Điều kiện xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 37 - 44)

1.2.3.1 Điều kiện về môi trƣờng kinh tế, thị trƣờng tài chính và hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống luật pháp

Lịch sử thị trƣờng chứng khoán phái sinh đã hình thành từ hàng trăm năm trƣớc đây. Ban đầu chỉ là các hình thức tổ chức thị trƣờng hết sức sơ khai, thƣờng là mang tính tự phát, thiếu sự chặt chẽ trong quản lý. Thị trƣờng chứng khoán phái sinh ban đầu hình thành dƣới hình thức là thị trƣờng phi tập trung, mang nhiều tính tự phát. Nghĩa là các công cụ phái sinh đƣợc mua bán, chuyển nhƣợng ở nhiều địa điểm phân tán, quy mô giao dịch nhỏ, diễn ra dƣới hình thức hội họp, câu lạc bộ, phòng trà, quán cà phê. Hầu hết việc mua bán công cụ phái sinh diễn ra trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Các giao dịch thực hiện dựa trên các thỏa thuận, và quá trình thanh toán tiền và chứng khoán giữa các bên đƣợc thực hiện thông qua việc chuyển giao vật chất. Quá trình giao dịch này đƣợc tiến hành thủ công trong điều kiện quy mô thị trƣờng còn nhỏ, số lƣợng ngƣời sở hữu tham gia chƣa nhiều. Các bên tham gia giao dịch chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản của chính họ đặt ra mà đƣợc ghi trong hợp đồng ký kết, ngoài ra họ không phải chịu bất kỳ một loại hình pháp lý nào khác ràng buộc hay chi phối. Cũng chính và các phƣơng thức

30

thanh toán và giao dịch hoàn toàn thủ công, mất nhiều thời gian thực hiện nhƣ vậy nên đó phát sinh rất nhiều rủi ro nhƣ rủi ro về thanh toán, rủi ro về mất mát, rủi ro đối tác…

Trải qua quá trình phát triển đầy thăng trầm, Thị trƣờng chứng khoán phái sinh không còn mang tính tự phát và tự do nhƣ trƣớc nữa, nó đó trở thành một thể chế tài chính bậc cao đƣợc tổ chức hết sức chặt chẽ. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã dẫn đến yêu cầu về một mô hình thị trƣờng chứng khoán phái sinh hiện đại có khả năng xử lý an toàn một khối lƣợng giao dịch khổng lồ trong khi vẫn đảm bảo đƣợc thời gian thanh toán nhanh chóng. Để tổ chức một thị trƣờng chứng khoán phái sinh nhƣ vậy đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp đồng bộ, phù hợp và cần thiết để đảm bảo các mục tiêu cơ bản sau:

- Bảo vệ người đầu tư: Về mặt nguyên tắc, việc điều hành và giám sát thị trƣờng chứng khoán phải đảm bảo bảo vệ cho tất cả hệ thống thị trƣờng, bảo vệ mọi đối tƣợng tham gia thị trƣờng, từ ngƣời phát hành, ngƣời kinh doanh trung gian, ngƣời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và ngƣời đầu tƣ… Nhƣng ngƣời đầu tƣ là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong số các đối tƣợng tham gia thị trƣờng, họ là một bộ phận quan trọng nhất và cũng nhạy cảm nhất của thị trƣờng, dễ bị xâm phạm lợi ích nhất, dễ bị thiệt hại nhất và cần phải đƣợc chú trọng bảo vệ hàng đầu. Chính và vậy, tất cả các nƣớc đều đặt mục tiêu bảo vệ ngƣời đầu tƣ lên hàng đầu.

Các nhà đầu tƣ cần phải đƣợc bảo vệ không bị xâm phạm bởi các hoạt động gian lận, lừa đảo, thao túng giá, nội gián, tung tin đồn sai sự thật, phong tỏa thông tin, thiếu trung thực, công bằng… Yêu cầu công bố thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời và công bằng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ ngƣời đầu tƣ trên thị trƣờng.

31

- Đảm bảo thị trường công bằng, ổn định và hiệu quả: Tính ổn định của thị trƣờng đƣợc đảm bảo trên cơ sở đảm bảo tính tin cậy, công bằng, công khai và hiệu quả của thị trƣờng. Với mục tiêu “ổn định” thị trƣờng, nhà nƣớc phải tạo một thị trƣờng có kỷ luật, trật tự, an toàn, không đổ bể, ít rủi ro thì nhà nƣớc cần phải xác định cho phép những đối tƣợng nào đƣợc tham gia thị trƣờng, tiêu chuẩn tham gia thị trƣờng, xác định đƣợc phải quản lý cái gì và giám sát cái gì để đảm bảo sự an toàn, ngăn chặn những hành vi lạm dụng, phá hoại thị trƣờng, khuyến khích các thành viên tham gia thị trƣờng phải có thái độ xây dựng thị trƣờng.

- Đảm bảo sự phát triển của thị trường: Tạo môi trƣờng, điều kiện để thị trƣờng phát triển toàn diện, có thể cạnh tranh, thích ứng với mọi thay đổi thực tiễn. Với chức năng “Phát triển”, nhà nƣớc phải tạo động lực thúc đẩy thị trƣờng, các đối tƣợng tham gia thị trƣờng. Nếu vai trò “Duy trì ổn định” tập trung vào việc giám sát thị trƣờng, thì vai trò “Phát triển” cần tập trung vào việc phát triển hàng hóa, các loại hình công cụ cho thị trƣờng, phƣơng tiện thị trƣờng, chất lƣợng dịch vụ thị trƣờng…

- Giảm rủi ro hệ thống: Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận của thị trƣờng tài chính, là nơi giao lƣu các nguồn vốn của toàn xã hội, gắn bó hữu cơ trong sự phát triển đồng bộ của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia và các lĩnh vực khác trong xã hội. Chính và vậy, rủi ro của nó ảnh hƣởng, tác động đến toàn hệ thống tài chính tiền tệ và kinh tế - xã hội. Có thể chỉ cần tác động tâm lý tiêu cực của một vài ngƣời đầu tƣ sẽ dẫn đến sụt giá chứng khoán không cứu vãn nổi, hoặc ngƣợc lại, dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Có thể chỉ do một công ty chứng khoán gặp rủi ro thanh toán sẽ dẫn đến ảnh hƣởng hàng loạt và lây lan toàn bộ thị trƣờng. Hơn nữa, thị trƣờng chứng khoán là một hệ thống mở, có mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ hệ thống thị trƣờng tài chính và nền kinh tế - xã hội nói chung, thậm chí mang tính toàn cầu, có thể coi nó

32

là một mắt xích quan trọng trong chuỗi hệ thống kinh tế - xã hội nên ảnh hƣởng lây lan rất rộng.

Mặc dự không thể mong đợi Nhà nƣớc có thể ngăn chặn đƣợc những đổ vỡ tài chính của các tổ chức trung gian thị trƣờng, nhƣng cần phải đảm bảo giảm thiểu tối đa những rủi ro đổ vỡ tài chính nhƣ đặt ra các quy định về vốn tối thiểu và các quy tắc cẩn trọng đối với các tổ chức này. Mặt khác, khi có những rủi ro tài chính xảy ra, Nhà nƣớc cần phải có biện pháp giảm thiểu những tác động lây lan, cô lập hóa rủi ro trong phạm vi một tổ chức. Nếu có sự cố xảy ra, các tổ chức phải tuân thủ các quy định quản lý để đảm bảo tránh mất mát cho khách hàng, các đối tác kinh doanh và đổ và dây chuyền.

Môi trường kinh tế và sự phát triển của hệ thống thị trường tài chính

Thị trƣờng chứng khoán phái sinh là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của một nền kinh tế phát triển, là một thị trƣờng tài chính bậc cao trong hệ thống thị trƣờng tài chính. Một nền kinh tế “khỏe” hay “yếu” đều ảnh hƣởng trực tiếp đến thị trƣờng chứng khoán nói chung và thị trƣờng chứng khoán phái sinh nói riêng. Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, thị trƣờng chứng khoán phái sinh ra đời, hình thành và phát triển khi và chỉ khi mà nền kinh tế, thị trƣờng tài chính của quốc gia đó có bề dầy phát triển và đã đạt đến trình độ phát triển nhất định. Bởi sự phức tạp cũng nhƣ những đòi hỏi ở trình độ cao trong cấu trúc của thị trƣờng, bao gồm một hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ, cơ sở hạ tầng với những phần mềm, hệ thống thiết bị tối tân, hiện đại, với các nhà tạo lập thị trƣờng đủ tiềm năng, năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm.

Khi nói đến môi trƣờng kinh tế của một quốc gia nào đó là ngƣời ta đề cập đến tình hình thu nhập quốc dân của quốc gia đó, hay tốc độ tăng trƣởng kinh tế, chu kỳ tăng trƣởng kinh tế, tình hình lạm phát, việc làm, vai trò của Chính phủ trong

33

việc ổn định kinh tế vĩ mô… Việc Chính phủ tạo ra và duy trì môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tất yếu, cần phải đảm bảo cho cơ chế giá cả không bị bóp méo và có điều kiện ổn định, thuận lợi về tài chính và tiền tệ. Thị trƣờng chứng khoán phái sinh hay bất kỳ một thị trƣờng nào trong hệ thống các thị trƣờng tài chính sẽ không thể tồn tại, phát triển, hoạt động có hiệu quả khi môi trƣờng kinh tế của quốc gia đó có nhiều bất ổn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trì trệ, lạm phát leo thang… bởi tất cả những yếu tố đó có mối quan hệ với nhau chặt chẽ, chi phối lẫn nhau và ảnh hƣởng, tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thị trƣờng tài chính trong đó có thị trƣờng chứng khoán phái sinh.

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên thị trƣờng

chứng khoán phái sinh. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp các hoạt động giao dịch đƣợc diễn ra suôn sẻ và đem đến sự thuận tiện cho các bên. Nếu nhƣ thời kỳ đầu phát triển của thị trƣờng chứng khoán phái sinh, các bên tham gia mua bán phải tiến hành bằng cách la ó lên “Out cry” để tìm gặp những đối tác mua bán thì ngày nay cơ sở hạ tầng đó phát triển vƣợt bậc, thay vì bằng cách trên, họ có thể ngồi nhà online hay gọi điện thoại để mua bán thông qua ngƣời môi giới (Ngƣời trung gian) tại Sở hay còn đƣợc gọi là giao dịch trực tuyến. Và các lệnh mua bán của họ sẽ đƣợc hiển thị trên bảng điện tử trực tuyến. Nếu nhƣ họ đang ở vị thế mua trên thị trƣờng, thông qua bảng điện tử họ cũng có thể biết đƣợc tình hình giá bán và khối lƣợng bán trên thị trƣờng ra sao. Các hoạt động ký quỹ, bù trừ và thanh toán cũng đƣợc tiến hành bằng công nghệ tin học hiện đại, giúp cho các hoạt động đƣợc diễn ra nhanh chóng và đạt độ chính xác cao. Ví dụ, đối với hợp đồng tƣơng lai, sau mỗi ngày giao dịch, máy tính sẽ thực hiện công tác bù trừ theo giá của cuối ngày giao dịch và sẽ cho ra kết quả toàn bộ về giá trị giao dịch của toàn bộ các hợp đồng giao dịch tƣơng lai đã ký kết, cũng nhƣ các khoản ký quỹ bắt buộc của các hợp đồng đó.

34

Nếu nhƣ bên mua nào không đáp ứng đủ mức ký quỹ ban đầu thì lập tức sẽ cho ra kết quả phần ký quỹ cần bổ sung, và lập tức một lệnh gọi yêu cầu ký quỹ bổ sung sẽ đƣợc thiết lập.

Nhận thức đƣợc ý nghĩa to lớn của trình độ công nghệ thông tin trên thị trƣờng chứng khoán phái sinh nên ở hầu hết các quốc gia khi thị trƣờng chứng khoán phái sinh của họ ra đời là họ áp dụng ngay thành tựu khoa học tiên tiến nhất trong công nghệ. Do đó, giao dịch trực tuyến luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong phƣơng thức giao dịch của thị trƣờng chứng khoán phái sinh nƣớc họ. thị trƣờng chứng khoán phái sinh Hàn Quốc là điển hình, năm 1996 khi thị trƣờng chứng khoán phái sinh Hàn Quốc đƣợc đƣa vào hoạt động, họ đó áp dụng ngay giao dịch trực tuyến. Phần mềm giao dịch đó đƣợc họ tự đầu tƣ xây dựng và thiết kế, họ sử dụng phần mềm giao dịch của chính mình, chứ không nhƣ nhiều quốc gia khác là nhập khẩu phần mềm, điều này giúp cho Hàn Quốc chủ động hơn trong khâu duy trì, vận hành, sửa chữa khi cần thiết.

1.2.3.2 Sự hiện diện và sẵn sàng của các nhóm tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức, vận hành và quản lý thị trƣờng

Kinh nghiệm sử dụng, tổ chức, kỹ thuật và điều hành thị trƣờng nói chung là một trong những điều kiện quan trọng đối với hình thành thị trƣờng. Cho đến thời điểm này những nhóm hiểu biết nhất về sử dụng một số loại hình công cụ phái sinh để quản lý rủi ro là nhóm các ngân hàng, các quỹ đầu tƣ. Nói chung, giới kinh doanh Việt Nam hầu nhƣ chƣa có kinh nghiệm về sử dụng chứng khoán phái sinh để rào chắn rủi ro. Những nỗ lực đào tạo và giáo dục căn bản sẽ rất cần thiết ở tất cả các cấp độ của cộng đồng, từ những ngƣời sử dụng đến các nhà quản lý… trƣớc khi mở cửa Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Việc đào tạo này sẽ giúp cho việc

35

sử dụng thị trƣờng hiệu quả, bảo vệ nhà đầu tƣ trƣớc những tiêu cực, lừa đảo hoặc chính họ là chủ thể của những hoạt động mờ ám.

Thị trƣờng cổ phiếu, trái phiếu Việt Nam đã đi vào hoạt động cùng với sự hình thành của hàng loạt các định chế tham gia thị trƣờng, nhƣ các nhà đầu tƣ, các công ty chứng khoán, tổ chức vận hành và quản lý thị trƣờng sẽ là một tiền đề tốt để chuyển sang hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán phái sinh do giữa các thị trƣờng này có nhiều điểm tƣơng đồng trong lĩnh vực hoạt động.

36

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính Việt Nam đã và đang có những bƣớc phát triển rất quan trọng theo hƣớng hội nhập với đà phát triển của thị trƣờng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, dần hài hòa với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế chung. Đây là định hƣớng đúng đắn để hệ thống tài chính Việt Nam phát triển và ổn định, bền vững, tạo điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên, trái với với sự phát triển của hệ thống tài chính tính đến thời điểm hiện tại, các công cụ tài chính phái sinh và thị trƣờng chứng khoán phái sinh vẫn chƣa phát triển. Việc mua bán công cụ tài chính phái sinh ít đƣợc doanh nghiệp và các tổ chức tài chính thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chƣa có một văn bản pháp lý chính thức nào từ các cơ quan quản lý cho phép thực hiện các loại hình giao dịch chứng khoán phái sinh và các sản phẩm mới từ chứng khoán. Luật chứng khoán có định nghĩa một số loại chứng khoán phái sinh song trên thực tế chƣa có thị trƣờng CKPS chính thức ở Việt Nam. Thị trƣờng chứng khoán phái sinh hiện đang xây dựng ở mức đề án. Ở Việt Nam đã có các công cụ phái sinh hàng hóa, tiền tệ, lãi suất, vàng và chỉ có một số ít công ty chứng khoán đƣa vào giao dịch thử nghiệm hợp đồng quyền chọn cổ phiếu. Hiện nay ủy ban chứng khoán đang triển khai xây dựng thị trƣờng CKPS, theo dự kiến thị trƣờng sớm nhất sẽ đƣợc thành lập và đi vào hoạt động trong năm 2015

Tuy nhiên, thực tiễn thị trƣờng cho thấy, trƣớc nhu cầu phát triển sản phẩm mới để tăng doanh thu, tìm kiếm lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro, các công ty chứng khoán cũng nhƣ nhiều nhà đầu tƣ cá nhân vẫn tìm mọi cách “lách luật” để triển khai các sản phẩm giao dịch mới nhƣ hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tƣơng lai chỉ số, giao dịch ký quỹ, bán khống. Hầu hết các sản phẩm mới này đều có hình thái của chứng khoán phái sinh mặc dù vẫn chƣa có những quy định pháp luật cụ thể nào, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)