1. Đất sản xuất nông nghiệp Ha 9.459,20 76,10 9.374,14 76,07 9.283,30 76,23 99,10 99,03 99,07 a. Đất trồng cây hàng năm Ha 9.148,50 96,72 9.069,21 96,74 8.982,77 96,76 99,13 99,05 99,09 - Đất trồng lúa Ha 8.258,39 90,27 8.217,22 90,61 8.133,99 90,55 99,50 98,99 99,25 - Đất trồng cây hàng năm khác Ha 890,11 9,73 851.99 9,39 848,78 9,45 95,72 99,62 97,67 b. Đất trồng cây lâu năm Ha 310,70 3,28 304,93 3,26 300,53 3,24 98,14 98,56 98,35 2. Đất lâm nghiệp Ha 1.986,98 15,98 1.978,93 16,06 1.914,33 15,72 99,59 96,74 98,17 3. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 776,01 6,24 774,08 6,28 796,88 6,54 99,75 102,95 101,35 4. Đất nông nghiệp còn lại Ha 208,47 1,68 195,87 1,59 183,74 1,51 93,96 93,81 93,89
II. Đất phi nông nghiệp Ha 6.522,10 34,16 6.642,87 34,79 6.806,26 35,65 101,85 102,46 102,16
1. Đất ở tại nông thôn Ha 1.491,67 22,87 1.520,24 22,89 1.558,06 22,89 101,92 102,49 102,21
2. Đất ở tại đô thị Ha 138,91 2,13 137,76 2,07 141,98 2,09 99,17 103,06 101,12
3. Đất phi nông nghiệp khác Ha 4.891,52 75,00 4984,87 75,04 5.106,22 75,02 101,91 102,41 102,16
III. Đất chưa sử dụng Ha 140,28 0,73 127,15 0,67 108,53 0,57 90,64 85,36 88,00 IV. Một số chỉ tiêu
DT đất NN/khẩu NN Ha/ng 0,078 0,079 0,078 101,28 98,73 100,00
DT đất NN/hộ NN Ha/hộ 0,148 0,150 0,147 101,35 98,00 99,68
DT đất NN/LĐ NN Ha/LĐ 0,222 0,234 0,231 105,41 98,72 102,07
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Yên Dũng, 2015)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Yên Dũng là một trong các huyện đã và đang triển khai xây dựng cánh đồng mẫu đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Giang. Năm 2012, tỉnh đã xây dựng thí điểm 2 cánh đồng mẫu tại huyện Yên Dũng với quy mô 50 ha/cánh đồng (Cảnh Thụy - mô hình lúa thuần BC15 vụ mùa và Tư Mại - mô hình trồng khoai tây chế biến Atlantic vụ đông). Đến nay, sau 3 năm triển khai đã thu được một số kết quả tích cực.
Đề tài tập trung nghiên cứu ở 3 xã đại diện tiêu biểu của huyện, đang triển khai kế hoạch xây dựng NTM là: Tiến Dũng, Tư Mại và Xuân Phú.
Chọn mẫu điều tra: Số lượng mẫu là 105 người trong đó có 4 cán bộ nông nghiệp, 9 cán bộ địa phương, 90 hộ nông dân bất kỳ có đất tham gia trong CĐM (mỗi xã 30 hộ), 2 doanh nghiệp tham gia liên kết trong CĐM.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Số liệu và thông tin thứ cấp
Bảng 3.4 Thu thập số liệu thứ cấp
Nơi thu thập Thông tin
- Thư viện khoa KT&PTNT, trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Mạng internet
- Lý luận và thực tiễn triển khai CĐM - Lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong XD mô hình CĐM
- UBND huyện Yên Dũng, Phòng NN&PTNT, Phòng TN&MT, Ban chỉ đạo chương trình xây dựng CĐM, UBND các xã thuộc điểm nghiên cứu (Tiến Dũng, Tư Mại, Xuân Phú)
- Tình hình phát triển kinh tế, dân số - lao động, đất đai và sử dụng đất đai
- Văn bản chỉđạo DĐĐT, xây dựng CĐM - Công tác chỉ đạo, nguồn kinh phí và chính sách hỗ trợ DĐĐT, xây dựng CĐM - Kết quả DĐĐT, xây dựng CĐM
3.2.2.2 Số liệu và thông tin sơ cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): là phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện trong thời gian ngắn và dựa trên các thông tin thu thập từ trước, quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những câu hỏi không thể xác định trước.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc dựa trên bảng hỏi thiết kế:
Bảng 3.5 Thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương
pháp 1. Cán bộ nông nghiệp, Ban chỉ đạo Chương trình 4 cán bộ Kết quả DĐĐT, xây dựng CĐM Sự hiểu biết của họ về CĐM Sự tham gia của họ trong xây dựng CĐM tại địa phương Điều tra phỏng vấn trực tiếp 2. Chính quyền địa phương 6 cán bộ xã 3 cán bộ thôn Sự hiểu biết của họ về CĐM Sự tham gia của họ trong xây dựng CĐM tại địa phương Điều tra, phỏng vấn trực tiếp 3. Nông dân có đất trong CĐM 90 hộ (mỗi xã 30 hộ) Sự tham gia và những đóng góp của họ trong xây dựng CĐM Điều tra phỏng vấn trực tiếp 3. Doanh nghiệp tham gia trong CĐM
2 doanh nghiệp
Sự tham gia liên kết sản xuất trong CĐM tại địa phương
Điều tra phỏng vấn trực tiếp +Phỏng vấn nông hộ: Để nắm được sự đóng góp, tham gia cũng như so sánh giữa các thôn nên tôi lựa chọn điều tra ngẫu nhiên 90 hộ của 3 thôn tham gia trong CĐM.
+ Phỏng vấn KIP: Là phương pháp phỏng vấn trực tiếp người nắm giữ thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu. Thông tin được thu thập qua những người nắm thông tin chủ chốt: Cán bộ UBND huyện (Phòng Nông nghiệp) và UBND 3 xã; Cán bộ thuộc Ban chỉđạo xây dựng CĐM.
Nội dung khảo sát: các thông tin chung về người được phỏng vấn, sự tham gia của các hộ và các bên liên quan trong mô hình CĐM, những ảnh hưởng bước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 đầu của việc tham gia xây dựng CĐM tới đối tượng được phỏng vấn, những khó khăn cũng như mong muốn, đề xuất của người dân và các bên liên quan khi tham gia xây dựng CĐM.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập sẽđược tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả, phân tích kết quả thực hiện đề án CĐM và sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình CĐM qua 3 năm.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh về mức độ tham gia, đóng góp của người dân trong từng xã khác nhau. So sánh kết quả sản xuất trước và sau khi áp dụng mô hình, năm sau so với năm trước.
- Phân tích SWOT: Để xác định điểm mạnh, điểm yếu của huyện cũng như những cơ hội, thách thức từ bên ngoài khi tiến hành xây dựng mô hình CĐM.
Nội dung Cơ hội - O Thách thức - T
Mặt mạnh – S O – S T - S
Mặt yếu – W O – W T - W
3.2.5 Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá
Đểđánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng CĐM tại huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả xây dựng CĐM
- Số lượng CĐM trên địa bàn huyện - Tổng diện tích gieo trồng trên CĐM - Số lượng các hộ dân tham gia - Số lượng HTX, DN tham gia
- Sự thay đổi diện tích/thửa bình quân trước và sau khi tham gia CĐM - Sự thay đổi số thửa/hộ bình quân trước và sau khi tham gia CĐM
- Sự thay đổi năng suất cây trồng bình quân trước và sau khi tham gia CĐM, năm sau so với năm trước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 - Sự thay đổi lợi nhuận sản xuất trước và sau khi tham gia xây dựng CĐM, năm sau so với năm trước.
* Nhóm chỉ tiêu mô tả sự tham gia của người dân trong xây dựng CĐM
- Số lượng và tỉ lệ người dân tham gia trong DĐĐT
- Số lượng và tỉ lệ người dân tham gia xây dựng vùng sản xuất
- Số lượng và tỉ lệ người dân tham gia trong kêu gọi, lựa chọn DN tham gia - Số lượng và tỉ lệ người dân tham gia trong xác định giống cây trồng - Số lượng và tỉ lệ người dân tham gia trong sản xuất
- Số lượng và tỉ lệ người dân tham gia trong tiêu thụ
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình CĐM
- Giới tính
- Tuổi bình quân của chủ hộ - Tỷ lệ trình độ văn hóa của chủ hộ - Tỷ lệ loại hộ
- Tỷ lệ ngành sản xuất chính của hộ dân tham gia - Số nhân khẩu bình quân/hộ
- Số lao động chính bình quân/hộ - Số thửa bình quân/hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Quá trình xây dựng cánh đồng mẫu ở huyện Yên Dũng
4.1.1 Tổ chức bộ máy chỉđạo xây dựng cánh đồng mẫu
Căn cứ vào kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 31/12/2013 của UBND huyện Yên Dũng về DĐĐT, xây dựng CĐM trên địa bàn huyện giai đoạn 2014- 2016, bộ máy tổ chức chỉđạo xây dựng CĐM được quy định như sau:
- Cấp huyện: Kiện toàn Ban chỉđạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện; phân công bổ sung nhiệm vụ chỉđạo xây dựng CĐM cho các thành viên Ban chỉđạo. Theo đó, Chủ tịch UBND huyện chỉđạo 8 đồng chí vào Tổ công tác xây dựng CĐM bao gồm:
+Trưởng phòng NN&PTNT làm Tổ trưởng +Trạm trưởng Trạm khuyến nông làm Tổ phó
+Và sự tham gia phối hợp của các đồng chí thuộc các ban, ngành là thành viên: Phó phòng NN&PTNT, chuyên viên phòng NN&PTNT, Trạm Trưởng trạm BVTV, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện, Trưởng Đài truyền hình.
- Cấp xã: Tùy điều kiện cụ thể tại đơn vị, UBND các xã có thể lựa chọn việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng CĐM hoặc kiện toàn và phân công bổ sung nhiệm vụ cho các thành viên Ban quản lý xây dựng NTM để chỉ đạo, triển khai thực hiện xây dựng CĐM trên địa bàn.
- Cấp thôn: Tùy theo tình hình cụ thể từng thôn, Chủ tịch UBND xã có thể lựa chọn việc thành lập Tiểu ban xây dựng CĐM của từng thôn hoặc kiện toàn, giao bổ sung nhiệm vụ cho các thành viên Ban PTNT để tổ chức DĐĐT, xây dựng CĐM.
Nhiệm vụ, chức năng của Tổ công tác, Ban Chỉ đạo, Tiểu ban chỉ đạo được quy định rõ trong kế hoạch này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức bộ máy chỉ đạo xây dựng CĐM huyện Yên Dũng
(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng)
4.1.2 Quá trình dồn điền đổi thửa, xây dựng vùng sản xuất
Những năm qua, huyện Yên Dũng xác định một trong những mục tiêu quan trọng trong quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện là vận động nông dân tiến hành DĐĐT, chỉnh trang lại ruộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, lâu dài, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Công tác DĐĐT được Huyện ủy, UBND huyện Yên Dũng chỉđạo các xã thực hiện gắn với mục tiêu quy hoạch phát triển sản xuất trong xây dựng NTM.
Tổ công tác xây dựng CĐM huyện Yên Dũng Trưởng phòng NN&PT NT – Tổ trưởng Trạm trưởng Trạm Khuyến nông – Tổ phó Trạm trưởng Trạm BVTV – Tổ viên UBND huyện
UBND xã Ban chỉ đạo xây dựng CĐM cấp xã
Chủ tịch UBND xã – Trưởng ban Phó chủ tịch UBND xã – Phó ban
Trưởng Ban địa chính xã – Thành viên Chính quyền Thôn Chủ tịch Hội nông dân xã – Thành viên Tiểu ban chỉ đạo xây dựng CĐM
cấp thôn
Trưởng thôn – Trưởng tiểu ban
Đại diện hộ dân – Thành viên Phó thôn – Phó Tiểu ban Phó Chủ tịch Hội ND huyện – Tổ viên Phó Chủ tịch Hội LHPN – Tổ viên Phó phòng NN&PT NT – Tổ viên Chuyên viên phòng NN&PT NT - Tổ viên Trưởng Đài truyền hình – Tổ viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Từ năm 2011, UBND huyện đã chỉđạo các cơ quan chuyên môn lựa chọn và xây dựng kế hoạch, chính sách hỗ trợ 50 triệu đồng/thôn cho 02 thôn làm điểm DĐĐT là thôn Tân Mỹ - xã Cảnh Thụy và thôn Hưng Thịnh - xã Tư Mại đạt kết quả 100% so với kế hoạch đề ra.
Năm 2012, trên cơ sở kết quả đạt được của các đơn vị làm điểm, UBND huyện tiếp tục chỉđạo 3/6 xã điểm xây dựng NTM thực hiện công tác DĐĐT tại 21 thôn với tổng diện tích là 690,39 ha, đồng thời tổ chức sơ kết đúc rút kinh nghiệm và chỉđạo tiến hành công tác DĐĐT ở tất cả các xã, thị trấn còn lại trong huyện; giao Phòng NN&PTNT triển khai hướng dẫn công tác DĐĐT và lập hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ sau DĐĐT; theo các nội dung sau:
+ Lập đề án DĐĐT cho cấp xã.
+ Lập phương án mẫu DĐĐT cho thôn/xóm.
+ Lập hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT. + Lập hồ sơ cho thuê quỹđất công ích, đất để sản xuất nông nghiệp,… Năm 2013, công tác DĐĐT gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tiếp tục được chú trọng. Toàn huyện đã DĐĐT, giao ruộng đến người dân được 1.330 ha ở 36 thôn tại 6 xã: Tư Mại, Yên Lý, Đức Giang, Đồng Phúc, Lãng Sơn.
Đến năm 2014, toàn huyện đã có 14 xã thực hiện DĐĐT tại 46 thôn với tổng diện tích DĐĐT gần 2.300 ha với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 3,6 tỷđồng, trong đó huyện đã hỗ trợ 1,2 tỷđồng, tỉnh hỗ trợ trên 2,4 tỷđồng. Qua tổng hợp, công tác DĐĐT đến nay đã đạt được một số kết quả sau:
- Các địa bàn triển khai DĐĐT được sự đồng tình ủng hộ của đa số người dân. Bước đầu đã hình thành được những ô thửa lớn, hệ thống thủy lợi, giao thông đồng ruộng được cải tạo. Số ô, thửa bình quân sau khi DĐĐT giảm từ 6 - 8 thửa/hộ còn từ 2 - 3 thửa/hộ.
- Song song với công tác DĐĐT, đã lập xong hồ sơ cấp đổi GCNQSDĐ sau DĐĐT tại 14 xã với 17.475 hộđạt 42,37% tổng số hộ. Trong đó, đã có quyết định cấp giấy GCNQSDĐ của UBND huyện ký, trao tới hộ dân là 8.142 hộ.
- Bên cạnh đó, huyện cũng đã đặt 1.100 chiếc cột mốc cắm quy hoạch và đặt 903 tầm cống các loại. Thực hiện quy hoạch mới đường giao thông nội đồng với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 tổng chiều dài 11.340m. Tổng khối lượng đào đắp 108.900 m3. Tổng kinh phí thực hiện trên 1,37 tỷđồng.
Để đạt được kết quả đó là sự vào cuộc tích cực của các cấp, ban ngành trong đó Ban chỉ đạo xây dựng CĐM các xã đã tiến hành tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và đã được đa số người dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia đóng góp tiền, công lao động, đất đai để DĐĐT, xây dựng vùng sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số bất cập: sự phản đối của một số hộ dân; đất đai manh mún, số hộ tham gia đông, trình đô không đồng đều gây khó khăn trong quy hoạch, quản lý; sự chậm trễ trong cấp GCNQSDĐ; kinh phí hỗ trợ còn thiếu…
4.1.3 Nguồn kinh phí và chính sách hỗ trợ
Theo Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bắc Giang ngày 11/07/2013 về Ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích DĐĐT; xây dựng CĐM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 – 2016, nguồn kinh phí và chính sách hỗ trợđược quy định như sau:
4.1.3.1 Nguồn kinh phí hỗ trợ
- Đối với các xã điểm xây dựng NTM: Kinh phí hỗ trợ từ nguồn vốn phát