Các nghiên c ứ u v ề côn trùng môi gi ớ i truy ề n b ệ nh Tiên mao trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên mèo (Trang 30 - 31)

H ọ c vi ệ n Nông nghi ệ p Vi ệ t Nam – Lu ậ n v ă n Th ạ c s ỹ Khoa h ọ c Nông nghi ệ p Page

1.7.3.Các nghiên c ứ u v ề côn trùng môi gi ớ i truy ề n b ệ nh Tiên mao trùng

Theo Trịnh Văn Thịnh (1967), cho biết: năm 1949, Brumpt Ẹ đã tìm ra những loài ruồi hút máu họ Stomoxydinae, loài mòng họ Tabaninae đóng vai trò môi giới truyền bệnh chủ yếu của Trypanosoma evansi không có chu kỳ phát triển trong ký chủ trung gian, mà chỉ được truyền theo phương thức cơ giớị Ngoài ra

T.evansi còn có khả năng truyền bệnh nhờ một loại ve, nhuyễn thể khác.

Theo Phạm Sỹ Lăng (1982), ở Nam Mỹ, Ligniere, Elmasson, đã truyền bệnh thực nghiệm thành công bằng ruồi Stomoxys calcitrans, Snobolosạ Ở Angeri cũng truyền bệnh T.evansi cho động vật bằng ruồi Stomoxys calcitrans và xác định khoảng cách ruồi đốt vật ốm sang vật khỏe không quá 24h. Crosse H.E đã thành công trong thí nghiệm truyền T.evansi cho chó bằng ve mềm Ornithodorus roasi ở

Ấn Độ. Một loài dơi hút máu ở Nam Mỹ cũng đóng vai trò truyền T.evansi cho ngựạ Kênh đào Panama, một số nước ở Nam Mỹ, T.evansi cũng có thể truyền bệnh bằng thịt tươi của súc vật bị bệnh.

Phan Địch Lân (1983), cho biết: ở nước ta có khí hậu, điều kiện sinh thái thích hợp cho những ký chủ trung gian thuộc họ mòng Tabanidae, họ ruồi

Stomoxydinae, chúng cần có thảm thực vật để cư trú, đẻ trứng, cần khí hậu nóng (16oC - 30oC), độ ẩm (50 - 100%), mặt đất ướt để trứng nở, các giai đoạn ấu trùng phát triển, cuối cùng cần có trâu, bò, động vật thích hợp để hút máu, duy trì sự sống đồng thời truyền bệnh Trypanosoma evansi cho những động vật nàỵ Ở miền Bắc Việt Nam mòng hoạt động tới tháng 9, ruồi hút máu hoạt động quanh năm. Nhưng tập trung vào những tháng nóng nực. Điều kiện này giải thích tại sao bệnh Tiên mao trùng phân bố rộng rãi, mang tính chất mùa vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Ở nước ta họ mòng môi giới trung gian truyền Trypanosoma evansi đã được các nhà khoa học nghiên cứu về thành phần, khả năng truyền bệnh của chúng. Thành phần họ mòng Tabanidae ở miền Bắc đã được Trịnh Văn Thịnh (1967), cùng Ban điều tra Côn trùng Thú y công bố 77 loài như sau:

Họ mòng Tabanodae: Họ phụTabaninae: Giống Tabanus: 55 loài Giống phụOchrops: 1 loài Giống Chrysops: 9 loài Giống Chrysozona: 12 loài

Thành phần họ mòng Tabanidae ở miền Bắc gồm có 65 loài thuộc 3 giống và những đặc điểm sinh học của loàị

Phạm Sỹ Lăng và Chu Huy Bào (1971), đã xác định vai trò của họ mòng

Tabanidae truyền bệnh Trypanosoma evansi cho bê bằng cách cho mòng Tabanus rubidus đốt và kết luận Tabanus rubidus đã truyền được mầm bệnh cho bê. Khoảng cách mòng đốt bê ốm và bê khỏe khoảng 43 phút, đã gây cho bê một thể bệnh Tiên mao trùng mãn tính. Trypanosoma evansi sống tới giờ thứ 53 sau khi xâm nhập vào ruột mòng nhưng chỉ có khả năng gây bệnh đến giờ thứ 7. Cũng năm 1971, tác giả đã thông báo tỷ lệ mang mầm bệnh Trypanosoma evansi của một số loài ruồi, mòng như sau: ở Hà Nội mòng Tabanus rubidus mang mầm bệnh 26,58%, mòng

Tabanus striatus 25,58%, mòng Chrysops dispar 7,55%. Ở Lục Bình mòng

Tabanus rubidus 25,1%, mòng Tabanus striatus 24,7%, Tabanus kiangsuensia

19,5%, ruồi Stomoxys calcitrans 20,4%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây bệnh thực nghiệm trên mèo (Trang 30 - 31)