Tác động của các vụ kiện đến tình hình lao động, việc làm trong lĩnh vực thuỷ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 77 - 79)

2. Một số vấn đề xã hội nảy sinh do những tranh chấp thương mại thuỷ sản giữa

2.1. Tác động của các vụ kiện đến tình hình lao động, việc làm trong lĩnh vực thuỷ

vực thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Trong tiến trình hội nhập, xuất khẩu thuỷ sản được coi không chỉ là tìm đầu ra cho sản phẩm mà còn mang nhiều ý nghĩa tích cực khác (như góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao năng lực mở rộng thị trường cho doanh nghiệp…). Hiện nay, thuỷ sản là một ngành kinh tế quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam

nói chung, đối với người lao động trong lĩnh vực thuỷ sản nói riêng, đặc biệt người lao động ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thuỷ sản có vai trò to lớn đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững và việc làm ổn định cho người dân bởi Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng và chế biến, đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất của cả nước. Với tiềm năng, thế mạnh này đã được nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan kết hợp khái thác hợp lý. Trong những năm qua, nuôi trồng, chế biến và đánh bắt thuỷ hải sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã không ngừng phát triển góp phần cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong ngành thuỷ sản và gia đình họ. Hơn nữa nuôi cá tra, cá basa ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã trở thành một nghề truyền thống, phần lớn các gia đình làm nghề nuôi trồng thuỷ sản đã làm giàu từ chính nghề này. Tuy nhiên, giai đoạn 2001 – 2005, những tác động tiêu cực từ các vụ kiện bán phá giá thuỷ sản chống lại Việt Nam của Hoa Kỳ đã dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm trong lĩnh vực thuỷ sản diễn ra khá trầm trọng ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Bởi thiếu việc làm vừa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói, vừa là nguyên nhân khiến cho phân tầng xã hội diễn ra nhanh chóng ngay cả ở nông thôn. Biểu 8 dưới đây cho thấy thực trạng lao động trong ngành thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Biểu 8 - Lao động trong ngành thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long (%)

98 99 85 90 94 2 1 15 10 6 2001 2002 2003 2004 Ước 2005

Lao động làm việc thường xuyên Lao động không có việc làm thường xuyên

Biểu 8 trên cho thấy, lao động việc làm trong lĩnh vực thuỷ sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long có sự biến động đáng kể. Sự biến động giữa lao động có việc làm thường xuyên và lao động không có việc làm thường xuyên biểu hiện ở mối quan hệ tỷ lệ nghịch, cứ cái này tăng tất yếu cái kia giảm. Trong đó, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên hàng năm giảm một cách nhanh chóng, từ 98% năm 2001 xuống còn 85% năm 2003 và đây cũng là năm có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên thấp nhất trong 5 năm. Trong khi đó, tỷ lệ lao động không có việc làm thường xuyên lại tăng lên đáng kể, từ 2% năm 2001 lên 15% năm 2003 và đây cũng là năm chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 năm ( 2001 – 2005). Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do các vụ kiện chống lại các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam và việc tiến hành áp đặt thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa và các sản phẩm tôm của Việt Nam do Hoa Kỳ thực hiện. Tuy nhiên, 2 năm ( 2004 – 2005), tỷ lệ lao động không có việc làm thường xuyên đã bắt đầu giảm mạnh. Điều này chính tỏ sự năng động của ngành thuỷ sản nói chung ngày càng được nâng cao trong bối cảnh hội nhập. Khi được hỏi ông BTD, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau cho biết:" suốt từ cuối năm 2002 đến nay, doanh nghiệp chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, do vậy doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng xuất khẩu, điều này cũng có nghĩa là một bộ phận lao động trong doanh nghiệp phải tạm nghỉ việc hoặc làm việc theo kiểu lúc doanh nghiệp có việc thì làm, lúc

không có việc thì nghỉ". (Phụ lục số 9)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)