Giải pháp quản lý và phát triển khai thác thủy sản ven biển bền vững

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 33 - 34)

- Cảng và bến cá: Toàn tỉnh Sóc Trăng có 6 bến cá, cảng cá chủ yếu là bến cá nhân dân, quy mô nhỏ nằm dọc theo bờ kênh rạch làng

3.3.2Giải pháp quản lý và phát triển khai thác thủy sản ven biển bền vững

biển bền vững

Ngành KTTS ở tỉnh Sóc Trăng phát triển ổn định thì cần có những giải pháp quản lý, phát triển bền vững như sau:

Giải pháp 6: Nâng cao năng lực khai thác thủy sản

Tiếp tục phát triển ba loại nghề KTTS chính đó là nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây để tăng sản lượng KTTS. Hạn chế đóng mới tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, ưu tiên đầu tư cải hoán và đóng mới tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Mở rộng ngư trường bằng cách đẩy mạnh khai thác xa bờ như từng bước hiện đại hóa tàu KTTS.

Giải pháp 7: Đẩy mạnh công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tuyên truyền ngư dân và tăng cường đội kiểm ngư để thực hiện nghiêm bảo vệ nguồi lợi thủy sản và môi trường, nghiêm cấm các tàu khai thác sai tuyến. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường.

Giải pháp 8: Tổ chức lại sản xuất

Tổ chức lại sản xuất, cũng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất, tổ chức đội sản xuất có cùng nghề KTTS, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển để giảm chi phí đi lại trên biển và sản phẩm KTTS có chất lượng cao.

Giải pháp 9: Đào tạo nguồn nhân lực khai thác thủy sản

Đào tạo nguồn nhân lực nghề KTTS có trình độ cao để có thể nắm bắt và áp dụng các thiết bị hiện đại trong nghề KTTS nhất là

nghề khai thác xa bờ. Trong quá trình đào tạo nên ưu tiên đào tạo con em ngư dân làm nghề KTTS.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 33 - 34)