4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực này. Từ bảng 4.5 ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tăng đến 10,18% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ổn định và phát triển vị thế của Ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu so sánh với Agribank Phú Tân thì tỷ lệ này của Ngân hàng vẫn còn
20
ở mức thấp, khả năng huy động vốn của Agribank luôn ở mức cao và chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, điều này cho thấy Agribank là một trong những Ngân hàng đi vào hoạt động rất sớm (15/8/1988) nên có thị phần khách hàng trên địa bàn tương đối lớn. Chính vì vậy, để cải thiện khả năng huy động vốn của mình thì Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể cạnh tranh được với đối thủ trực tiếp là Agribank Phú Tân (Bảng 4.5, trang 21).
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Qua phân tích chỉ tiêu trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Riêng năm 2012, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng chỉ đạt 18,14% nguyên nhân là do vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn mà theo chỉ đạo của NHNN cùng với tình hình chung của nền kinh tế, Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc đã chủ động giảm lãi suất huy động ngắn hạn từ 14% năm 2011 xuống còn 8% năm 2012, đồng thời tháng 7/2012 cá Tra, cá Basa trên địa bàn rơi vào tình trạng giá sụt giảm mạnh từ 26.500-28.500 đồng/kg giảm xuống chỉ còn 18.000-20.000 đồng/kg (theo Thủy sản Việt Nam) làm giảm thu nhập của người dân dẫn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để giúp Ngân hàng có thể cải thiện hơn trong quá trình kinh doanh (Bảng 4.5, trang 21).
4.2.3 Chi phí lãi bình quân
Nhìn chung chi phí lãi bình quân của Ngân hàng trong giai đoan này có tăng nhưng vẫn ở mức phù hợp với lãi suất huy động và cho vay. Năm 2011, chi phí lãi bình quân là 9,98% nghĩa là bình quân trong 100 đồng vốn thì Ngân hàng phải bỏ ra gần 10 đồng chi phí để trả lãi và tỷ lệ này tăng lên 12,62% vào năm 2012. Nguyên nhân của thực trạng này là do lượng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn không chỉ làm tăng chi phí lãi, mà còn cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh chưa thực sự đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng nguồn vốn bình quân của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2012 lần lượt là 12,83% và 16,64%, điều này cho thấy với mức chi phí lãi bình quân bỏ ra tương đối cao nhưng khoản thu thu về từ lãi của Chi nhánh vẫn còn thấp, chính điều này đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng chậm trong giai đoạn này (Bảng 4.5, trang 21).
21
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 Vốn huy động Tr.đồng 130.500 220.560 260.580 148.205,6 254.800 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 693.000 896.529 957.109 948.657 987.500,56 Tổng nguồn vốn bình quân Tr.đồng - 794.765 926.819 - - Chi phí lãi Tr.đồng 61.000 79.300 117.000 53.900 51.900 VHĐ/Tổng nguồn vốn % 18,83 24,6 27,23 15,62 25,8 Tốc độ tăng trưởng VHĐ % - 69,01 18,14 - 71,92 Chi phí lãi bình quân % - 9,98 12,62 - - Thu nhập lãi/TNV bình quân % - 12,83 16,64 - -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Kế toán Ngân hàng Vietcombank Châu Đốc, 2010 – T6/2013
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.3.1 Doanh số cho vay
Số liệu từ bảng 4.6, trang 23 cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua mỗi năm nhưng tốc độ tăng giảm dần. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2010 – 2011, tăng 38,13%. Đến năm 2012, tốc độ tăng là 16,46% so với năm 2011, nguyên nhân là do Ngân hàng đã chủ động cho vay ngắn hạn vì đây là khoản nợ có khả năng thu hồi vốn nhanh đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng, đồng thời tốc độ luân chuyển vốn cao nên Ngân hàng có thể tái đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung – dài hạn trong giai đoạn này nhìn chung không có nhiều biến động, bởi vì các khoản vay nay chủ yếu là các khoản vay lớn, mà Ngân hàng thì lại tập trung huy động ngắn hạn chính vì vậy Ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung – dài hạn trong giai đoạn này.
22 4.3.2 Doanh số thu nợ
Dựa vào bảng 4.6, trang 23, nhìn chung trong giai đoạn này, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối tốt, khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đều ở mức cao trên 85%, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm hơn 70% trong tổng doanh số thu nợ. Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng cũng giảm dần. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng tại Chi nhánh khi Ngân hàng đã chủ động cho vay chủ yếu là ngắn hạn trong giai đoạn này. Ngoài ra, doanh số thu nợ luôn ở mức cao là do sự nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ trung – dài hạn đều giảm qua các năm, nguyên nhân là do trong giai đoạn này Chi nhánh đã hạn chế các khoản cho vay trung – dài hạn, mặc khác cho vay trung – dài hạn có đặc điểm là không thu hồi nợ trong năm mà sẽ thu hồi ở các năm sau đó nên khó đảm bảo tính đầy đủ và đúng hạn của các khoản vay này.
4.3.3 Dư nợ
Nhìn chung tổng dư nợ của Chi nhánh đều tăng từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, trong đó dư nợ của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (bảng 4.8, trang 25). Tổng dư nợ đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012, tăng hơn 40% so với năm 2011. Nguyên nhân là do những chính sách kiềm chế lạm phát năm 2012 đã đẩy mạnh tín dụng, cung tiền cũng như tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thực chất do các đối tượng khách hàng chủ yếu là dân cư không trả được nợ đúng hạn nhưng những khoản nợ này vẫn được Ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ. Ngoài ra, trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay gần 12% tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ chỉ tăng khoảng 3% so với năm 2011 (bảng 4.6, trang 23), chính sự chênh lệch này cũng đã góp phần làm cho dự nợ tăng cao trong thời gian này.
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 có nhiều biến động (bảng 4.6, trang 23). Đặc biệt, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng khá cao lên đến 3,37%, nguyên nhân là do kinh tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hồi nợ đối với đối tượng khách hàng dân cư. Ngoài ra, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng năm 2011 tương đối cao đạt 3,64 vòng/năm (bảng 4.9, trang 29) làm cho thời gian trả nợ quá ngắn, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng.
23
Bảng 4.6 Tình hình cho vay của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6T 2013 so với 6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 1.592.137 2.138.126 2.390.407 1.257.896 1.264.230 545.989 34,29 252.281 11,8 6.334 0,5 Ngắn hạn 1.114.496 1.539.451 1.792.805 880.527 922.887 424.955 38,13 253.354 16,46 42.360 4,81 Trung-dài hạn 477.641 598.675 597.602 377.369 341.343 121.034 25,34 -1.073 -0,18 -36.026 -9,55 Doanh số thu nợ 1.383.942 2.093.016 2.144.707 1.188.556 1.193.080 709.074 51,24 51.691 2,47 4.524 0,38 Ngắn hạn 968.759 1.506.972 1.608.530 831.989 870.948 538.213 55,56 101.558 6,74 38.959 4,68 Trung-dài hạn 415.183 586.044 536.177 356.567 322.132 170.861 41,15 -49.867 -8,51 -34.435 -9,66 Tổng dư nợ 552.930 598.040 843.740 667.380 914.890 45.110 8,16 245.700 41,08 247.510 37,09 Nợ quá hạn 262 687 11.235 3.905 1.601 425 162,21 10.548 1535,4 -2.304 -59 Nợ xấu 10.020 20.140 19.917 10.954 22.801 10.120 101 -223 -1,1 11.847 108,15 Tỷ lệ nợ xấu(%) 1,81 3,37 2,36 1,64 2,49 x x x x x x
24
Bảng 4.7 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6T 2013 so với 6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Dân cư 1.273.710 1.774.644 1.936.230 1.056.632 1.087.237 500.934 39,33 161.586 9,11 30.605 2,9 Ngắn hạn 891.597 1.277.744 1.452.172 739.643 793.683 386.147 43,31 174.428 13,65 54.040 7,31 Trung-dài hạn 382.113 496.900 484.058 316.989 293.554 114.787 30,04 -12.842 -2,58 -23.435 -7,39 - TCKT 318.427 363.482 454.177 201.264 176.993 45.055 14,15 90.695 24,95 -24.271 -12,06 Ngắn hạn 222.899 261.707 340.633 140.884 129.204 38.808 17,41 78.926 30,16 -11.680 -8,29 Trung-dài hạn 95.528 101.775 113.544 60.380 47.789 6.247 6,54 11.769 11,56 -12.591 -20,85 Tổng DSCV 1.592.137 2.138.126 2.390.407 1.257.896 1.264.230 545.989 34,29 252.281 11,8 6.334 0,5 - Dân cư 1.107.153 1.758.133 1.737.212 998.387 1.026.049 650.980 58,8 -20.921 -1,19 276.662 2,77 Ngắn hạn 775.007 1.265.856 1.302.909 698.871 749.015 490.849 63,33 37.053 2,93 50.144 7,18 Trung-dài hạn 332.146 492.277 434.303 299.516 277.034 160.131 48,21 -57.974 -11,78 -22.482 -7,51 - TCKT 276.789 334.883 407.495 190.169 167.031 58.094 20,99 76.612 21,68 -23.138 -12,17 Ngắn hạn 193.752 241.116 305.621 133.118 121.933 47.364 24,45 64.505 26,75 -11.185 -8,4 Trung-dài hạn 83.037 93.767 101.874 57.051 45.098 10.730 12,92 8.107 8,65 -11.953 -20,95 Tổng DSTN 1.383.942 2.093.016 2.144.707 1.188.556 1.193.080 709.074 51,24 51.691 2,47 4.524 0,38
25
Bảng 4.8 Dư nợ theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6T 2013 so với 6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Dân cư 442.371 458.882 657.900 517.127 719.088 16.511 3,73 199.018 43,37 201.961 39,05 Ngắn hạn 309.641 321.529 470.792 362.301 515.460 11.888 3,84 149.263 46,42 153.159 42,27 Trung-dài hạn 132.730 137.353 187.108 154.826 203.628 4.623 3,48 49.755 36,22 48.802 31,52 - TCKT 110.559 139.158 185.840 150.253 195.802 28.599 25,87 46.682 33,55 45.549 30,31 Ngắn hạn 81.833 102.424 137.436 110.190 144.707 20.591 25,16 35.012 34,18 34.517 31,32 Trung-dài hạn 28.726 36.734 48.404 40.063 51.095 8.008 27,88 11.670 31,77 11.032 27,54 Tổng dư nợ 552.930 598.040 843.740 667.380 914.890 45.110 8,16 245.700 41,08 247.510 37,09
26
Để hiểu rõ hơn hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, ta cùng phân tích bảng 4.7 trang 24
Nhìn chung trong giai đoạn này doanh số cho vay của Ngân hàng luôn ở mức cao, tăng cao nhất trong năm 2011 đạt hơn 34% so với năm 2010. Số liệu từ bảng 4.7 cho thấy đối tượng cho vay của Ngân hàng tập trung vào khách hàng dân cư là chủ yếu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân là do trên địa bàn Thành phố Châu Đốc có ít doanh nghiệp lớn hoạt động, phần lớn là các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên nhu cầu vốn của đối tượng này tương đối cao. Cùng với sự phát triển của Thành phố Châu Đốc, trong những năm tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư mở rộng kinh doanh, nên doanh số cho vay của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng này được dự báo cũng sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Do Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với khách hàng dân cư nên doanh số thu nợ của nhóm khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng cao chiếm hơn 80% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng thu hồi nợ đối với dân cư chậm hơn so với các tổ chức kinh tế. Bởi vì, đối với đối tượng khách hàng dân cư thường vay vốn với số lượng thấp và nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh họ gặp phải những sự cố lớn thì khả năng trả nợ đúng kỳ hạn là rất khó. Mặt khác, đối với các tổ chức kinh tế Ngân hàng rất thận trọng trong việc thực hiện các khoản vay tương đối lớn như tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động xây dựng đầu tư của các tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo được khả năng trả nợ của nhóm khách hàng này. Trong thời gian tới, trên tinh thần thực hiện mục tiêu hạn chế nợ xấu, Ngân hàng sẽ siết chặt hơn nữa công tác thu hồi nợ đối với khách hàng dân cư cũng như đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn, nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng trong hoạt động cho vay. 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
4.4.1 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ của Ngân hàng nhìn chung tương đối cao trên 80% chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong thời gian qua khá tốt. Nhưng hệ số thu nợ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010 hệ số này là 86,92% đến năm 2011 là 97,89%. Nguyên nhân là do ngoài sự nỗ lực của các cán bộ trong công tác thu hồi nợ thì trong thời gian này các khoản cho vay chủ yếu của Ngân hàng là ngắn hạn, ít rủi ro nên khả năng thu hồi vốn cao. Nhưng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank Châu Đốc đã tiến hành giảm lãi suất cho vay nhằm giúp cho các tổ chức kinh tế dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn trung –
27
dài hạn để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng lâu dài do đó các khoản vay này có thời gian thu hồi vốn lâu nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng trong thời gian này (Bảng 4.9, trang 29).
4.4.2 Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng vào mục đích cho vay. Từ bảng 4.9, trang 29 ta thấy chỉ tiêu này của Ngân hàng luôn ở mức cao cho thấy nhu cầu vay vốn trên địa bàn là rất lớn, ngoài ra nguồn vốn điều chuyển ở Ngân hàng vẫn ở mức cao qua từng năm, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã và đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển để đảm bảo hoạt động cho vay trên địa bàn. Đồng thời công tác huy động vốn của Ngân hàng thật sự chưa hiệu quả trong giai đoạn này. Năm 2011 chỉ tiêu này là 2,71% và 6 tháng đầu năm 2013 là 3,59% đều giảm so cùng kỳ năm trước bởi vì thời gian này tình hình huy động vốn của Ngân hàng dần được cải thiện. Nhìn chung, nếu Ngân hàng duy trì được tỷ lệ này thì sẽ không