Huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 27)

Từ năm 2010 đến năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng chỉ tăng nhẹ với tỷ lệ tăng trong khoảng 9% đến 13%. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động không kỳ hạn tăng hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do khi các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn để tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất và trong điều kiện nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn như hiện nay, thì mọi hoạt động mua bán với khách hàng đòi hỏi một nguồn vốn sẵn sàng chi trả bất cứ lúc nào nên họ có xu hướng gửi tiền không kỳ hạn để thuận tiện hơn trong hoạt động thanh toán. (Bảng 4.2, trang 16).

15

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – 6T/2013

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6T 2013 so với 6T 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 130.500 220.560 260.580 148.205,6 254.800 90.060 69,01 40.020 18,14 106.594,4 71,92 Vốn điều chuyển 562.500 675.969 696.529 800.451,4 732.700,56 113.469 20,17 20.560 3,04 -67.750,84 -8,46 Tổng nguồn vốn 693.000 896.529 957.109 948.657 987.500,56 203.529 29,37 60.580 6,76 38.843,56 4,09

16

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – 6T/2013 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/ 2010 Chênh lệch 2012 / 2011 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tiền gửi KKH 52.747 57.480 65.072 38.463 175.548 4.733 8,97 7.592 13,21 137.085 356,41 Tiền gửi CKH 77.753 163.080 195.508 109.743 79.252 85.327 109,74 32.428 19,88 -30.491 -27,78 TG ngắn hạn 75.782 141.250 190.651 105.064 53.237 65.468 86,39 49.401 34,97 -51.827 -49,33 TG trung-dài hạn 1.971 21.830 4.857 4.679 26.015 19.859 1007,56 -16.973 -77,75 21.336 455,99 Tổng VHĐ 130.500 220.560 260.580 148.206 254.800 90.060 69,01 40.020 18,14 106.594 71,92

17

Trong tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất nguyên nhân là do Ngân hàng đã tập trung huy động trong ngắn hạn để cho vay ngắn hạn, tuy nhiên tiền gửi trung – dài hạn lại có nhiều biến động hơn trong giai đoạn này. Nhìn chung tiền gửi trung – dài hạn của Ngân hàng đều tăng trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 nhưng khoản tiền gửi này đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011, tăng gấp 10 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do

NHNN ban hành Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 01/10/2011 thay thế Thông

tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định trần lãi suất huy động đối với đồng Việt Nam và xuất hiện những dự báo về việc trần lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới làm cho người dân có xu hướng gửi tiền có kỳ hạn dài hơn để nhận lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, với sự biến động của thị trường chứng khoán, vàng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Ngân hàng gặp khó khăn trong

việc huy động vốn trung và dài hạn cụ thể là đến năm 2012, tiền gửi trung – dài

hạn giảm hơn 75% so với năm 2011 (Bảng 4.2, trang 16). 4.1.3 Huy động vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 4.3 cho thấy tổng tiển gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng (khoảng trên 70%), nhìn chung nguồn tiền này đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm dần. Nguyên nhân là do, dưới sự điều chỉnh lãi suất của NHNN đã tác động mạnh mẽ đến lãi suất huy động của Chi nhánh, cụ thể là lãi suất huy động theo kỳ hạn năm 2011 là 14% giảm xuống còn 8% đối với tiền gửi ngắn hạn và 10,5% đối với tiền gửi trung – dài hạn vào năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng tiển gửi từ dân cư giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm 2012 do lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 7% đối với tiền gửi ngắn hạn và 7,75% đối với tiền gửi trung – dài hạn. Ngoài ra, tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong giai đoạn 2010-2012 cũng không có nhiều biến động. Ngày 24/12/2012 NHNN thực hiện Thông tư số 33/2012/TT- NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 12%/năm, giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các doanh nghiệp tăng lên làm cho khoản tiền gửi KKH của các tổ chức kinh tế tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2013.

18

Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – 6T/2013

ĐVT : Triệu đồng Chỉ

tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/ 2010 Chênh lệch 2012 / 2011 Chênh lệch 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % ĐVT Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % TG dân cư 90.521 69,4 164.681 74,7 213.039 81,8 124.786 84,2 65.607 25,7 74.160 81,93 48.358 29,36 -59.179 -47,42 TG của TCKT 39.979 30,6 55.879 25,3 47.541 18,2 23.420 15,8 189.193 74,3 15.900 39,77 -8.338 -14,92 165.773 707,83 Tổng VHĐ 130.500 100 220.560 100 260.580 100 148.206 100 254.800 100 90.060 69,01 40.020 18,14 106.594 71,92

19

4.1.4 Huy động vốn theo nội tệ, ngoại tệ

Bảng 4.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Nội tệ 122.609,5 197.395 241.687,5 137.520,4 235.979,25 Ngoại tệ 7.890,5 23.165 18.892,5 10.685,2 18.820,75 Tổng VHĐ 130.500 220.560 260.580 148.205,6 254.800

Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Vietcombank Châu Đốc, 2010 – T6/2013

Qua tổng hợp nguồn vốn huy động của Ngân hàng ta thấy lượng vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 90%) và đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do, khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình nên họ sử dụng phần lớn là tiền mặt do đó số tiền nhàn rỗi họ gửi tiết kiệm vào Ngân hàng đa số là nội tệ.

Nhìn chung nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Ngân hàng đều ở mức tương đối cao trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do dịch vụ MoneyGram, Uniteller ngày càng trở nên phổ biến, người dân giao dịch nhận tiền gửi về từ nước ngoài khá nhiều và qua sự hướng dẫn, tư vấn của các cán bộ Ngân hàng nên khách hàng lựa chọn gửi ngoại tệ vào Ngân hàng với mức lãi suất dành cho USD là 2%/năm đối với mọi kỳ hạn, EUR là 1% và 1,75% lần lượt dành cho kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng làm cho nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng luôn ổn định trong những năm gần đây, mặt khác nó còn giúp cho Ngân hàng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong thanh toán xuất nhập khẩu và các cá nhân trong việc đi du lịch, khám chữa bệnh tại nước ngoài v.v.

4.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng đóng góp của nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực này. Từ bảng 4.5 ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng đều tăng qua các năm, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tăng đến 10,18% so với cùng kỳ năm 2012. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ổn định và phát triển vị thế của Ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu so sánh với Agribank Phú Tân thì tỷ lệ này của Ngân hàng vẫn còn

20

ở mức thấp, khả năng huy động vốn của Agribank luôn ở mức cao và chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, điều này cho thấy Agribank là một trong những Ngân hàng đi vào hoạt động rất sớm (15/8/1988) nên có thị phần khách hàng trên địa bàn tương đối lớn. Chính vì vậy, để cải thiện khả năng huy động vốn của mình thì Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể cạnh tranh được với đối thủ trực tiếp là Agribank Phú Tân (Bảng 4.5, trang 21).

4.2.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Qua phân tích chỉ tiêu trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Riêng năm 2012, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng chỉ đạt 18,14% nguyên nhân là do vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn mà theo chỉ đạo của NHNN cùng với tình hình chung của nền kinh tế, Ngân hàng Ngoại thương Châu Đốc đã chủ động giảm lãi suất huy động ngắn hạn từ 14% năm 2011 xuống còn 8% năm 2012, đồng thời tháng 7/2012 cá Tra, cá Basa trên địa bàn rơi vào tình trạng giá sụt giảm mạnh từ 26.500-28.500 đồng/kg giảm xuống chỉ còn 18.000-20.000 đồng/kg (theo Thủy sản Việt Nam) làm giảm thu nhập của người dân dẫn đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn để giúp Ngân hàng có thể cải thiện hơn trong quá trình kinh doanh (Bảng 4.5, trang 21).

4.2.3 Chi phí lãi bình quân

Nhìn chung chi phí lãi bình quân của Ngân hàng trong giai đoan này có tăng nhưng vẫn ở mức phù hợp với lãi suất huy động và cho vay. Năm 2011, chi phí lãi bình quân là 9,98% nghĩa là bình quân trong 100 đồng vốn thì Ngân hàng phải bỏ ra gần 10 đồng chi phí để trả lãi và tỷ lệ này tăng lên 12,62% vào năm 2012. Nguyên nhân của thực trạng này là do lượng vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn không chỉ làm tăng chi phí lãi, mà còn cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh chưa thực sự đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng nguồn vốn bình quân của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2012 lần lượt là 12,83% và 16,64%, điều này cho thấy với mức chi phí lãi bình quân bỏ ra tương đối cao nhưng khoản thu thu về từ lãi của Chi nhánh vẫn còn thấp, chính điều này đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng chậm trong giai đoạn này (Bảng 4.5, trang 21).

21

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 Vốn huy động Tr.đồng 130.500 220.560 260.580 148.205,6 254.800 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 693.000 896.529 957.109 948.657 987.500,56 Tổng nguồn vốn bình quân Tr.đồng - 794.765 926.819 - - Chi phí lãi Tr.đồng 61.000 79.300 117.000 53.900 51.900 VHĐ/Tổng nguồn vốn % 18,83 24,6 27,23 15,62 25,8 Tốc độ tăng trưởng VHĐ % - 69,01 18,14 - 71,92 Chi phí lãi bình quân % - 9,98 12,62 - - Thu nhập lãi/TNV bình quân % - 12,83 16,64 - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Kế toán Ngân hàng Vietcombank Châu Đốc, 2010 – T6/2013

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013

4.3.1 Doanh số cho vay

Số liệu từ bảng 4.6, trang 23 cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua mỗi năm nhưng tốc độ tăng giảm dần. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhiều nhất trong giai đoạn 2010 – 2011, tăng 38,13%. Đến năm 2012, tốc độ tăng là 16,46% so với năm 2011, nguyên nhân là do Ngân hàng đã chủ động cho vay ngắn hạn vì đây là khoản nợ có khả năng thu hồi vốn nhanh đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng, đồng thời tốc độ luân chuyển vốn cao nên Ngân hàng có thể tái đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung – dài hạn trong giai đoạn này nhìn chung không có nhiều biến động, bởi vì các khoản vay nay chủ yếu là các khoản vay lớn, mà Ngân hàng thì lại tập trung huy động ngắn hạn chính vì vậy Ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung – dài hạn trong giai đoạn này.

22 4.3.2 Doanh số thu nợ

Dựa vào bảng 4.6, trang 23, nhìn chung trong giai đoạn này, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối tốt, khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đều ở mức cao trên 85%, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm hơn 70% trong tổng doanh số thu nợ. Giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng cũng giảm dần. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng tại Chi nhánh khi Ngân hàng đã chủ động cho vay chủ yếu là ngắn hạn trong giai đoạn này. Ngoài ra, doanh số thu nợ luôn ở mức cao là do sự nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Doanh số thu nợ trung – dài hạn đều giảm qua các năm, nguyên nhân là do trong giai đoạn này Chi nhánh đã hạn chế các khoản cho vay trung – dài hạn, mặc khác cho vay trung – dài hạn có đặc điểm là không thu hồi nợ trong năm mà sẽ thu hồi ở các năm sau đó nên khó đảm bảo tính đầy đủ và đúng hạn của các khoản vay này.

4.3.3 Dư nợ

Nhìn chung tổng dư nợ của Chi nhánh đều tăng từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013, trong đó dư nợ của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao (bảng 4.8, trang 25). Tổng dư nợ đặc biệt tăng mạnh vào năm 2012, tăng hơn 40% so với năm 2011. Nguyên nhân là do những chính sách kiềm chế lạm phát năm 2012 đã đẩy mạnh tín dụng, cung tiền cũng như tăng chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, thực chất do các đối tượng khách hàng chủ yếu là dân cư không trả được nợ đúng hạn nhưng những khoản nợ này vẫn được Ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ. Ngoài ra, trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay gần 12% tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ chỉ tăng khoảng 3% so với năm 2011 (bảng 4.6, trang 23), chính sự chênh lệch này cũng đã góp phần làm cho dự nợ tăng cao trong thời gian này.

Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 có nhiều biến động (bảng 4.6, trang 23). Đặc biệt, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng khá cao lên đến 3,37%, nguyên nhân là do kinh tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hồi nợ đối với đối tượng khách hàng dân cư. Ngoài ra, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng năm 2011 tương đối cao đạt 3,64 vòng/năm (bảng 4.9, trang 29) làm cho thời gian trả nợ quá ngắn, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng.

23

Bảng 4.6 Tình hình cho vay của Ngân hàng Ngoại Thương Châu Đốc giai đoạn 2010 – T6/2013

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011 so với 2010 2012 so với 2011 6T 2013 so với 6T 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 1.592.137 2.138.126 2.390.407 1.257.896 1.264.230 545.989 34,29 252.281 11,8 6.334 0,5 Ngắn hạn 1.114.496 1.539.451 1.792.805 880.527 922.887 424.955 38,13 253.354 16,46 42.360 4,81 Trung-dài hạn 477.641 598.675 597.602 377.369 341.343 121.034 25,34 -1.073 -0,18 -36.026 -9,55

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh châu đốc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)