ sở đề xuất của các phòng tham mưu nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không chi vượt quỹ tiền lương thực hiện; nếu vượt phải thu hồi để giảm chi.

+ Vnăm Tổng tiền lương thực tế chi trả của Công ty. + Li tháng Tổng tiền lương chi trả cho người lao động thứ i.

Quản lý quỹ lương còn lại.

-Tùy tình hình tài chính, Công ty sẽ xem xét quyết định vay lại một phần (phần còn lại chi trả cho CBCNV) hay toàn bộ tiền lương còn lại đã phân phối cho từng người lao động (được trả lãi theo lãi suất ngân hàng) để bổ sung vốn lưu động; bổ sung quỹ bảo trợ tiền lương cho CBCNV (Nếu quỹ bảo trợ tiền lương lũy kế qua các năm bằng quỹ tiền lương thực hiện của năm lũy kế cuối cùng thì không bổ sung nữa).

-Quỹ bảo trợ tiền lương được chi trả cho CBCNV trong những trường hợp sau:

+ Những người đến tuổi nghỉ hưu, xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc do tai nạn lao động; qua đời do tai nạn rủi ro, tai nạn lao động thì được nhận đủ số tiền lương còn lại.

+ Trường hợp CBCNV có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoạn nạn, Công ty sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.

+ Khi không có việc làm, không đảm bảo hiệu quả kinh doanh, Công ty sẽ xem xét trích từ quỹ bảo trợ tiền lương để trả lương cho CBCNV nhằm bảo đảm ổn định thu nhập; nếu quỹ bảo trợ tiền lương của cá nhân nào không còn thì Công ty sẽ cho cá nhân này tạm ứng tiền lương và bù trừ vào kỳ sau.

+ Mua cổ phần cho CBCNV khi cổ phần hóa các đơn vị trong Công ty .

-Những CB CNV chuyển công tác, nghỉ việc theo nguyện vọng cá nhân, bị kỷ luật sa thải không được nhận phần tiền lương còn lại này mà bổ sung vào quỹ tiền lương còn lại của Công ty. Trường hợp đặc biệt Tổng giám đốc sẽ có quyết định cụ thể.

PHẦN C – CÁC KHOẢN PHỤ CẤP1. Nguồn chi trả (Hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh) 1. Nguồn chi trả (Hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh)

Một phần của tài liệu Tài liệu Hệ thống trả tiền lương theo nguyên tắc 3Ps docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)