Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra“:

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh của tổng Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 29 - 32)

VI. Khảo sát, phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp

2.Khảo sát và phân tích các yếu tố “đầu ra“:

- Công nghiệp ô tô Việt nam nói chung và lĩnh vực sản xuất ô tô của Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt nam nói riêng có xuất phát điểm chậm so với công nghiệp ô tô thế giới. Nếu so với các nớc t bản phát triển, công nghiệp ô tô Việt Nam đã chậm về thời gian trên 200 năm. So với các nớc đang phát triển nh Hàn Quốc, Trung Quốc, công nghiệp ô tô Việt nam chậm từ 40 – 50 năm và so với các nớc ASEAN công nghiệp ô tô Việt nam cũng chậm từ 25 – 30 năm. Khoảng cách này ngày càng bị nới rộng với tốc độ nhanh.

- Thị trờng ô tô thế giới và khu vực đã bị các Tập đoàn siêu quốc gia phân chia và thao túng về số lợng chủng loại, và bí quyết công nghệ. Những sản phẩm (tổng thành, phụ tùng, phụ kiện ...) có hàm lợng cao về chất xám, trí tuệ là sở hữu duy nhất của các Tập đoàn siêu quốc gia. Việc chuyển giao công nghệ cho các nớc khác chỉ thực hiện đối với công nghệ đã lạc hậu hoặc công nghệ có sử dụng nhiều lao động chân tay. Sản phẩm thay đổi liên tục về mẫu mã, kiểu dáng, công nghệ điện tử, vi điện tử, kỹ thuật số, vật liệu siêu bền ... đợc áp dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực ô tô.

Sản lợng sản xuất ô tô trong những năm gần đây:

Loại xe Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

ô tô khách và xe buýt 2,615 3,562 4,274 4,915

ô tô tải 4,400 5,910 7,092 8,155

Nhíp ô tô (tấn) 2,600 3,725 4,470 4,920

Tỷ trọng sản phẩm ô tô khách, ô tô buýt của Tổng công ty trong thị trờng cả nớc

Đi sâu vào phân tích ta nhận thấy Tổng công ty hoạt động trong thị trờng cạnh tranh hoàn hảo tức là trên thị trờng có nhiều ngời bán và nhiều ngời mua. Tổng công ty không thể áp đặt giá cả mà do thị trờng quyết định, tuy nhiên Tổng công ty có đợc lợi thế là kinh doanh sản phẩm hàng hóa đặc biệt, nhu cầu sử dụng sản phẩm luôn luôn cao, làm cho doanh số của Tổng công ty không những không giảm mà còn tăng đều hàng năm, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều:

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quí I năm 2007:

Sản phẩm ĐVT Khối lợng tiêu thụ Kế hoạch tiêu thụ ở các thị trờngI II III

Nhíp ôtô Tấn 3260 1467 652 1141

Phụ tùng Tấn 985 443 197 345

Ghi chú: I: Khu vực đồng bằng bắc bộ II: Khu vực Trung bộ

III: Khu vực Nam bộ

Kết quả tiêu thụ sản phẩm quí I năm 2007:

Sản phẩm ĐVT Khối lợng tiêu thụ Kế hoạch tiêu thụ ở các thị trờngI II III

Nhíp ôtô Tấn 4318 1833 815 1670

Phụ tùng Tấn 1023 536 183 304

Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phầm từng mặt hàng:

IQ = Q1 * 100/ Q0

Sản phẩm Mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm(%)

Toàn công ty I II III

Nhíp ôtô 132,45% 124,95% 125% 146,36%

Phụ tùng 103,85% 120,9% 92,89% 88,12%

Kết quả trên cho thấy cả hai loại sản phẩm đều đạt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm Nhíp ôtô vợt kế hoạch tiêu thụ ở tất cả các khu vực thị trờng. Sản phẩm Phụ tùng đạt kế hoạch tiêu thụ ở khu vực I. Từ phân tích trên cho thấy sản phẩm thế mạnh của Doanh nghiệp trong 2 sản phẩm trên là nhíp ôtô. Từ đó có thể thấy sản phẩm nhíp ôtô tiêu thụ mạnh ở khu vực III và có tiềm năng phát triển ở khu vực này. Còn sản phẩm phụ tùng hoàn thành kế hoạch tiêu thụ ở mức cao nhất ở khu vực I. Tổng công ty cần mở rộng quy mô ở khu vực thị trờng I để phát huy lợi thế của mình. Các khu vực còn lại cần tìm hiểu nguyên nhân, đẩy mạnh chiến lợc marketing để tiêu thụ sản phẩm nhanh, đạt kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh của tổng Tổng công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam (Trang 29 - 32)