nghiệm
Sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Hiện nay trong hệ thống sản xuất những giống có khả năng kháng sâu bệnh sẽ dễ dàng được chấp nhận bởi có thể giảm đáng kể chi phí, sức lao động, giảm ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy chọn tạo giống kháng bệnh là một mục tiêu quan trọng trong công tác chọn giống cây trồng nói chung và chọn giống lúa nói riêng.
Tính kháng sâu bệnh là đặc tính di truyền tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường, do đó trong chọn giống đặc biệt là chọn giống lúa lai, việc tìm ra các tổ hợp bố mẹ kháng sâu bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm tạo ra con lai có tính kháng bệnh cao.
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các dòng mẹ trong thí nghiệm Đơn vị: Điểm STT Tên dòng Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn 1 E15S 0 0 1 0 2 TG1 0 0 1 0 3 827s 0 0 1 0 4 103sBB 0 0 1 0 5 135s 1 1 1 0 6 103s (đc) 1 0 1 0
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Tiến hành đánh giá tình hình sâu bệnh trên các dòng khảo sát và cho điểm theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của IRRI tôi thu được kết quả ở bảng 3.5.
Các dòng TGMS sinh trưởng trong điều kiện vụ đông xuân, nhiệt độ thấp không phù hợp cho sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều do đó các dòng TGMS không bị nhiễm: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn.
Đánh giá tính kháng bệnh bạc lá của các dòng TGMS bằng lây nhiễm nhân tạo 3 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá Race 3, Race 5, Race 14 chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Đánh giá tính kháng bạc lá của các dòng TGMS bằng lây nhiễm nhân tạo với các chủng vi khuẩn bạc lá lây nhiễm
trong vụ xuân 2014
TT Tên dòng Chiều dài vết bệnh (cm) Mức phản ứng
Race 3 Race 5 Race 14
Race 3 Race 5 Race 14 1 E15S 12,7 15,3 19,6 S S HS 2 TG1 13,3 15,5 18,3 S S HS 3 827s 11,2 16,2 19,2 MR S HS 4 103sBB 6,2 7,8 11,2 R R MR 5 135s 15,3 19,0 21,0 S HS HS 6 103s (đc) 13,5 17,6 18,5 S S HS
Ngày lây nhiễm: 24/04/2014 Ngày đo vết bệnh: 12/05/2014
Kết quả bảng 3.6 cho thấy: giống chuẩn nhiễm và đa số các dòng TGMS theo dõi trong thí nghiệm có phản ứng nhiễm đến nhiễm nặng với cả 3 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá, dòng mẹ 827s có phản ứng kháng vừa với chủng số 3, phản ứng nhiễm với 2 chủng còn lại; dòng mẹ 103sBB có phản ứng kháng vừa với Race 14, kháng với 2 chủng còn lại trong đó dòng mẹ đối chứng 103s có phản ứng nhiễm đến nhiễm nặng với cả chủng vi khuẩn, riêng dòng 103sBB kháng đến kháng vừa với cả 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 chủng, điều này chứng tỏ mẹ 103sBB có mang gen kháng bệnh bạc lá,điều này chứng tỏ dòng mẹ 103s BB có mang gen kháng bệnh bạc lá.