Kiến nghị 3: Đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại nhà xuất bản Thanh Hóa (Trang 99 - 101)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn tồn tại những kho ản phải thu, phải trả. Công tác thanh toán hay thu hồi các khoản nợ nhanh chóng hay trì trệ, hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vào phương thức thu hồi công nợ của doanh nghiệp, sự thỏa thuận của khách hàng là nhanh hay chậm. Việc thu hồi công nợ nhanh giúp cho công ty có lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng thanh toán. Mặt khác, hiện tai công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn rất nhiều và cũng ch ưa đưa ra được chính sách thu hồi nợ có hiệu quả. Vì vậy, tăng cường thu hồi công nợ để nâng cao khả năng thanh toán là việc làm cần thiết và có thể coi như hàng đầu trong việc nâng cao uy tín công ty, đồng thời giúp cho công ty chủ động vốn trong việc kinh doanh của mình.

Đối với các khoản phải thu khách hàng:

Đem lại cho khách hàng những mố i lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng thời hạn và số tiền được thanh toán cần được đưa vào đầu tư càng sớm càng tốt.

Các khoản phải thu của khách hàng chiếm trên 8 0% trên các khoản phải thu của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp thúc đẩy tăng nhanh các khoản phải thu nhằm đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp công ty nhanh chóng thu hồi công nợ:

 Theo em, có thể yêu cầu khách hàng đặt cọc trước trả trước một phần tiền cho sản phẩm đặt hàng hoặc dùng một số biện pháp tài chính nh ư: chiết khấu thanh toán với người mua để người mua trả trước thời gian quy định hoặc giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn.

 Kế toán cần nghiên cứu kỹ tính hiệu quả của việc thu nợ, chi phí và khả n ăng duy tri mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Làm thủ tục nhắc nhở đối với tất cả khách hàng khi có nợ đến hạn trả.

 Cuối cùng cần phải có thủ tục pháp lý nhằm thúc đẩy thu hồi nợ một các h nhanh chóng cho Công ty, xác đ ịnh khi nào có vốn tái đầu tư sản xuất, từ đó có phương án kinh doanh thích h ợp, với số vốn hiện có hoặc tính toán nhu cầu vốn cần huy động.

Hiện nay chính sách chiết khấu của Nhà Xuất Bản Thanh Hóa là chiết khấu 30% giá bìa đối với mỗi loại sách, nh ưng công ty chưa có chính sách sách ràng buộc nào trong hợp đồng buộc khách hàng phải thanh toán nợ đúng hạn do đó việc thanh toán của khách hàng rất trì trệ. Do đó:

 Đối với các khoản nợ quá hạn: những khách hàng có khả n ăng trả nợ nhưng cố tình trả chậm hay kh ước nợ thì theo em Công ty có thể giải quyết nh ư sau:

- Có thể gia hạn thời gian trả có cam kết các khoản nợ thông qua hình thức trả góp, đương nhiên phải tính đến yếu tố lãi suất theo Ngân hàng.

- Mua hàng vật tư có khả năng thanh toán của khách hàng để bù trừ đần nợ, nếu có sự đồng ý, cam kết của hai bên và không phải nhờ đến trọng tài kinh tế xét xử.

Theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những khoản nợ tồn đọng bằng cách bố trí các cán bộ chuyên môn theo dõi, phân loại nhóm khách hàng trong từng năm để có những đối sách cụ thể và giải quyết linh hoạt, mềm dẻo.

Đối với các khoản tạm ứng:

Các nhân viên tại các phòng ban của công ty, việc m ượn tiền vì mục đích cá nhân thể hiện tình trạng kỷ luật thanh to án nội bộ thiếu chặt chẽ, thiếu trách nhiệm. Việc giải quyết tốt các khoản tạm ứng này sẽ bổ xung được một lượng vốn lưu động đáng kể cho Công ty. Theo em, Công ty cần phải tiến hành các biện pháp thanh toán các khoản lại bằng cách:

- Với các khoản tạm ứng để phục vụ lợi ích cho công ty thì cần phải tiến hành hoàn ứng đúng hạn. Và quyết toán các khoản thừa và thiếu

- Các khoản tạm ứng của cán bộ công nhân viên thì phải yêu cầu hoàn trả đúng hạn hoặc trừ dần vào lương nếu hoàn trả đúng hạn. Nên tránh tình trạng không hoàn trả, hoặc hoàn trả chậm, trả ít vì nh ư thế số vốn sẽ bị phân tán không đủ bổ xung một lần cho nguồn vốn l ưu động.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại nhà xuất bản Thanh Hóa (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)