Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng và phát

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng đạm bón và dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 trồng vụ xuân 2014 tại huyện văn lâm, hưng yên (Trang 44 - 46)

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa giống Bắc thơm số 7 vụ Xuân 2014 t ạ

3.1.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng và phát

trin ca ging lúa Bc thơm s 7.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất của giống. Thời gian sinh trưởng được tính từ khi cây lúa nảy mầm cho tới khi hạt lúa chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia thành hai thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ khi gieo đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, thời kỳ này quyết định đến số bông/khóm. Thời kỳ

sinh trưởng sinh thực tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi hạt lúa chín hoàn toàn, thời kỳ này quyết định đến việc hình thành số hạt/bông, tỷ lệ

hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Có thể xem thời kỳ này ảnh hưởng trực tiếp

đến năng suất lúa.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa phụ thuộc vào đặc tính của giống lúa, điều kiện khí hậu thời tiết và kỹ thuật canh tác, trong đó có phân bón. Phân bón là yếu tố quyết định một phần thời gian sinh trưởng, các loại phân bón khác nhau có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng. Yếu tố đạm có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.

Theo dõi thời gian sinh trưởng của giống Bắc thơm số 7 ở các công thức bón phân khác nhau chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.1.

Kết quả bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy:

Thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7 từ khi gieo mạ đến lúc cấy ở cả bốn công thức bón phân khác nhau là như nhau và đạt 22 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 của giống lúa Bắc thơm số 7 Công thức bón Gieo - cấy Cấy - Trỗ hoàn toàn Trỗ hoàn toàn - Chín hoàn toàn Thời gian sinh trưởng CT1 22 70 36 128 CT2 22 73 38 133 CT3 22 78 39 139 CT4 22 79 40 141 TB 22 75 38 135 Ghi chú: CT1: 90 Kg N + 90 Kg P2O5 + 60 Kg K2O/ha CT2: 120 Kg N + 90 Kg P2O5 + 60 Kg K2O/ha (Đối chứng) CT3: 150 Kg N + 90 Kg P2O5 + 60 Kg K2O/ha CT4: 180 Kg N + 90 Kg P2O5 + 60 Kg K2O/ha

Giai đoạn từ cấy đến khi trỗ hoàn toàn thời gian sinh trưởng giữa các công thức khác nhau đã có sự khác nhau ró rệt. Giai đoạn này, thời gian sinh trưởng dao động từ 70 - 79 ngày, cao nhất ở công thức 4 (180 KgN + 90 Kg P2O5 + 60 Kg K2O/ ha), thấp nhất ở công thức 1 (90 Kg N + 90 Kg P2O5 + 60 Kg K2O/ha). Giai đoạn từ trỗ hoàn toàn đến chín hoàn toàn có sự biến

động nhưng biến động không nhiều, giai đoạn này thời gian sinh trưởng dài nhất vẫn ở công thức 4 đạt 40 ngày, thấp nhất ở công thức 1 đạt 36 ngày.

Như vậy, liều lượng bón đạm khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian trỗ

của cây lúa, các công thức bón nhiều đạm hơn có thời gian trỗ kéo dài hơn, các công thức bón đạm ít hơn: mức bón từ 90 kgN/ha đến 120 kgN/ha thời gian trỗ

rút ngắn hơn, cây lúa trỗ tập trung hơn, điều này có thể giúp làm giảm tỷ lệ hạt lép, lửng, tăng số hạt chắc/bông và là điều kiện để tăng năng suất sau này.

Thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7 ở các công thức bón khác nhau cho kết quả khác nhau: công thức bón 90 kgN/ha có tổng thời gian sinh trưởng là 128 ngày, công thức có thời gian sinh trưởng dài nhất là 141

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 ngày là công thức bón 180 kgN/ha.

Như vậy, việc sử dụng lượng đạm bón khác nhau cho giống lúa Bắc thơm số 7 có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng qua các gian đoạn, đối với công thức bón nhiều đạm, thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc thơm số 7

dài hơn so với các công thức bón ít đạm. Đây là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lý, phù hợp với điều kiện canh tác và cơ cấu cây trồng của địa phương.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của lượng đạm bón và dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng phát triển, năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 trồng vụ xuân 2014 tại huyện văn lâm, hưng yên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)