Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ở Việt Nam

Một phần của tài liệu chọn tạo và đánh giá các dòng dưa chuột địa phương tự phối (Trang 26 - 30)

Do tập quán canh tác và điều kiện sản xuất nên hiện nay cây dưa chuột ở nước ta vẫn được trồng ở ngoài đồng ruộng là chủ yếu. Các kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong nước còn rất khiêm tốn. Trước đây, hầu hết các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 nghiên cứu tập trung vào các giống dưa chuột nhập nội và tuyển chọn các giống thích ứng tốt đưa ra sản xuất. Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống ưu thế lai đối với cây dưa chuột phục vụ cho ăn tươi và chế biến công nghiệp theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau là mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và bước đầu đã có những thành công được ghi nhận.

Từ năm 1974 đến năm 1980, tại Viện Cây lương thực- Cây thực phẩm, giống dưa chuột Hữu Nghịđã được lai tạo thành công bởi Trần Khắc Thi. (Trần Khắc Thi, 1981). Ông tiến hành lai giống mẹ có tên Nau Fuximari- nguồn gốc Nhật Bản và giống bố Quế Võ- giống dưa chuột địa phương ở Việt Nam, con lai thu được lai lại với giống Nau Fuximari, sau đó chọn lọc cá thể đến đời F8 đã chọn ra giống dưa chuột Hữu Nghịđáp ứng được nhu cầu sản xuất thời kỳđó.

Năm 1989, từ cặp lai HN1 x CPL572, Vũ Tuyên Hoàng và Đào Xuân Thảng đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp chọn dòng của Guliaev, kết hợp phương pháp thụ phấn đồng dạng. Đến năm 1993 đã chọn ra đuợc giống dưa chuột H1 có thời gian sinh trưởng 90–100 ngày, năng suất 25–30 tấn/ha, đặc điểm giống: quả dài 18- 20cm, đường kính quả 3,5-4,0cm, vỏ quả màu xanh sáng, có thể trồng 2 vụ/năm là xuân hè và thu đông (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1995).

Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về chọn tạo giống ở cây dưa chuột, nhóm tác giả Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998) đã sử dụng tổ hợp lai TL1 x C95 tạo ra giống dưa chuột lai F1 CP1, quả nhỏ, khối lượng quả 100-110g, cùi dày 1,2cm, thích hợp cho chế biến xuất khẩu. Giống PC1 có thể gieo trồng được cả 2 thời vụ xuân hè và thu đông. (Vũ Tuyên Hoàng, và cs., 1998).

Giống dưa chuột Sao Xanh là con lai F1 của tổ hợp lai DL15 x CP1583, được tạo ra bởi Vũ Tuyên Hoàng và Đào Xuân Thảng bằng phương pháp sử dụng ưu thế lai. Giống dưa chuột ưu thế lai F1 có thời gian sinh truởng là 85–90 ngày, cây sinh trưởng khoẻ, năng suất 45–55 tấn/ha, quả to dài 23–25cm, đường kính quả 3,5- 4,0cm, độ dày thịt quả từ 1,2-1,5cm. Chất lượng quả tốt, giòn, thơm được người tiêu dùng ưu thích. Ngoài ra, giống Sao Xanh còn có khả năng chống chịu khá với các bệnh sương mai, phấn trắng, héo rũ và virus. (Tạ Thu Cúc, 2000).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai PC4 được tạo ra từ tổ hợp lai DL7 × TL15, được công nhận giống tạm thời năm 2004. Giống có thời gian sinh trưởng: 85-90 ngày, thời gian thu quả 40-45 ngày. Quảăn giòn, có hình dạng đẹp, màu xanh đậm, kích cỡ quả 20-24cm x 2,8 – 3,0cm, độ dày thịt quả 1,22cm, phù hợp cho ăn tươi và chế biến muối mặn xuất khẩu. Khả năng chống chịu bệnh sương mai và bệnh phấn trắng tốt, giống thích hợp cho vụ xuân hè và thu đông. Năng suất: 48-50 tấn/ha (vụ xuân hè) và 40-43 tấn/ha (vụ thu đông). (Nguyễn Tấn Hinh và cs, 2004).

Giai đoạn từ năm 2001–2005, Viện nghiên cứu Rau Quả chọn tạo ra 2 giống dưa chuột CV5 và CV11, qua nghiên cứu các mô hình thử nghiệm tại Hưng Yên, Bắc Giang…cho thấy giống dưa chuột sinh trưởng, phát triển khoẻ, tỷ lệ đậu quả cao, dài 18–20 cm, vỏ quả xanh (CV11), xanh trắng (CV5), không bị đắng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (Trần Khắc Thi và cs., 2005). Dựa trên kết quả nghiên cứu dòng tự phối dưa chuột, các tác giả Ngô Thị Hạnh và cộng sựđã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1 và 2 giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến là CV209-1 (ND3-2-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3). Hai giống dưa chuột CV29 và CV209 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử tháng 3 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh và cs., 2009); (Phạm Mỹ Linh, 2009).

Nhằm tạo ra dòng dưa chuột tự phối đơn tính cái có khả năng kết hợp chung cao làm nguồn vật liệu cho công tác lai tạo giống dưa chuột mới. Năm 2007-2008, nhóm các tác giả Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh và Ngô Thị Hạnh đã tiến hành nghiên cứu giống dưa chuột lai F1 Marinda– 100% hoa cái; các dòng dưa chuột đơn tính đã chọn lọc đến thế hệ 17; các tổ hợp lai tạo được do phép lai đỉnh với vật thử là giống dưa chuột YM15 (tạo ra từ giống Yên Mỹ) và AT73653 (tạo ra từ giống Tam Dương). Việc sử dụng giống dưa chuột lai F1 Marinda thông qua phương pháp tạo dòng tự phối đã thu được 5 dòng D1, D2, D8, D13 và D17 đạt mức độ đồng đều khá về các tính trạng chiều cao cây và số lá/cây. Xác định được 5 dòng này có khả năng kết hợp chung cao. Các dòng đơn tính cái mới tạo ra có thể sử dụng làm nguồn vật liệu khởi đầu trong công tác lai tạo giống dưa chuột lai F1 có lượng hoa cái nhiều, tạo tiềm năng cho năng suất cao. (Phạm Mỹ Linh và cs.).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, các nhà khoa học, nhà chọn tạo giống có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học mới đạt hiệu quả cao trong nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất như: dùng phóng xạ, gây đột biến, biến nạp gen, dung hợp tế bào trần.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu chọn tạo và đánh giá các dòng dưa chuột địa phương tự phối (Trang 26 - 30)