Khái quát huyện Hàm Yên và Tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc huyện

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 33 - 69)

2.1.1 Vài nét về đặc điểm điều kiện tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hàm Yên.

Hàm Yên là huyện miềm núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, nằm ở vĩ độ 220 04’ Bắc và 1050 02’ kinh Đông; phía Bắc giáp huyện Bắc Quang ( tỉnh Hà Giang), phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa, phía Tây giáp huyện Yên Bình, Lục Yên ( tỉnh Yên Bái) trung tâm huyện lỵ cách thành phố Tuyên Quang 42Km về phía Bắc, tổng diện tích tự nhiên là 90.0054,6 ha, huyện gồm 17 xã, 01 thị trấn với 28.012 hộ, gồm 12 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 45,2%, dân tộc tày chiếm 22,6% là dân tộc Dao, Cao Lan, Mông, Hoa…; toàn huyện có 03 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo và Tin Lành.

Hàm Yên xưa là huyện Sóc Sùng, đời Minh là huyện Văn Yên, sau nhập vào huyện Khoáng. Đời Lê sơ gọi là huyện Sùng Yên sau đổi là Phúc Yên. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) kị húy chữ Phúc, đổi là Hàm Yên. Năm Duy Tân thứ 7 (1913) chia huyện Hàm Yên thành 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn. Tháng 12 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, khi tách trở lại thành Tuyên Quang và Hà Giang, Hàm Yên là huyện lị của tỉnh Tuyên Quang

Địa hình huyện Hàm Yên khá phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và hệ thống sông ngòi, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Đông Nam. Nhìn tổng thể, huyện nằm giữa 2 dãy núi lớn. Dãy Trạm Chu chạy từ Tự Do ( thuộc xã Yên Thuận) tới Bình xa, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,

từ Yên Hương tới Hùng Đức, có đỉnh cao nhất là núi Phấn (651m) và nhiều đỉnh cao hơn 500m. Cả hai dãy núi này đề có hướng dốc xuôi xuống phía sông Lô, tạo cho Hàm yên có thể như một thung lũng lòng chảo lớn mà đáy của nó là lưu vực sông Lô với những cánh đồng lớn và các soi bãi phù sa dọc hai bên bờ, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 46,7m.

Núi đồi Hàm yên chủ yếu là đồi núi đất (91,36% diện tích), có thảm thực vật phong phú và nhiều loại gỗ quý hiếm như: Đinh, Lim, Nghiến, Lát và các loài thú quý như hươu, nai, hổ, báo, gấu, nhím, tắc kè… núi đá chiếm khoảng 8,64% diện tích núi đồi, phân bố chủ yếu ở các xã: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Phù Lưu, Thái Sơn, Thái Hòa. Đặc biệt, với vị trí thuận lợi cho khai thác, vân chuyển, với diện tích lớn và chất lượng tốt, rừng Hàm Yên là vùng nguyên liệu giấy truyền thống của tỉnh Tuyên Quang.

Diên tích đất nông nghiệp của huyên không lớn (khoảng 13.880ha, chiếm 15% tổng diện tích, trong đó chỉ có 3.325ha là lúa nước); bình quân là 1052m2

một người, các cách đồng phần lớn nhỏ hẹp, phân tán dọc các sườn đồi. Hàm yên có một số cách đồng rộng từ 30 đến 70ha nằm ở các xã Thái Hòa, Nhân Mục, Yên Hương, Bình Xa, Minh Hương. Huyện có hơn 61.039ha đồi đất,thích hợn cho các cây công nghiệp (sả, chè), cấy ăn quả ( cam, quý, dứa…), cây lương thực (ngô, sắn…)

Hệ thống sông, ngòi của huyện khá dầy, tổng chiều dài là 455km. sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 68,8km từ Hòa Đông (xã Yên Thuận) tớ Chợ Tổng ( xã Đức Ninh) chia huyện thành 2 phân tả ngạn và hữu hạn, có giá trị lớn về giao thông vận tải; là nguồn nước sinh hoạt của nhân dân ven sông, trên đất huyện Hàm yên còn có 6 con suối lớn, cả 6 con suối này đều bắt nguồn từ núi Phấn hoặc núi Trạm Chu và cùng đổ ra sông Lô. Do độ dốc, khúc

khửu,nhiều thác ghềnh, thường có lũ lớn vào mùa mưa… nên sông , suối ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp cũng như trở ngại lớn trong việc mở mang giao thông, xây dựng cầu cống…bên cạnh đó về khí hậu ở Hàm Yên hình

thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau,nhiệt độ trung bình hàng năm 22,490, độ ẩm là

87,07%, lượng mưa bình quân là 162,40 mm. Điều kiện tự nhiên của huyện Hàm Yên đã mang lại cho huyện những lợi thế lớn về nghề rừng, chăn nuôi và trồng trọt, trong quá trình xây dựng quê hương với các thế mạnh trên đã từng bước khai thác, phát huy cơ cấu kinh tế, lâm nghiệp của huyện.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong thời gian qua Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết năng động, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh các phong trào thi đua; đề ra các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả việc thực hiện toàn diện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị. Trong điều kiện suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tư công, Đảng bộ huyện đã ban hành và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các chương trình, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện phát triển sản xuất. trong đó kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng thu nhập bình quân hàng năm đạt 14,41% cụ thể thu nhập bình quân đầu người đạt 23,370 triệu đồng/người/năm, tương đương 1,100USD (mục tiêu nghi quyết 18 triệu đồng/người/năm) cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. trong đó nông nghiệp và thủy sản chiếm 37,96% ( mục tiêu nghi quyết 37,3%); công nghiệp – xây dựng chiếm 29,9% ( mục tiêu nghi quyết (31,9 %); các nghành dịch vụ chiếm 34,3% (mục tiêu nghi quyết 30,08%), thực hiện các giải pháp giảm nghèo bên vững; các chương trình mục tiêu và huy động nguồn nhân lực hỗ trợ nâng cao đời sống cho các hộ nghèo, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, hoàn thành tốt kế hoạch giảm nghèo hàng năm ( giai đoạn 2011 – 2015 có 7.710 hộ thoát nghèo, giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 38,06% xuống còn lại 11,45% năm 2015.

Lĩnh vực văn hóa, thông tin tiếp tục phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Chất lượng hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền được

nâng cao, đặc biệt lễ hội truyền thống như: Động Tiên, chợ Quê, Hội chọi trâu đã thu hút nhiều du khác đến thăm quan

Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định và giữ vững; chủ động nắm chắc tình hình, tập trung giải quyết ngay từ cơ sở không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ tạo nhiều “điểm nóng”. Chủ động xây dựng và triển khai đồng bộ các kế hoạch bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày lễ tết và các sự kiên chính trị của địa phương; nắm chắc tình hình hoạt động và thực hiện các giải pháp đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của tổ chức bất hợp pháp lợi dụng dân tộc, tôn giáo. Đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng điều tra, phá án. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Hoạt đông cua MTTQVN huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội đã có nhiều cố gắng, tích cực trong đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, phát triển thành viên, tăng cường việc mở rộng tập hợp các tổ chức quần chúng nhân dân hoạt động theo ngành, nghề, giới, lĩnh vực có nhiều đóng góp thiết thực cho xã hội. Không ngừng khơi dậy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân ở cộng đồng dân cư; giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân theo phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm của nhân dân”, đồng thời nâng cao nhận thức, phát huy truyền thống vẻ vang của MTTQVN biểu tượng khối đoàn kết toàn dân tộc qua các thời kỳ cách mạng.

Cho đến nay, Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam huyên Hàm Yên đã trải qua 18 kỳ đại hội. Đại hội lần thứ XVIII Mặt trận Tổ quốc huyện đã đề ra phương châm và nhiệm vụ chung là:

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp, tăng cường củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương, hướng mạnh mẽ về các khu dân cư để triển

khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và cuộc vận động “ngày vì người nghèo”. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, huy động sức mạnh khối đoàn kết toàn dân để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, tăng cường hoạt động giám sát và phản biện xã hội để xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững vàng, đi đôi với phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Không ngường xây dựng và củng cố tổ chức, đổi mới hơn nữa phương thức hoạt động của Mặt trận các cấp.

Như vậy, chức năng giám sát xã hội đã được nêu rõ trong nội dung nhiệm vụ của Đại hội Mặt trận Tổ quốc huyện. Điều đó cho thấy đây là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện của Mặt trận

Đây là tiền đề thuận lợi để nhân dân tin tưởng thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện đặt ra thông qua sự lãnh đạo của Đảng bộ và tham gia tích cực các phong trào của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện.

2.1.2 Tổ chức bộ máy Mặt trận Tổ quốc huyện Hàm Yên

Mặt trận Tổ quốc huyện Hàm Yên trong những năm qua có bước phát triển mạnh cả về nội dung và hình thức hoạt động, đặc biệt về cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ. Trong nhiệm kỳ 2009 – 2014 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã kết nạp 02 tổ chức làm thành viên mới (Hội Luật gia, Hội Đông y) vào tổ chức thành viên của Mặt trận huyện, nâng tổng số thành viên lên 12 thành viên (Đảng, Hôi liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội cưu thanh niên xung phong, Hội luật gia, Hội đông y, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu giáo chức); Ủy ban MTTQVN huyện có 53 ủy viên, Ban Thường trực gồm 4 ủy viên ( 01 Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch, 01 Ủy viên thường trực)

MTTQVN cấp xã, thị trấn gồm 631 Ủy viên, Chủ tịch MTTQVN cấp xã, thị trấn gồm 18 đồng chí, 03 xã (Phù Lưu, Bình xa, thị trấn) có 2 phó Chủ tịch

Mặt trận, toàn huyện có 321 Ban công tác Mặt trận khu dân cư. Để nâng cao chất lượng hoạt động và nghiệp vụ công tác Mặt trận trong phong trào thi đua, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là chỗ dựa tin cậy để nhân dân phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình, Ban thường trực Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp với trung tâm Bồi dưỡng chính trị, phòng văn hóa huyện mở 18 lớp tập huấn cho các đối tượng là Ban thường trực ủy ban MTTQ các xã, thị trấn, trưởng ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư, Ban thanh tra các xã, thị trấn có 1.794 học viên tham gia. Hàng năm Ban thường trực và cán bộ chuyên trách Ủy ban MTTQ huyện, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Trưởng ban thanh tra nhân dân các xã, thị trấn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ do Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức. Như vậy, thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giúp cán bộ Mặt trận các cấp trong huyện rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, để từ đó trong quá trình thực hiên triển khai các chương trình, động viên sức mạnh khối đoàn kết toàn dân để thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện cơ sở đạt hiệu quả cao.

Dưới ngọn cờ đại đoàn kết, MTTQVN huyên Hàm Yên đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy trí tuệ và sức mạnh to lớn của các giai cấp và tầng lớp nhân dân trong huyện thực hiện các nhiêm chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, giữa vững an ninh, quốc phòng địa phương:

Giai cấp công nhân, đội ngũ công chức, viên chức và người lao động,

nòng cốt là tổ chức công đoàn với 3.280 đoàn viên với 116 công đoàn cơ sở, đây là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong khối liên minh công, nông và đội ngũ tri thức, là lực lượng phát triển nhanh về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí vượt qua khó khăn thử thách, hăng say lao động sản xuất, có niềm tin tưởng mãnh liệt vào con đường cách mạng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tích cực rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, chuyên môn nghiệp vụ, là lực lượng tiên tiến làm

chủ khoa học kỹ thuật, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Giai cấp nông dân. Thông qua đường lối của Đảng các chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn mà trực tiếp đây là Hội Nông dân trong những năm gần đây đạt được một số kết quả rõ rệt, thu hút lực lượng đông đảo 15.464 hội viên với 18 cơ sở trực thuộc, luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, thành viên hội cần cù và sáng tạo trong lao động, tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo thành hàng hóa. Kinh tế hộ gia đình phát huy hiệu quả, đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình kinh tế giỏi, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây trồng rừng số hộ khá giàu tăng, số hộ nghèo giảm (năm 2015 toàn huyện có 65 trang trại, nhiều trang trại đã có thu nhập từ trên 700 triệu đồng đến 01 tỉ đồng/năm). Truyền thống đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống được phát huy ở mỗi khu dân cư. Đồng thời trong những năm gần đây hội tích cực tham gia cùng cơ quan địa phương và nhân dân tham chương trình xây dựng nông thôn mới với 18 tiêu chí trong đó thực hiện bê tông hóa thay cho các con đường lầy lội trước đây với sự tham gia hỗ trợ của nhà nước và công sức của nhân dân cùng làm đã bê tông hóa trên 375km đường bê tông nông thôn trên toàn huyện.

Hội liên hiệp phụ nữ có tổng 13.868 hội viên với 19 cơ sở trực thuộc, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu, là nhân tố quyết định thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh của cả dân tộc. Phát huy truyền thống “Anh hung, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, trong thời kỳ hôi nhập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói chung, Hội phụ nữ huyện nói riêng là lực lượng lao động đông đảo nhất trong các lực lượng lao động, đảm nhiệm phần lớn công việc sản xuất và đời sống ở địa phương, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong những năm gần đây, các thành viên hội tích cực tham gia công việc sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống gia đình và làm nghĩa vụ với nhà

nước, lại phải vươn tới những tiến bộ mới để đạt hiệu quả cao. Điều này cho thấy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế gia đình hiện nay rất quan, trọng những đóng góp của lao động nữ đã góp phần phát triển kinh tế toàn diện huyện. Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ huyện tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 33 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w