Nghĩa biện pháp: Việc tăng cường xây dựng,quản lí và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: " Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường THPT giai đoạn hiện nay" doc (Trang 33 - 36)

sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục, chất lượng quản lí giáo dục trong nhà trường.

2. Nội dung biện pháp:

- Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong nhà trường.

- Hiệu trưởng cử giáo viên, cán bộ quản lí trong lĩnh vực chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất trang thiết bị trong nhà trường tham gia các khoá bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời quản lí tốt công tác sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất theo tinh thần thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả.

3.Các hoạt động triển khai biện pháp:

- Chỉ đạo tận dụng trang thiết bị hiện có của nhà trường.

-Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng hoặc cử giáo viên kiêm nhiệm tham dự các lớp tập huấn về bảo quản và sử dụng, thiết bị dạy học và thiết bị quản lí.

Biện pháp 8: Xây dựng tập thể sư phạm của nhà trường theo hướng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Ý nghĩa của biện pháp:

Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho giáo viên và các cán bộ quản lí trong nhà trường có cơ hội giao lưu học hỏi nâng cao ý thức và năng lực chuyên môn trong thế chủ động.

2.Nội dung biện pháp:

- Xây dựng tập thể giáo viên có chung tầm nhìn,quan điểm, phát huy sự nỗ lực của mỗi cá nhân trên con đường hoàn thiện chính bản thân để hướng đến mục tiêu của nhà trường về chất lượng giáo dục và các nhiệm vụ giáo dục khác.

-Xây dựng tập thể giáo viên biết hợp tác trong học tập đặc biệt là tinh thần cùng học tập.

- Người quản lí phải xây dựng nhà trường theo những mục tiêu phát triển cụ thể, biết tổ chức tập thể giáo viên một cách khoa học, có nhu cầu được tiến bộ, khẳng định bản thân trong tập thể được tập thể thừa nhận.

3.Các hoạt động triển khai:

-Xác định tiêu chí nhà trường là một tổ chức biết học hỏi. -Xác định sứ mệnh hành động.

-Nhà trường phải xác định được hệ giá trị trong quan hệ ứng xử.

-Nhà trường phải xác định được tầm nhìn và chiến lược phát triển nhà trường.

-Nhà trường và đội ngũ giáo viên phải xác định được những thuận lợi,khó khăn,điểm mạnh,điểm yếu và những tiềm năng của nhà trường.

-Tạo sự đồng thuận trong tập thể giáo viên về những chiến lược,mục tiêu, và nhà trường trong từng giai đoạn phát triển.

-Kế hoạch các chương trình hành động lôi cuốn mọi người cùng tham gia. -Tổ chức các hoạt động thúc đẩy giáo viên NCKH.

- Tổ chức đánh giá nhận xét khích lệ việc trao đổi kinh nghiệm.

Biện pháp 9: Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục.

1. Ý nghĩa của biện pháp:

XHH trong việc nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phát huy hiệu quả xã hội của giáo dục.Sự tham gia của xã hội góp phân thể chế hoá mục tiêu giáo dục.Nhà trường sẽ gắn với xã hội,giáo dục gắn với cộng đồng,phát triển sức mạnh của giáo dục trong tập thể và trong cộng đồng.

2.Nội dung của biện pháp:

- Xây dựng phong trào học tập cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong nhà trường có sự phối hợp với cộng đồng.

-Xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh.

-Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các hình thức học tập.

3.Các hoạt động triển khai biện pháp:

-Xây dựng nhà trường thành một tập thể biết học hỏi.

-Tăng cường các hoạt động giao lưu trao đổi giữa các giáo viên và cán bộ quản lí với cộng đồng, các tổ chức khác trong xã hội.

-Tăng cường các buổi hội giảng, thao giảng, thảo luận về chuyên môn với các tổ chức,các đoàn thể khác trong xã hội.

Kết luận:

Về cơ bản các biện pháp quản lí trên đã góp phần xây dựng,phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường phổ thông.Các biện pháp này có mối liên hệ hữu cơ khăng khít với nhau.Biện pháp này bổ trợ cho biện pháp kia,không hề tách rời nhau trong chức năng hoàn thành một cách tối ưu các mục tiêu giáo dục mà nhà truờng đã đề ra.Ngưòi quản lí trong nhà trường cần linh hoạt vận dụng các biện pháp trên cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm và môi trường giáo dục của từng địa phương sao cho công tác quản lí nhằm xây dựng,phát triển, nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong nhà trường đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận: " Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường THPT giai đoạn hiện nay" doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w