Tác động của những vụ kiện bán phá giá thuỷ sản đến đời sống,việc làm và thu

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 83)

2. Một số vấn đề xã hội nảy sinh do những tranh chấp thương mại thuỷ sản giữa

2.3. Tác động của những vụ kiện bán phá giá thuỷ sản đến đời sống,việc làm và thu

Vụ kiện cá và tôm do Hoa Kỳ tiến hành đã tác động tiêu cực không chỉ đến hoạt động kinh doanh, việc làm và thu nhập của công nhân trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản mà nó còn tác động tiêu cực đến công ăn việc làm của các ngư dân làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Trước tình hình này, những thông tin dồn dập trên đã tạo ra một tâm lý hoang mang cho bà con ngư dân. Hiện tượng bán tháo cá tra, cá basa và tôm đã xuất hiện ở thời điểm diễn ra 2 vụ kiện. Giá cá và tôm bán ra sụt giảm cả về giá cả và về lượng. Dù muốn dù không, người dân cũng phải bán ra với bất cứ giá nào vì không thể chu toàn được số lượng thức ăn quá lớn vì cá, tôm đã trưởng thành. Vì vậy nạn nhân đầu tiên trong sự việc này vẫn là những người dân thấp cổ bé miệng.

Vụ kiện cá tra, cá basa đã và vẫn còn ảnh hưởng lâu dài trực tiếp đến nhiều hộ gia đình nông dân làm nghề nuôi cá tra, cá ba sa ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Trước những tác động xấu đến lợi ích kinh tế từ nghề nuôi cá tra, cá ba sa của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long, những người nông dân này rất bất bình trước các quyết định của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa đông lạnh tại thị trường này bởi ngay từ khi vụ kiện xảy ra, mặc dù là chưa có phán quyết cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), nhưng trong suốt thời gian xảy ra vụ kiện cá đến khi kết thúc vụ kiện. Giá cá tra, cá basa ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã liên tục giảm mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản cũng như thu nhập của ngư dân.

Những người sống bằng nghề nuôi cá da trơn lo ngại sâu sắc về các lý lẽ chống lại họ vì nguy cơ phải chuyển nghề kiếm sống là điều mà họ không thể thực hiện được. Bởi nuôi cá tra, cá basa ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là một nghề truyền thống đã có từ năm 1965 và nghề này chủ yếu vẫn là kế sinh nhai của hàng vạn ngư dân sống dọc hai bờ Sông Cửu Long. Họ sống chết với nghề, phát triển được vì nghề và lụi tàn cũng vì nghề. Số liệu của Hội nông dân tỉnh An Giang năm 2004 cho thấy, số lồng bè cá tra, cá basa đăng ký chính thức năm 2003 tại hội là 3.400 lồng và 1.430 ha hầm cá. Đây là nguồn sống của hàng

nghìn hộ nông dân. Song do những vụ kiện mà họ đã phải chịu hậu quả phi lý. Chị LTT, nông dân nuôi hai ao cá sau nhà ở Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết : " cá tôi nuôi đã đến lúc trưởng thành, nhưng trong suốt 2 tháng gọi bán mãi chẳng ai mua, tôi phải tiếp tục nuôi và chạy ăn từng ngày cho nó, trong khi đó tiền vay ngân hàng đã đến hạn trả. Do vậy phải đi vay lãi ngoài với lãi xuất 2 phân để trả ngân hàng, sau khi bán được cá, số tiền bán chỉ đủ trả tiền mà tôi vay lãi ngoài để trả ngân hàng, như vậy là sức lao động bỏ ra nuôi chưa tính đến mà gia đình

tôi cũng bị lỗ khoảng 45 triệu đồng" ( Phụ lục số 14 ).

Cũng theo nghiên cứu của Actionaid Vietnam năm 2003 về tác động của vụ kiện cá tra, cá basa thì hàng vạn ngư dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long có nguy cơ bị mất nghề và không có nghề sinh nhai, do chưa có điều kiện làm nghề khác. Cũng theo báo cáo này, 100% số hộ được phỏng vấn cho biết, họ không muốn mất nghề này, trong khi đó nhiều gia đình trở thành con nợ lâu dài và khó trả. Họ đã vay mượn rất nhiều để đầu tư vào bè/ hầm cá, với mong muốn được thay đổi cuộc sống. Nếu từ bỏ nghề này, rất nhiều gia đình rơi vào cảnh túng thiếu, nợ nần [1].

Trong suốt từ năm 2003 đến cuối năm 2004. Tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, do biến động về thị trường xuất khẩu, khả năng thu mua của nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản giảm, đầu ra của cá tra, ba sa ngày càng khó khăn. Trong tình hình đó, các thương lái đã gặp rất nhiều khó khăn. Anh LCT ở Phú Bình, Phú Tân (An Giang) - nuôi ba ao cá tra vào lứa thu hoạch cho biết: tôi đã liên hệ với 5 công ty và chờ đợi gần ba tháng mà chưa thể bán được cá. Tôi tìm đến vựa cá Mười Trình ở ấp Bình An 1, xã An Hòa, huyện Châu Thành, vựa

Mười Trình liền xuống tận nơi mua cá của tôi". Anh LCT tâm sự:“Trong tình

cảnh đầu ra khó khăn này, may nhờ các thương lái, nếu không chỉ còn nước kéo

lên phơi khô để dành ăn dần”.(Phụ lục, số 15)

Khi được hỏi về Hoa Kỳ áp dụng thuế chống phá giá đối với cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam, Ông TPĐ, Chủ trại nuôi cá tra, cá basa xuất khẩu ở huyện Thốt Nốt, tỉnh cần thơ cho biết : " quyết định của phía Hoa Kỳ là không

công bằng và vô lý, làm tổn hại quyền lợi của hàng chục nghìn hộ sống bằng nghề nuôi cá tra và cá basa như gia đình tôi, riêng năm 2003, gia đình tôi bị lỗ khoảng 100 triệu đồng, trong khi đó năm 2002, gia đình tôi chúng trên 300 triệu

đồng nhờ vào nuôi cá ". (Phụ lục, số 16)

Ông PVS, khi được hỏi cũng cho biết :" tôi chỉ là một trong số hàng nghìn bà con nuôi cá tra, cá basa tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đại diện 40.000 ngư dân nuôi cá tại An Giang đã ký vào kháng thư phản đối quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Quyết định này là không công bằng, không khách quan, đi ngược lại xu thế hoà nhập và cạnh tranh theo thông lệ quốc tế, làm cho

sản xuất và đời sống của ngư dân vô cùng khó khăn".(Phụ lục, số 17)

Ông TPH, một quan chức của hiệp hội nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ sản An Giang, nhớ lại cho biết :"sáng ngày 19 tháng 6 năm 2003, không khí phản đối quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tại An Giang lên rất cao, vì hơn

3.000 bè cá của các thành viên hiệp hội có nguy cơ bị phá sản".(Phụ lục, số 18)

Như vậy có thể thấy rằng vụ kiện chống lại cá tra, cá basa của Việt Nam và áp dụng thuế chống phá giá cao đã làm cho hàng chục ngàn hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở Đồng bằng Sông Cửu Long phải đối mặt với thực trạng hết sức bi đát: giá sụt thê thảm, lượng cá quá lứa thu hoạch ngày càng tăng cao vì không bán được, đời sống gia đình gặp khó khăn, những mọn nợ ngân hàng đến hạn trả luôn treo lơ lửng trong gia đình họ gây tâm lý hoang mang. Người nuôi đứng trước nguy cơ phá sản.

Ông BS, nông dân nuôi trồng cá tra, cá basa ở huyện Cần Giờ than phiền cho biết:“Năm 2003, tôi thả khoảng 70 ngàn con giống, dưới hầm trên 60 tấn cá nguyên liệu, bình quân từ 1 – 1,5 kg/con nhưng kêu bán chẳng ai mua. Cá càng lớn chi phí thức ăn càng cao, lại thêm nhiễm bệnh làm chết liên tục, vụ này xem

như lỗ trắng”... Cũng theo ông BS thì 2 người bạn của ông cùng huyện, một có

hầm cá trên 100 tấn, tất cả đều quá lứa thu hoạch mà vẫn không ai đến mua! nhưng bi đát nhất là người bạn kia đang “ôm” gần 500 tấn cá, mỗi ngày phải tiêu tốn gần 20 triệu đồng thức ăn. Bên cạnh đó, ông phải chạy toát mồ hôi để lo đóng

lãi 10 triệu đồng/tháng cho ngân hàng và 40 triệu đồng/tháng (vay bạc 4 phân bên ngoài) đầu tư nuôi cá. (Phụ lục, số 19)

Vụ kiện tôm cũng đã ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn lao động ngành tôm và có nguy cơ tái nghèo. Con số này được đưa ra hôm 28/6/2004, tại buổi công bố kết quả nghiên cứu về tác hại của vụ kiện tôm do ActionAid Vietnam phối hợp với Hội nghề cá, Hội Nông dân và giới báo chí thực hiện.

Năm 2004, theo số liệu thống kế của Bộ Thuỷ sản số lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ngành tôm Việt Nam khoảng 3,5 triệu người. Hậu quả của một phán quyết từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ về vụ kiện tôm đã ảnh hưởng hết sức nặng nề tới sinh kế của những người này. Rõ ràng, con tôm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội các làng xã ven biển, nhiều cộng đồng dân cư thoát nghèo, tạo việc làm ổn định cho ngư dân và khuyến khích các ngành nghề khác phát triển.

Nghiên cứu cho thấy, bình quân một hộ gia đình (3-5 người) thu lợi nhuận 10-12 triệu đồng/vụ (tương đương 670-800USD), thậm chí lên tới 70-100 triệu đồng (khoảng 4.600 - 6.700USD) đối với các hộ khá. Ở những vùng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ trồng lúa, thu nhập từ tôm cao ít nhất gấp 2-3 lần. Còn trong ngành chế biến thủy sản, trung bình mỗi nhà máy hiện đang tạo ra 1.000 - 2.000 việc làm ổn định, đảm bảo tiêu thụ tôm cho nông dân trong và ngoài địa phương sản xuất. Những ngư dân nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu khi được hỏi đều cho rằng việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm hiện không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ Chính phủ. Trong nuôi tôm, có đến 30% số hộ dùng vốn tự có của gia đình, do cha ông để lại hoặc tích cóp được. Hơn 50% số người còn lại phải vay tiền từ ngân hàng, với lãi suất quy định. Để được vay tiền, họ phải thế chấp sổ đỏ, giấy chứng nhận diện tích nuôi tôm...

Anh NTT cho biết :"Nuôi tôm có lãi, và đó là thành quả lao động của mình, tại sao chúng tôi phải bán phá giá? Nếu mất nghề này, tôi chắc phải đi làm

mướn mất" (Phụ lục, số 20).Tâm sự của Anh NTT cũng là nỗi lo chung của hàng

năng hàng trăm nghìn công nhân chế biến cũng phải tự xoay xở cho mình nghề sinh nhai mới.

Ông LTH (thị xã Bạc Liêu) cho biết:"Bản thân tôi nuôi tôm phải thế chấp ngân hàng hết phần đất của mình, từ con giống cho đến thức ăn,thuê mướn người trông coi...và hàng năm đều nộp thuế nhà nước. Tất cả nghĩa vụ chúng tôi đều thực hiện.Kỹ thuật nuôi tôm của người Việt Nam hiện tại không thua kém các nước,nên giá thành tương đối rẻ.Tôi sẵn sàng mời bất cứ các tổ chức nước ngoài nào đến xem quy trình nuôi tôm công nghiệp của tôi để thấy rằng,chúng tôi hoàn

toàn không được Nhà nước bảo trợ và có ý định bán phá giá"(Phụ lục, số 21)

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), trong suốt từ đầu tháng 6 đến cuối năm 2005, giá tôm sú nguyên liệu ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cũng liên tục giảm mạnh, với mức giảm từ 40.000-50.000 đ/kg so với năm trước - mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp giảm mạnh lượng mua tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, bởi thị trường tiêu thụ tôm tại Hoa Kỳ đã suy giảm mạnh sau khi vụ kiện bán phá giá tôm vào Hoa Kỳ xảy ra.

2.4. Tác động của các vụ kiện đến người tiêu dùng thuỷ sản Hoa Kỳ

Như đã nêu, Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của người Hoa Kỳ ngày càng cao và khả năng cung cấp của thị trường Hoa Kỳ vừa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa có chất lượng kém hơn so với một số nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam. Do vậy, các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá basa và tôm đã làm cho thị trường tiêu thụ thuỷ sản tại Hoa Kỳ biến động bởi các doanh nghiệp Việt Nam đã phải cắt giảm sản lượng xuất khẩu hoặc chuyển sang thị trường nước khác do bị Hoa Kỳ áp dụng thuế chống phá giá cao, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người Hoa Kỳ ngày càng tăng và điều này dẫn đến hiện tượng cung không đủ cầu. Do vậy để có được sản phẩm tiêu dùng người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả giá cao hơn để mua sản phẩm và dẫn đến hiện tượng những thương gia buôn bán nhỏ

thuỷ sản của Hoa Kỳ phải tăng giá. Điều này cũng có nghĩa là các vụ kiện này đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho một nhóm người buôn bán thuỷ sản của Hoa Kỳ mà quên đi lợi ích của chính người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Theo nguồn tin của VietNamNet - Hôm 7 tháng 1 năm 2005, tại Washington, đại diện của 6 nước bị đơn trong vụ kiện bán phá giá tôm đã ra thông cáo báo chí chung, bày tỏ quan điểm của các nước trên trong vấn đề này. Thông cáo nêu rõ những biện pháp bảo hộ thương mại mà một số người đánh bắt tôm Hoa Kỳ theo đuổi sẽ chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như nền kinh tế Hoa Kỳ. Thông cáo chỉ rõ "sản xuất tôm trong nước của Hoa Kỳ không thể đáp ứng nhu cầu của toàn bộ thị trường nội địa. Trên thực tế, tôm nhập khẩu chiếm tới trên 80% thị trường tiêu thụ tôm nội địa. Hơn nữa, tôm nhập khẩu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của các nhà đánh bắt tôm Hoa Kỳ. Mặt khác, tôm nhập khẩu là nguồn duy nhất có hiệu suất chi phí phù hợp đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Không gì thay đổi được thực tế rằng tôm nuôi trồng từ các nước xuất khẩu có lãi hơn tôm đánh bắt tự nhiên của Hoa Kỳ".

Bên cạnh đó, đại diện các nước xuất khẩu tôm cũng đã chứng minh rằng nhập khẩu tôm có lợi cho người tiêu dùng, bởi đây là "nguồn thức ăn giàu đạm, giá cả lại tương đối cạnh tranh so với các sản phẩm thịt khác". Nền kinh tế Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi từ tôm nhập khẩu vì "nó tạo ra khoảng 100.000 việc làm trong ngành chế biến của nước này. Nó cũng đem đến nhiều cơ hội cho các thương nhân bán lẻ và các nhà hàng ở Mỹ, cụ thể là nguồn thu nhập phụ thêm lên tới 2 tỷ USD mỗi năm". Do đó, các nước xuất khẩu đặc biệt lo ngại rằng "hành động bảo hộ thương mại sẽ chỉ dẫn đến phá vỡ giao lưu buôn bán và gây thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng Hoa Kỳ, những người sẽ phải trả nhiều tiền hơn do thuế nhập khẩu tăng".

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã có những bước phát triển tích cực, đặc biệt khi Hiệp định thương mại song phương giữa 2 nước có hiệu lực vào cuối năm 2001, Hiệp định này đã mở cửa cho sản phẩm thuỷ sảnViệt Nam thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 5 năm (2001 – 2005) quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã bộ lộ một số hạn chế và đặt ra những thách thức không nhỏ cho ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung, cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ nói riêng. Những tranh chấp và cáo buộc trong thương mại thuỷ sản của Hoa Kỳ chống lại các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua mặc dù là vô căn cứ, thiếu khách và công bằng. Song đứng dưới góc độ khoa học Xã hội học có thể thấy dù những tranh chấp đó có đi ngược lại với Hiệp định thương mại song phương giữa 2 nước thì những hành động chống lại các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ là một bộ phận của thực tế, của tâm thế xã hội. Hơn nữa khi nền công nghiệp sản xuất thuỷ sản nội địa của Hoa Kỳ bị suy yếu trong bối cảnh tự

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)