* Sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius)
Sâu ăn tạp là đối tượng xuất hiện rất phổ biến khi cây đậu từ 15 – 20 ngày tuổi. Đây là một loài sâu đa thực, ngoài đậu nành, chúng còn gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng khác nên hầu như lúc nào chúng cũng xuất hiện trên đồng ruộng. Sâu ăn tạp gây hại mạnh vào lúc cây phát triển cành lá bằng cách cắn phá các phần xanh của lá, làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây đậu. Ngoài ra, chúng còn tấn công cả nụ hoa, trái non, làm thất thu năng suất.
* Sâu cuốn lá đậu nành (Lamprosema indicata)
Sâu cuốn lá rất phổ biến ở các vùng trồng đậu nành. Sâu phá hại lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con cho đến khi có quả non. Sâu non lúc nhỏ gặm ở mặt dưới của lá. Từ tuổi 3, sâu non bắt đầu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập 2 lá lại với nhau. Sâu non ở bên trong gây hại lá. Sâu phá hỏng và làm giảm diện tích quang hợp của cây.
* Sâu ăn lá (Cerotoma trifurcata)
Sâu ăn lá đậu gây hại tất cả tất cả các bộ phận cây và đồng thời truyền virus đốm quả con sâu trưởng thành thường ăn lá và đôi khi cũng ăn hoa, quả. Đậu nành trồng trên đất nặng có mật độ sâu cao hơn. Sâu thường đục lá đậu thành lỗ. Vào cuối vụ sâu trưởng thành ăn quả, gây nên tổn thương nhiều do xâm nhập của các nấm khác vào quả. Sâu trưởng thành sống qua đông ở những chỗ kín đáo gần khu ruộng đậu
nành. Vụ xuân sâu mới xuất hiện, sâu dài khoảng 5mm, vàng nâu hoặc đỏ có thể có hoặc không có chấm đen. Ở giai đoạn này sâu ăn bề mặt dưới lá, mỗi khi bị động, nó rơi xuống đất. Con trưởng thành đẻ trứng ở dưới đất gần gốc cây. Sau vài ngày nở ra sâu non nhỏ, màu trắng phá rễ và nốt sần. Nó hoá nhộng ở đất và vài ngày sau lại xuất hiện sâu trưởng thành ở mỗi vụ đậu có khoảng 1 đến 3 thế hệ.
* Sâu đục quả đậu nành (Etiella zinckenella treit)
Đây là loại sâu gây hại rất nghiêm trọng ở các vùng trồng đậu nành. Sâu phá hại mạnh từ khi đậu nành bắt đầu hình thành quả cho đến khi thu hoạch. Sâu non gặm vỏ quả đục vào bên trong quả ăn hạt và làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng bên trong. Sâu hoá nhộng trên đất hoặc trên cây. Bướm ưa đẻ trứng trên các giống đậu nành có nhiều lông. Ở miền Bắc, sâu phát sinh nhiều vào vụ xuân, hè và vụ thu, đậu nành đông ít bị sâu đục quả phá hại hơn. Biện pháp hiệu quả nhất là phun thuốc hoá học 1-2 lần ngay sau khi đậu nành hình thành quả non.