Các sản phẩm giao dịch có tính chất nhƣ CKPS

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 52 - 59)

Trên thị trƣờng phi chính thức, bên cạnh các loại CKPS đã đƣợc thực hiện còn phải kể đến các sản phẩm có tính chất nhƣ CKPS (Đều trao cho ngƣời nắm giữ quyền hoặc nghĩa vụ mua hoặc bán một loại chứng khoán trong tƣơng lai) nhƣ thỏa thuận mua lại (Repo) và giao dịch ký quỹ (Margin), bán khống (Short sales)

2.4.1 Thỏa thuận mua lại REPO

Thỏa thuận mua lại (Repurchase agreements): Trong thỏa thuận này có một ngƣời đi vay (Ngƣời bán công cụ chứng khoán/ngƣời vay tiền) bán chứng khoán nhằm mục đích vay tiền từ một ngƣời cho vay (Ngƣời mua công cụ chứng khoán/ngƣời cung cấp tiền) và ngƣời đi vay thỏa thuận sẽ mua lại chứng khoán trên vào một thời gian sau đó. Lãi suất Repo là chêch lệch giữa lƣợng tiền đã vay và lƣợng tiền trả lại, đƣợc tính bằng đơn vị phần trăm.

Trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, hoạt động Repo chứng khoán bắt đầu phát triển vào năm 2006 - 2007. Tuy nhiên, trƣớc bối cảnh khó khăn của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, sự giảm điểm liên tục của VN-Index trong nửa cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009 đã khiến hoạt động Repo giảm sút và ngƣng trệ.

Vào giai đoạn cuối năm 2010 giới đầu tƣ Hà Nội rộ lên việc tìm mua cổ phiếu công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đa quốc gia (IDI), sau khi có thông tin công ty này sẽ chào sàn trong quý III trên HoSE với giá 36.000 VND/CP. Trên thị trƣờng

45

giá cổ phiếu này giao dịch ở mức 23.000 VND/CP đƣợc Repo với giá 13.000 VND/CP. Cổ phiếu công ty cổ phần bất động sản Eximbank giao dịch ở mức 15.000 VND/CP đƣợc Repo với giá 12.000 VND/CP. Cổ phiếu công ty cổ phần đầu tƣ PVIF giao dịch ở mức 14.300 VND/CP đƣợc Repo với giá 10.000 VND/CP. Trƣớc khi niêm yết, cổ phiếu QCG của công ty cổ phần Quốc Cƣờng Gia Lai đƣợc công ty chứng khoán VN Direct Repo với mức khá cao. Khi đó, giá cổ phiếu này giao dịch trên thị trƣờng dự do ở mức 50.000 VND/CP thì nhà đầu tƣ chỉ phải bỏ ra 15.000 VND/CP để mua vì đƣợc công ty chứng khoán hỗ trợ vốn 35.000 VND/CP.

Trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, có nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện loại hình giao dịch Repo với nhà đầu tƣ với những cách giải thích không thống nhất và cách hiểu khác nhau về hợp đồng. Tuy nhiên về bản chất, có thể nhận thấy đay là giao dịch cho vay tiền thông qua hợp đồng mua bán kỳ hạn cổ phiếu. Phƣơng thức thực hiện có một số điểm chung nhƣ sau:

- Hai bên hợp đồng là nhà đầu tƣ và công ty chứng khoán. Nhà đầu tƣ ký hợp đồng mua bán có kỳ hạn với một công ty chứng khoán với điều khoản bán cổ phiếu cho công ty chứng khoán theo giá thỏa thuận, thông thƣờng từ 30 – 65% so với giá thị trƣờng của cổ phiếu.

- Khi đến hạn, nhà đầu tƣ mua lại số cổ phiếu này với giá bằng giá bán đã cộng với một khoản phí gọi là “Lãi suất Repo” tính trên tổng giá trị khoản mua bán và thông thƣờng tƣơng đƣơng với lãi suất cho vay của ngân hàng.

- Trong trƣờng hợp giá cổ phiếu giảm quá đến một tỷ lệ nào đó (Thông thƣờng 20%). Công ty chứng khoán có quyền nắm giữ và bán cổ phiếu (Thanh lý) để thu hồi vốn. Nếu giá bán thấp hơn giá đã mua thì nhà đầu tƣ phải nộp bù trừ cho công

46

ty chứng khoán. Ngƣợc lại, nếu giá bán cao hơn giá của công ty đã mua của nhà đầu tƣ theo hợp đồng trƣớc đó thì khoản chêch lệch này đƣợc trả lại cho nhà đầu tƣ - Mọi quyền lợi liên quan đến cổ phiếu trong thời hạn hợp đồng vẫn thuộc về nhà đầu tƣ (Cổ tức nếu nhận đƣợc sẽ đƣợc công ty chứng khoán khấu trừ khi nhà đầu tƣ thực hiện mua lại)

Nhƣ vậy, giao dịch Repo thực sự là đòn bẩy tài chính hiệu quả nhất là trong giai đoạn thị trƣờng cổ phiếu bùng nổ, giúp nhà đầu tƣ huy động vốn nhanh chóng nhằm mục tiêu lợi nhuận từ các khoản đầu tƣ trên thị trƣờng. Một điểm lƣu ý là so với thông lệ quốc tế, chứng khoán cơ sở ở đây là cổ phiếu, khác với trái phiếu trong giao dịch Repo điển hình ở các nƣớc khác.

2.4.2 Giao dịch ký quỹ (Margin)

Ký quỹ, vay mua chứng khoán là khoản tiền đặt cọc của một khách hàng, cho công ty chứng khoán khi họ thực hiện việc vay tiền mua chứng khoán. Theo quy định của Hội đồng dự trữ liên bang, mức ký quỹ ban đầu thực thi từ năm 1945 yêu cầu số tiền ký quỹ từ 50% tới 100% lƣợng tiền mua chứng khoán. Vào giữa nhƣng năm 1990 mức ký quỹ tối thiểu là 50% lƣợng tiền mua chứng khoán hoặc bán khống chứng khoán, tính ra tiền mặt hoặc các chứng khoán đƣợc giao dịch hợp pháp, với mức tối thiểu là 2.000 USD. Sau đó, các yêu cầu về ký quỹ duy trì đƣợc hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán (NASD) và Sở giao dịch chứng khoán đặt ra, nhiều công ty chứng khoán cũng có các yêu cầu tƣơng tự hoặc cao hơn.

Trong giai đoạn 2009 – 2010, giao dịch ký quỹ không còn xa lạ với nhà đầu tƣ dù về nguyên tắc ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc chƣa cho phép thực hiện. Khá nhiều các công ty chứng khoán đã có nguồn thu khá lớn từ hoạt động này. Theo “Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2010” của khối các công ty chứng khoán cho thấy sự tăng trƣởng của tỷ lệ doanh thu khác/Tổng doanh thu. Nhƣ tại công ty

47

chứng khoán Kiem Long, tỷ lệ này là 67,16%, tại công ty chứng khoán VN Direct là 57,1%, tại công ty chứng khoán TP.HCM là 57,17%, tại công ty chứng khoán Agriseco là 55,86%. Doanh thu khác phần lớn có nguồn gốc từ các thu nhập ngoài phí giao dịch trong mảng môi giới nhƣ lãi các hợp đồng ký quỹ, ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, ủy thác.

Thực tế trên giấy tờ, các gói sản phẩm giao dịch ký quỹ đƣợc thể hiện nhƣ một dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, hợp tác giữa hai bên công ty chứng khoán và nhà đầu tƣ theo một danh mục cổ phiếu quy định, với tỷ lệ đòn bẩy phổ biến từ 50/50 đến 20/80 tùy theo loại cổ phiếu và công ty chứng khoán. Tuy nhiên, về bản chất, công ty chứng khoán cung cấp tín dụng cho nhà đầu tƣ đòn bẩy tài chính và đƣợc hƣởng lãi suất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh lợi nhuận ban đầu thu đƣợc từ hoạt động giao dịch ký quỹ, nhiều công ty chứng khoán đã gặp phải những thất bại do chƣa có một khung pháp lý hoàn thiện dẫn đến những mâu thuẫn pháp lý đối với nhà đầu tƣ. Đồng thời, việc cho phép nhà đầu tƣ ký quỹ với một khối lƣợng tiền lớn mà không có hoạt động quản trị rủi ro đã dẫn đến sự thua lỗ nặng nề cho các bên tham gia. Hiện tƣợng này có thể đƣợc minh họa điển hình qua vụ việc về giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần nhựa An Phát (AAA) niêm yết trên HNX. Cổ phiếu AAA đã tăng mạnh từ mức giá 47.000 VND/CP ngày 19/8/2010 lên mức giá cao nhất là 91.600 VND/CP (Mức giá bình quân) ngày 16/9/2010 với thanh khoản tốt, trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán chỉ giao động rất hẹp. Khoảng 4,4 triệu cổ phiếu đƣợc giao dịch trong khoảng giá trên 90.000 VND. Tuy nhiên, chỉ sau 5 ngày giao dịch, giá AAA đã giảm về mức 63.400 VND/CP (Mức giá bình quân) tính đến hết ngày 24/9/2010, với khối lƣợng đặt mua khiêm tốn và dƣ bán lên tới hàng triệu cổ phiếu. Có nhiều giả thiết giải thích cho hiện tƣợng bất thƣờng trong giao dịch cổ phiếu AAA, nhƣng có một nhận định hợp lý cho rằng đã có sự làm giá

48

cổ phiếu này của một nhóm nhà đầu tƣ. Lợi dụng việc đƣợc ƣu đãi trong hoạt động ký quỹ của một số công ty chứng khoán, nhóm nhà đầu tƣ này đã liên kết với nhau thực hiện việc “Làm giá” cổ phiếu AAA, sau đó sử dụng vốn ký quỹ từ các công ty chứng khoán để mua ở giá cao. Sau cùng, sau khi các nhà đầu tƣ đã “Cao chạy xa bay”, các công ty chứng khoán phải lĩnh hậu quả từ việc cho thực hiện ký quỹ với tỷ lệ lớn.

Chƣa có số liệu thống kê chính thức về các khoản cho vay của công ty chứng khoán đối với nhà đầu tƣ dƣới dạng hợp đồng hợp tác đầu tƣ nhƣng chắc chắn con số này phải lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Các khoản cho vay ký quỹ tại các công ty chứng khoán tiếp tục là áp lực nặng nề đối với thị trƣờng chứng khoán, nhất là khi thị trƣờng đang đi xuống nhƣ hiện nay. Thực tiễn cho thấy việc dùng Margin đúng thời điểm là rất có lợi vì nhà đầu tƣ có thể kiếm lợi nhuận lớn khi số vốn đầu tƣ ban đầu bị hạn chế, tạo tính thanh khoản cho thị trƣờng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay, hình thức đầu tƣ này có độ rủi ro cao, càng sử dụng Margin nhiều thì số tiền thua lỗ càng nhanh. Do chƣa có quy định cụ thể, nên nhiều khoản vay không đƣợc thể hiện trên sổ sách kế toán nhƣ bản chất của nó mà nằm ở khoản phải thu hay tài khoản tự doanh tùy thuộc vào cách ghi nhận của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán không thể thu hồi lại khoản hỗ trợ tài chính do đó phải tiến hành khoanh nợ cho nhà đầu tƣ. Nhiều công ty không thể xử lý vì nếu xử lý sẽ phải hạch toán tổn thất này thì kết quả kinh doanh sẽ xấu đi, chƣa kể phải xử lý trách nhiệm của ngƣời bảo lãnh, của nhân viên môi giới, điều này dẫn đến sự thiếu minh bạch trong các công ty chứng khoán, gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan quản lý.

Ngày 1/6/2011 Bộ Tài chính đã ban hành thông tƣ số 74 về hƣớng dẫn giao dịch chứng khoán, trong đó có việc cho phép nhà đầu tƣ mở một tải khoản tại mỗi

49

công ty chứng khoán, đƣợc cùng mua và bán cổ phiếu trong cùng ngày giao dịch, đƣợc thực hiện nghiệp vụ ký quỹ (Margin) vào giao cho Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ này. Nhìn chung sau khi thông tƣ đƣợc ban hành, dƣ luận trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có nhiều phản ứng tích cực.

2.4.3 Bán khống (Short Sales)

Theo thông lệ, bán khống (Short Sales) là việc bán một chứng khoán mà ngƣời bán không sở hữu vào thời điểm bán. Thay vào đó, ngƣời bán này đi vay chứng khoán, hoặc đảm bảo đƣợc rằng chứng khoán có thể vay đƣợc để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua lại và trả lại chứng khoán đó khi giá chứng khoán ngày giảm.

Trên TTCK nói chung, hoạt động bán khống còn đƣợc chia làm 2 loại: Bán khống có đảm bảo và bán khống không có đảm bảo. Thực tiễn từ hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam cho thấy đa phần hoạt động bán khống đƣợc thực hiện có đảm bảo, tức là cổ phiếu đang về trên tài khoản và các công ty chứng khoán thƣờng cho phép nhà đầu tƣ đƣợc phép bán chuwgns khoán trƣớc thời điểm chứng khoán về tài khoản.

Nhìn góc độ khác, có thể thấy đây là hình vi các nhân viên môi giới của công ty chứng khoán cho nhà đầu tƣ vay chứng khoán. Chứng khoán cho vay có thể là của công ty chứng khoán có đƣợc trong hoạt động tự doanh hoặc cũng có thể thuộc sở hữu của một nhà đầu tƣ khác đang mở tài khoản tại công ty chứng khoán. Trong qua hoạt động ngày, công ty chứng khoán sẽ hƣởng phí trên giá trị chứng khoán mà ngƣời vay thực hiện. Hoạt động này về cơ bản không gây ra nhiều rủi ro cho công ty chứng khoán bởi họ đƣợc đảm bảo bằng chính tài khoản của ngƣời đi vay và số chứng khoán mà họ sẽ có. Theo báo đầu tƣ chứng khoán, trong giai đoạn cuối năm 2010, khi thị trƣờng chứng khoán có xu hƣớng đi xuống, các hình thức

50

cho vay chứng khoán để bán khống phát triển khá mạnh. Trong thƣ giới thiệu và chào mời mở tài khoản gửi tới nhà đầu tƣ, môi giới của một công ty chứng khoán không ngần ngại quảng cáo việc công ty chứng khoán mình sẵn sàng cho khách hàng vay cổ phiếu bán khống nhƣ một dịch vụ đặc biệt nhằm thu hút nhà đầu tƣ. Thậm chí, những danh sách cổ phiếu kèm theo khối lƣợng cổ phiếu mà khác hàng đƣợc vay để bán khống cũng đƣợc môi giới và nhà đầu tƣ chuyền tay nhau.

Bảng 2.3: Danh sách cổ phiếu NĐT có thể vay của một CTCK

Mã Khối lƣợng (CP) Mã Khối lƣợng (CP) HLG 99.490 V15 70.600 TBC 97.330 CCM 37.400 SRC 91.220 DPM 35.000 DAC 88.500 VCS 31.800 TLH 22.240

(Nguồn: Báo đầu tư chứng khoán số 130)

Còn trên thị trƣờng OTC, hoạt động bán khống chủ yếu là bán khống không có đảm bảo. Giai đoạn sôi động của hoạt động bán khống chủ yếu diễn ra vào đầu năm 2009. Hoạt động này đƣợc tập trung chủ yếu ở một số cổ phiếu OTC của các ngân hàng lớn mà điển hình là cổ phiếu của ngân hàng quân đội MB. Vào giai đoạn cao điểm, các môi giới tự do đã hình thành những chợ OTC để giao dịch bán khống cổ phiếu MB một cách tự phát. Về bản chất, các giao dịch bán khống trên thị trƣờng OTC là hoạt động không có đảm bảo. Do vậy, hoạt động này đã gây ra rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tƣ. Nhƣ vậy, hoạt động bán khống là một thực tế đã đƣợc triển khai trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cho dù dƣới nhiều tên gọi hoặc nhiều quan niệm khác nhau.

51

2.2 Đánh giá các điều kiện, tiền đề phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)