Đánh giá khả năng phân ly kiểu sinh trưởng và chiều dài 15 đốt của các dòng dưa chuột tự phối đời I1 và

Một phần của tài liệu chọn tạo và đánh giá các dòng dưa chuột địa phương tự phối (Trang 59 - 63)

14 LCH3I1 LCH3I2 29 1661I1 1661I2 15 LS 1I1 LS1I2 30 3681I1 3681I

3.1.4. Đánh giá khả năng phân ly kiểu sinh trưởng và chiều dài 15 đốt của các dòng dưa chuột tự phối đời I1 và

dòng dưa chuột tự phối đời I1 và I2

Kiểu sinh trưởng của cây:

Cây dưa chuột có 2 dạng hình sinh trưởng khác nhau: Dạng hình sinh trưởng hữu hạn và sinh trưởng vô hạn. Ở dạng hình sinh trưởng hữu hạn, cây dưa chuột sau một thời gian sinh trưởng trên đỉnh ngọn của thân chính xuất hiện một chùm hoa và cây ngừng sinh trưởng. Ở dạng hình sinh trưởng vô hạn, trên đỉnh ngọn không có hoa.

Tất cả các dòng dưa chuột tự phối tham gia thí nghiệm đều có kiểu sinh trưởng vô hạn. Qua 2 đời tự phối, các dòng dưa chuột không phân ly về kiểu sinh trưởng của cây.

Chiu dài 15 đốt ca các dòng dưa chut:

Thân cây phát triển mạnh khỏe là cơ sở cho các bộ phận khác phát triển một cách hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây tiến hành một cách thuận lợi. Bắt đầu từ thời kỳ cây có 3-4 lá thật thì thân cây phát triển nhanh mang tính đặc trưng của giống và tốc độ giảm về sau. Chiều dài 15 đốt đầu tiên ở thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng mạnh hay yếu của dưa chuột và là yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suất vì hoa cái dưa chuột chủ yếu ra trên thân chính, tập trung ở đoạn này. Từ đó giúp chúng ta có những nhận định bước đầu về tiềm năng sinh trưởng phát triển của giống.

Từ bảng 3.6 và hình 3.3 ta thấy: giữa 2 đời tự phối I1 và I2, hầu hết các dòng dưa chuột có nguồn gốc từ miền núi có sự khác biệt về chiều dài 15 đốt thân so với các giống có nguồn gốc đồng bằng. Ngoài đặc điểm của giống thì điều kiện ngoại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 cảnh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chiều dài thân cây. Ở vụ Xuân – Hè, các dòng dưa chuột tự phối đời I1 gặp thời tiết khá thuận lợi cho sự phát triển của cây như độẩm trung bình 85 – 90%, nhiệt độ 23,5 – 24,50C (tháng 2,3,4 năm 2014) cùng với lượng nước mưa, sự chăm sóc cung cấp nước thường xuyên nên đã tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển. Trong khi đó, ở vụ Hè – Thu, các tháng 7, 8 khí hậu tương đối nắng nóng, độẩm không khí thấp nên khả năng tăng trưởng về chiều cao thân ở hầu hết các dòng đều chậm hơn. Do đó các dòng dưa chuột tự phối đời I2 có chiều cao thân thấp hơn đời I1.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Bảng 3.6. Đánh giá khả năng phân ly chiều dài 15 đốt của các dòng dưa chuột tự phối đời I1, I2

Ký hiệu dòng tự

phối

Chiều dài 15 đốt đầu tiên (cm)

I1 I2 XTB SE CV% XTB SE CV% BK1I 127,20 1,11 3,81 121,19 0,86 3,54 BN1I 129,56 2,80 8,75 131,31 1,12 4,25 BN2I 133,14 2,40 7,14 126,46 0,86 3,39 CB2I 136,80 0,80 2,32 121,96 0,62 2,56 ĐB1bI 111,00 2,00 6,59 119,95 1,08 4,49 ĐB10cI 116,00 1,50 5,16 106,48 0,60 2,82 ĐB13I 132,30 1,00 3,07 110,50 0,69 3,14 ĐB15I 116,40 1,00 3,54 120,08 1,02 4,24 HD3I 133,50 2,40 7,23 118,12 0,65 2,71 HP1I 143,00 2,00 13,07 112,40 1,31 5,81 HY1I 122,00 4,00 5,60 138,28 0,78 2,81 LCH3I 140,00 0,90 2,51 128,70 0,70 2,73 LS1I 147,00 0,83 2,64 120,16 1,36 5,67 LS2I 140,00 2,08 6,46 119,26 0.47 1,98 SL9aI 106,00 2,50 6,58 119,62 1,54 6,43 SL13dI 114,00 2,90 10,23 117,79 1,27 5,41 SL27bI 120,10 1,70 5,57 109,28 0,81 3,71 SL28bI 133,80 0,60 1,70 113,18 1,17 5,15 SL29gI 132,75 1,40 4,24 111,12 0,78 3,50 SL34I 118,00 1,48 5,02 118,89 1,28 5,40 TB1I 138,10 1,45 4,20 129,84 0,59 2,29 TB2I 133,60 1,40 4,13 106,30 1,00 4,71 TQ1I 134,60 0,60 1,81 123,50 0,81 3,28 VP1I 130,00 2,60 8,02 139,41 0,84 3,00 VP2I 107,75 3,00 11,00 125,16 0,69 2,75 1661I 123,60 0,80 1,00 123,78 0,59 2,38 3681I 104,00 0,80 2,98 107,53 1,02 4,75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 • Chiều dài 15 đốt đầu tiên của thân:

Hình 3.3. Chiều dài 15 đốt thân đầu tiên của các dòng dưa chuột tự phối đời I1, I2

Trong cùng điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật chăm sóc, so sánh sự biến động về chiều cao cây giữa các dòng dưa chuột tự phối cho thấy:

Các dòng dưa chuột tự phối đời I1 có chiều dài 15 đốt đầu tiên từ 104,00 – 147,00 cm. Hệ số biến động về chiều dài thân có sự chênh lệch lớn giữa các dòng. Dòng dưa chuột có hệ số biến động chiều dài 15 đốt nhiều nhất là dòng HP1I1 (CV = 13,07%, SE = 2cm), chiều dài 15 đốt dao động từ 98,50 – 145,00cm, sau đó đến dòng VP2I1 (CV = 11%, SE = 3cm), có chiều dài 15 đốt dao động từ 80,50 - 121,00cm; Dòng dưa chuột có hệ số biến động chiều dài 15 đốt trung bình gồm các dòng: BN1I1 (CV = 8,75%, SE = 2,80cm), SL13dI1 (SE = 10,23%, SE = 2,90cm) và dòng VP1I1 (8,02%, SE = 2,60cm), dòng BN2I1 (CV = 7,14%), dòng HD3I1 (CV = 7,23%), dòng HY1I1 (CV = 5,6%, SE = 4cm); Dòng dưa chuột có hệ số biến động chiều dài 15 đốt ít nhất là dòng 1661I1 (CV= 1%, SE = 0,80cm) sau đó đến dòng SL28I1 (CV =1,70%, SE = 0,6cm), dòng TQ1I1 (CV = 1,81%, SE = 0,6cm); Các dòng dưa chuột còn lại có chiều dài 15 đốt biến động ít (CV = 2,13% - 6,59%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Qua tự phối ở thế hệ I2, các dòng dưa chuột tự phối có chiều dài 15 đốt đầu tiên của thân rất ít phân ly. Có 26 trên 27 dòng dưa chuột có chiều dài 15 đốt đầu tiên rất ít biến động, dòng LS2I2 có hệ số biến động chiều dài 15 đốt ít nhất (CV = 1,98%, SE = 0,47cm). Các dòng còn lại có hệ số biến động chiều dài 15 đốt đầu tiên ít (CV = 2,29- 6,43%), các cá thể trong dòng ít phân ly về chiều dài đốt.

3.1.5. Đánh giá khả năng phân ly một số tính trạng ra hoa của các dòng dưa chuột tự phối đời I2

Một phần của tài liệu chọn tạo và đánh giá các dòng dưa chuột địa phương tự phối (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)