Một số ưu nhược điểm của phương pháp thủy canh

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của 3 giống đậu nành nhật 17a, mtđ 176, mtđ 7604 bằng phương pháp thủy canh (Trang 34 - 35)

Ưu điểm:

Chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây trồng thông qua việc cung cấp các chất cần thiết cho từng giai đoạn trong quá trình sinh trưởng và phát triển theo yêu cầu của cây.

Giảm bớt công lao động do không phải làm đất, xới xáo, làm cỏ trong quá trình canh tác.

Không cần tưới nước, dễ thanh trùng và kiểm soát dịch bệnh.

Năng cao năng suất, chất lượng cây trồng do kiểm soát được các chất dinh dưỡng cây trồng hấp thụ. Theo Lê Đình Lương (1995) năng suất cây trồng trong dung dịch có thể cao hơn cây trồng ở đất từ 25 – 500% do có thể trồng được liên tục.

Chủ động được thời vụ và kế hoạch sản xuất.

Thúc đẩy trình độ sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Nhược điểm:

Đầu tư ban đầu lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao là nguyên nhân các nước nghèo khó có điều kiện để triển khai thực hiện công nghệ này, đồng thời người tiêu dùng ở những nước này cũng ít có cơ hội sử dụng cũng như tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao về công nghệ sản xuất cũng như việc phải hiểu biết đầy đủ về đặc tính sinh vật, hóa học của cây trồng, phân bón, hóa chất… cho cây. Sự lan truyền bệnh nhanh, khi mầm bệnh đã xuất hiện thì trong thời gian ngắn chúng sẽ lan truyền và có mặt ở toàn bộ hệ thống. Đặc biệt trong các hệ thống kín dung dịch có hồi lưu. Do đó đòi hỏi nguồn nước phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định và trước khi đưa vào canh tác cần phải khử trùng cẩn thận.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của 3 giống đậu nành nhật 17a, mtđ 176, mtđ 7604 bằng phương pháp thủy canh (Trang 34 - 35)