vốn đầu tư trung bình là 168,6 triệu đồng/tàu. Chi phí biến đổi tương đối lớn, trung bình là 643 triệu đồng/tàu/năm, trong đó chi phí cho
nhiên liệu chiếm tỉ lệ cao nhất (61,7%) nên nghề lưới kéo chịu tác động lớn của tăng giá nhiên liệu. Trung bình mỗi tàu đạt lợi nhuận khá cao là 359 triệu đồng/tàu/năm.
3.2.3.3 Nghề lưới vây
- Đặc điểm kỹ thuật của nghề lưới vây: Nghề lưới vây có thể khai
thác quanh năm ở cả hai vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, những tháng cho sản lượng cao tập trung từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Tàu lưới vây có tải trọng trung bình 71,5 tấn/tàu và công suất máy tàu trung bình 309 CV/tàu. Nghề lưới vây có số thủy thủ trên tàu đông (15,4 thủy thủ/tàu). Sản lượng khai thác hàng năm đạt cao, trung bình là 125 tấn/tàu/năm, cường độ khai thác của tàu lưới vây đạt 410 kg/CV/tàu/năm và có tỉ lệ cá tạp thấp nhất (8,66%).
- Hiệu quả tài chính: Nghề lưới vây có chi phí đầu tư cao (1,13 tỉ
đồng/tàu) và chi phí biến đổi lớn (1.328 triệu đồng/tàu/năm). Chi phí cho nhiên liệu chiếm tỉ lệ cao nhất (39,8%), nhưng nghề lưới vây đem lại lợi nhuận cao nhất (597 triệu đồng/tàu/năm) so với lưới kéo và lưới rê.
3.2.3.3 Những ưu điểm và hạn chế của nghề KTTS ven biển tỉnhSóc Trăng Sóc Trăng
Nhìn chung, ngành KTTS ở tỉnh Sóc Trăng thời gian qua đã phát triển ổn định, tuy nhiên còn có những hạn chế như:
- Nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm nên sản lượng khai thác của mỗi tàu giảm.
- Phương tiện kỹ thuật được trang bị cho khai thác chưa hiện đại, chi phí nhiên liệu cao làm cho lợi nhuận của người khai thác bị giảm.
- Các dự án đánh bắt xa bờ mang lại kết quả còn chưa cao cùng với các dịch vụ hỗ trợ cho khai thác xa bờ còn thiếu.
- Tỉ lệ tàu nhỏ còn cao, khâu bảo quản sản phẩm trên biển còn đơn giản nên các sản phẩm xuất khẩu sẽ gặp nhiều cạnh tranh về giá.
- Đa phần các hộ khai thác điều phải vay vốn ngân hàng, tuy nhiên do tỉ lệ cho vay thấp không đủ để đóng mới tàu đánh bắt xa bờ. - Công tác kiểm ngư còn hạn chế, nhiều tàu còn khai thác sai tuyến nên nên làm ngư trường, NLTS suy giảm.
3.2.4 Kết quả theo dõi (ghi chép số liệu) các nghề KTTS chính
Kết quả theo dõi kiểm nghiệm các đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây được thể hiện ở Bảng 3.11; 3.12 và 3.13.
Bảng 3.11: Các thông số kỹ thuật và lao động của các tàu KTTS
Loại nghề khai thác Tải trọng (tấn) Công suất tàu (CV) Số lao động(người/tàu)
Lưới rê 7,66±4,15 38,1± 4,28 4,83± 0,59
Lưới kéo 21,9±14,3 159± 133 4,22± 1,14
Lưới vây 67,5±16,8 325± 20,9 14,63± 0,56
Bảng 3.12: Sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây
Loại nghề khai thác (kg/chuyến)Sản lượng Sản lượng(kg/năm) (kg/CV/năm)Sản lượng
Lưới rê 195±50 15.581±4.370 413±125
Lưới kéo 5.859±5.886 150.307±124.742 974±208
Lưới vây 9.502±731 122.518±9.314 378±31
Bảng 3.13: Hiệu quả tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây
Nội dung Lưới rê
(triệu đồng/năm) (triệu đồng/năm)Lưới kéo (triệu đồng/năm)Lưới vây
Chi phí khấu hao 18,0±5,06 26,1±20,5 175±39,5
Chi phí biến đổi 199±22,6 950±645 1,222±89,5
Tổng thu nhập 317,2±89,0 1.581±1.312 2.198±167
Lợi nhuận 99,6±87,0 605±683 802±200
3.2.4.3 So sánh các chỉ tiêu theo dõi của các nghề KTTS
Kết quả khảo sát và kết quả kiểm nghiệm cho thấy ngư trường khai thác của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây giống nhau. Công suất tàu và số lao động trên tàu khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.14).
Bảng 3.14: So sánh sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây
Chỉ tiêu Khảo sát Kiểm nghiệm
Sản lượng (kg/năm/tàu) Lưới rê 15.071 a ±10.273 15.581 a ±4.370 Lưới kéo 127.969 a ±153.554 150.307 a ±124.742 Lưới vây 124.460 a ±15.491 122.518 a ±9.314 Sản lượng (kg/CV/năm/tàu) Lưới rê 458 a ±347 413 a ±125 Lưới kéo 1.022 a ±924 974 a ±208 Lưới vây 410 a ±70 378 b ±31 Tỉ lệ cá tạp (%) Lưới rê 22,8 14,6 Lưới kéo 34,7 38, 9 Lưới vây 8,66 6,46