Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo thực hiện chức năng giám sát xã

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 78 - 93)

xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hàm Yên hiện nay

Thứ nhất: Cần phải nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của Mặt trận Tổ quốc huyện trong giám xã hội

Giám sát xã hội là một chủ trương của Đảng ta nhằm phát và mở rộng một bước dân chủ trong xã hội. Để hoạt động giám sát xã hội của MTTQ đạt hiệu quả thiết thức, cần có sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Đối với huyện Ủy và chính quyền cần tôn trọng vị trí độc lập của Mặt trận tổ quốc huyện và các tổ đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống chính trị. Định hướng chính trị cho việc xác định nội dung, phương hướng cho hoạt động của Mặt trận huyện mà vấn đề quan trọng nhất là xác định chức năng và nhiệm vụ của Mặt trận trong thời gian tới. Hiện nay MTTQ huyện Hàm Yên cần phối hợp nữa giữa Mặt trận với các thành viên trong khối liên minh chính trị - xã hội của tổ chức tạo nên sức mạnh đồng thuận trong tổ chức, đồng thời cũng tạo nên cơ chế cho từng tổ chức thành viên thực hiện tốt chức năng của mình. Bên cạnh đó cấp ủy Đảng và chính quyền chỉ đạo, giáo dục, tuyên truyền cho đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu biết, nhận thức đúng về vị trí vai trò của Mặt trận tổ quốc trong hệ thống chính trị, đặc biệt hiểu biết về chức năng nhiệm vụ của Mặt trận trong giám sát xã hội. Cụ thể:

Đối với công tác của Mặt trận tổ quốc: cần xác định giám sát xã hội là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Mặt trận tổ quốc huyện. Hiện nay đã có quy chế về giam sát và phản biện xã hội theo quyết định 217, 218 Bộ chính tri về tăng cường quyền hạn của Mặt trận nhưng vẫn đang trong quá trình hướng dẫn và triển khai vào thực tiễn do đó đòi hỏi Mặt trân Tổ quốc huyện cần xác giám sát xã hội đây là một chức năng cơ bản trọng tâm sẽ thực hiện trong thời

gian tới, chuẩn bị xây dựng các chuyên đề giám sát hàng năm và ủy Ban thường trực MTTQ huyện có những đầu tư thỏa đáng cho hoạt động này. Sự tập trung ưu tiên cho việc thực hiện chức năng giám sát sẽ tránh cho MTTQ khỏi tập trung vào các hoạt động mang tính tuyên truyền, như : tuyên truyền về giao thông, bảo vệ mội trường…Những hoạt động đó không phải là không hữu ích, nhưng xét về mặt hiệu quả và điều kiện thực hiện thì nên để các tổ chức thành viện làm sẽ tốt hơn, bởi các tổ chức đó có đoàn viên, hội viên là những đối tượng mà công tác tuyên truyền mong muốn mang đến cho họ những thông tin trực tiếp.

Đối với các tầng lớp nhân dân: cần nâng cao ý thức chính trị và ý thức pháp luật của nhân dân thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về quyền giám sát xã hội của người dân đối với các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa

phương. Bên cạnh đó, cần nâng cao dân trí cho nhân dân và đồng bào dân tộc ở vùng khó khăn để từ đó có biện pháp cụ thể để khuyến kích động viên các tầng lớp nhân dân tham gia đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Trang bị cho nhân dân những kiến thức cần thiết để họ có thể tự mình trực tiếp thực hiện quyền giám sát xã hội.

Về nhận thức này, cho chúng ta thấy rằng, giám sát xã hội là quyền của dân, là trách nhiệm của Mặt trận với dân, với Đảng. Đảng vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận, Đảng cần tạo moi điều kiện để Mặt trận hoàn thành nhiệm vụ đưa giám sát xã hội vào cuộc sống, trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên ở mọi nơi trên cả nước. Thông qua Mặt trận, nhân dân thực hiện quyền giám sát xã hội giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, đói nghèo tụt hậu có hiệu quả, làm trong sạch bộ máy Nhà nước và bảo đảm trong Đảng không thể có “vùng cấm” và “siêu đảng viện”. Bên cạnh đó, Mặt trận chủ động đề xuất với Đảng và Nhà nước những vấn đề tham gia phản biện. Phản biện trên tinh thần xây dựng, đồng tình những vấn đề với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, phản

đối những vấn đề có hại đến lọi ích của nhân dân, chấp nhận những điều hợp lý và bổ sung những vấn đề còn thiếu.

Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc huyện đạt hiệu quả

Những quy định của pháp luật hiện hành chưa thực sự tạo được cơ chế pháp lý hữu hiệu cho Mặt trận Tổ quốc thực hiện quyết giám sát xa hội. Do vậy, cân phải hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo cho Mặt trận tham gia giám sát xã hội.

Xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo cho nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ đảng viện, công chức Nhà nước, cũng như thực hiện sự phản biện đối quá trình xây dựng, hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên trên thực tế mới chỉ có những chỉ đạo vĩ mô, còn việc cụ thể hóa tới từng địa phương thì chưa nhiều, thậm chí một số quy định, quy chế đưa ra còn đang trong thời gian thí điểm ở một số địa phương chưa có điều kiện triển khai rộng rãi, tuy vậy cũng không thụ động ngồi chờ, MTTQ huyện ngoài việc đề xuất với Đảng và Nhà nước xây dựng và ban hành các quy chế chính sách để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia giám sát xã hội thì MTTQ huyện tự mình

nghiên cứu tình hình thực tế ở địa phương đưa ra những quyết sách thực hiện những nội dung, chủ trương đã của đối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở về hoạt đông giám sát. Trong quy chế này cần quy định đầy đủ, rõ dàng về nội dung, hình thức cơ chế và hiệu quả pháp lý của hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc. Đồng thời, cần quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan chính quyền trước các yêu cầu, kiến nghị giám sát xã hội của Mặt trận cũng như đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát xã hội của Mặt trận. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện tốt và có hiệu quả thực hiện chức năng giám sát xã hôi của Mặt trận Tổ quốc huyện, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của cấp Uỷ đối với chính quyền và

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua cơ quan đại diện cho chính mình là Mặt trận Tổ quốc

Xuất phát từ cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, MTTQ huyện cần phải tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng một cách toàn diện đến các thành viên của Mặt trận cùng cấp và ở cơ sở. Cần có các điều kiện đảm bảo, các phương án bảo vệ cho các cá nhân mạnh dạn tố cáo hành vi tham

nhũng, đi đôi với chế độ khen thưởng kịp thời. Đây là những việc cần sớm được thực hiện để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Bởi vì, về lâu dài để hình thức pháp lệnh thì tính ổn định không cao và giá trị pháp lý thấp hơn hình thức luật

MTTQ huyện tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân phải tiến hành đông thời với việc tăng cường hoạt động giám sát của cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát thuộc bộ máy Đảng và Nhà nước. Cụ thể, tăng cường sự phối hợp kết hợp giữa hoạt động giám sát của nhân dân, thông qua hoạt động giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên với hoạt động thanh tra cơ quan Nhà nước, hoạt động kiểm tra của Đảng và hoạt đông giám sát của HĐND cấp huyện và cơ sở. Sự kết hợp giữa hoạt động giám sát mang tính quyền lực và hoạt động giám sát trực tiếp của nhân dân (giám sát mang tính xã hội), sẽ tạo ra cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động giám sát của nhân dân được tiến hành có hiệu quả trên thực tế

Thiêt lập mối qua hệ chặt chẽ hơn nữa giữa Đảng, chính quyền, MTTQ huyện, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong địa bàn huyện. từ đó vừa tạo được sự đồng thuật cao vừa lắng nghe kịp thời những băn khoăn, thắc mắc, những yêu cầu, kiến nghị của cử tri thông qua cơ quan đại diện của mình là Mặt trận tổ quốc huyện và các đoàn thể chính trị xã hội gáp phàn làm cho các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và chính quyền sát hợp với

thực tiễn của đời sống xã hội, đáp ứng tốt công cuộc đổi mới toàn diện địa phương nói riêng, đất nước nói chung

Thứ ba, Cần phải nâng cao chất lượng, đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và trên địa bàn dân cư

Hoạt động giám sát xã hôi là hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: chủ thể giám sát và chủ thể nhận giám sát. Hiệu quả hoạt động này còn phụ thuộc vào sự tham gia của hai chủ thể, trong đó chủ thể giám sát là Mặt trận tổ quốc giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp, vì vậy đển nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, thì trước tiên phải nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của Mặt trận để thực hiện được điều đó, Mặt trận tổ quốc huyện cần phải đổi mới cả về tổ chức và hoạt động.

Vê đội ngũ cán bộ, đây là lực lượng đóng vai trò quyết định trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận, vậy đổi mới công tác cán bộ phải đổi mới từ tư duy nhận thức đến tổ chức quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ… Trong điều kiện hiện nay người cán bộ Mặt trận cần phải “có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất năng lực tốt” nắm vững đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng cách sáng tạo đường lối vào thực tiễn công tác Mặt trận. Là cán bộ quần chúng, cán bộ Mặt trận phải có năng lực tiếp cận với các tầng lớp nhân dân; biết lắng nghe tiếng nói của quần chúng; biết khơi dậy và phát huy được tích cực xã hội của quần chúng; biết tập hợp và tổ chức được phong trào quần chúng; có đạo đức tác phong chuẩn mức…nhìn chung lại, người cán bộ Mặt trận cần hội tụ đủ những phẩm chất, năng lực để làm được cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và các cơ quan dân quyền.

Uỷ ban MTTQ huyện cần quan tâm hơn nữa trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ, cán bộ chuyên trách các cấp đi học hoặc chuyện tu tại các hệ thống trường đào tạo cán bộ tỉnh, quan tâm xây dựng cơ cấu cán bộ có tỷ lệ nam nữ hợp lý, có các lớp tuổi khác nhau, kết hợp cán bộ trẻ

,năng động với cán bộ giàu kinh nghiệm công tác, đểcó nguồn cán bộ bổ sung, kế thừa, khắc phục tình trạng hụt hẵng, bị động trong công tác cán bộ

Bên cạnh đó, MTTQ huyện cần chú trọng đội ngũ cán bộ ở cấp xã, thị trấn, đặc biệt cán bộ ở vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo. Có những chính sách để đảm bảo cuộc sống ổn định, yên tâm công tác, trong đó cần chú ý thực hiện các chính sách, chế độ tiền lương,

thưởng, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe… căn cứ vào những chính sách xã hội hiện hành để vân dụng phù hợp vào thực tế để động viện cán bộ nhiệt tình gắn bó lâu dài, đặc biệt là cán bộ trẻ, có trình độ. Ngoài ra còn trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho hoạt động của Mặt trận. Đây là nhân tố trực tiếp đến chất lượng hiệu quả hoạt động của các cá nhân đang tham gia.

Tích cực đổi mới công tác cán bộ cấp xã, thị trấn theo phương châm “trong dân, gần dân và có trách nhiệm với dân”; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận cấp xã, thị trấn, trong đó chú trọng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và năng lực vận động, tập hợp quần chúng; cán bộ Mặt trận đi sâu đi sát tới cơ sở thường xuyên nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân và phản ánh những vấn đề bức xúc tới cơ quan có thẩm quyền kịp thời giải quyết.

Về ban tư vấn, hiện nay MTTQ huyện đang gặp phải một số vấn đề khó khăn trong thực hiện chức năng của mình, trong đó có chức năng Giám sát xã hội, đòi hỏi có các chuyện gia về lĩnh vực này. Từ nhu cầu thực tiễn đó cần kiện toàn, nâng cao năng lực các ban tư vấn và các tổ chức thành viên, mạnh dạn giao quyền và sử dụng kết quả nghiên cứu, tư vấn giám sát. Bên cạnh đó xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa việc thành lập những hội đồng tư vấn liên nghành, liên cơ quan, tích cực bồi dưỡng năng lực, phương pháp, kỹ năng tư vấn, giám sát cho đội ngũ chuyên gia; chủ động phát hiện và mạnh dạn đề xuất và đóng góp các ý kiến vào văn bản, pháp luật, chế độ chính sách…chủ động nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ hội, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới.

Các ban công tác Mặt trận cụm đại bàn dân cư, cấp ủy Đảng, chính quyền và Ủy ban MTTQVN cơ sở cần tao điều kiện thuận lợi để ban công tác Mặt trận phát huy được vai trò tại địa bàn dân cư; thành lập tổ tư vấn, kiện toàn và củng cố biện toàn và củng cố Ban công tác Mặt trận để ngày càng đáp ứng nhu cầu, nhất là tăng cường việc chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc kiểm tra; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, với các chương trình, nội dung cụ thể sát hợp với tình hình của địa phương.

Thứ tư, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Ủy ban MTTQVN huyện Hàm Yên

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ huyện là nhiệm vụ cấp bách của công tác Mặt trận, bởi vì thông qua đổi mới thu thút đông đảo thành viên tham gia vào Mặt trận, nâng cao chất lượng hoạt động, từng bước đưa hoạt động giám sát xã hội vào thực tiễn đời sống nhân dân, tránh hình thức.

MTTQ huyện tiếp tục tuyên truyền và quá triệt tư tưởng quan điểm đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công!”[29], “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”[30], “ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”[31], Người tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết dân tộc, phụng sự Tổ Quốc”[32] ,và chỉ thị nghị quyết của hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX “về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”[33]; vận động nhân dân đóng góp ý kiến, kiến nghị,giám sát cán bộ, đnagr viên theo tinh thần, chủ trương, giải pháp của hội nghị trung ương 4 (khóa XI) “một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay”[34] gắn đẩy mạnh và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhân thức về công tác Mặt trận và công tác dân vận, để phát

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 78 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w