ty cổ phần giấy Rạng Đông
2.2.3.1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của công ty bao gồm 2 nhóm:
Giấy bao bì carton: Gồm Duplex, Kraft và Medium.
Giấy tiêu dùng: Gồm giấy bao gói, Pơluya và giấy vệ sinh.
Trong đó, giấy Duplex là sản phẩm chủ lực của công ty, có nhiều tiềm năng phát triển.
Sản phẩm của công ty có mẫu mã đẹp, dễ phân hủy, thích ứng thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp xu thế phát triển nền công nghiệp xanh của thời đại.
2.2.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí: Xưởng 1 và xưởng 3. Đối tượng tính giá thành: Từng sản phẩm hoàn thành.
2.2.3.3. Kỳ tính giá thành : Theo quý.
2.2.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.2.4.1. Nội dung 2.2.4.1. Nội dung
Phân loại nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên liệu chính: Giấy vụn trắng tinh nội địa, giấy vở học sinh, giấy photo, giấy vụn của xí nghiệp in Khatoco, giấy phế liệu nội bộ Khatoco, giấy phế liệu xô tạp mua nội địa...
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, giúp cho việc theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán.
Phương pháp tính giá nhập kho, xuất kho
Đối với khâu nhập kho, công ty áp dụng phương pháp tính giá nhập kho theo nguyên tắc giá gốc.
Giá nhập kho = Giá mua chưa có VAT + Các chi phí liên quan
Đối với khâu xuất kho, công ty dùng phương pháp bình quân cố định vào cuối quý. Giá trị xuất kho = Số lượng xuất kho trong quý x Đơn giá bình quân
2.2.4.2. Tài khoản sử dụng
Nguyên vật liệu được chia thành 4 nhóm có mã số từ 01 đến 04. Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại nguyên vật liệu mà kế toán đưa chúng vào từng nhóm phù hợp.
Mã số 01: Các nguyên vật liệu thuộc loại bột giấy
Mã số 02: Các loại giấy vụn trắng + 0201: Giấy vụn trắng nhập khẩu + 0202: Giấy vụn trắng tinh mua nội địa + 0203: Giấy vụn trắng lẫn màu
Đơn giá bình quân = Giá trị tồn trong quý + Giá trị nhập trong quý Số lượng tồn trong quý + Số lượng nhập trong quý
+ 0204: Vụn trắng Khatoco
Mã số 03: Các loại giấy vụn trắng lẫn màu + 0301: Vụn Duplex
+ 0303: Vụn in Khatoco
Mã số 04: Giấy phế liệu xô tạp + 0401: Giấy phế liệu nội bộ Khatoco + 0402: Giấy phế liệu xô tạp mua nội địa
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng TK 621-“ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho từng loại sản phẩm nên TK 621 được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm như sau:
TK 621- 010302: CPNVLTT để sản xuất giấy Duplex tẩy mực. TK 621- 0202: CPNVLTT để sản xuất giấy Kraft nhuộm màu. TK 621- 0301: CPNVLTT để sản xuất giấy Medium chống thấm tốt. TK 621- 0302: CPNVLTT để sản xuất giấy Medium thường.
TK 621- 0303: CPNVLTT để sản xuất giấy Medium không chống thấm. TK 621- 0502: CPNVLTT để sản xuất giấy bao gói trơn.
TK 621- 0503: CPNVLTT để sản xuất giấy bao gói tráng màu. TK 621- 0505: CPNVLTT để sản xuất giấy bao gói in hoa. TK 621- 0601: CPNVLTT để sản xuất giấy lau miệng. TK 621- 0602: CPNVLTT để sản xuất giấy Pơluya màu.
TK 621- 0702: CPNVLTT để sản xuất giấy vệ sinh trắng vừa vừa.
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán CPNVLTT còn liên quan đến TK 152-
Nguyên liệu chính.
2.2.4.3. Chứng từ và trình tự luân chuyển
Xuất vật tư để sản xuất sản phẩm
Chứng từ + Kế hoạch sản xuất.
+ Định mức tiêu hao nguyên vật liệu. + Phiếu đề nghị cấp vật tư.
+ Phiếu xuất kho.
Giải thích lưu đồ
Bộ phận sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao nguyên vật liệu do phòng kế toán chuyển đến sẽ tiến hành lập phiếu đề nghị cấp vật tư và chuyển sang lãnh đạo xét duyệt.
Trên cơ sở phiếu đề nghị cấp vật tư đã duyệt, bộ phận cung ứng vật tư lập phiếu xuất kho 3 liên và chuyển sang thủ kho.
Thủ kho kiểm tra phiếu xuất kho, tiến hành xuất kho và ký nhận vào phiếu xuất kho, đồng thời ghi vào sổ theo dõi nhập - xuất - tồn để theo dõi tình hình biến động về số lượng nguyên vật liệu tại kho. Liên 1 của phiếu xuất kho được chuyển về lại cho người lập phiếu và lưu ở phòng kế hoạch theo số, liên 3 được thủ kho lưu lại theo số, liên 2 cùng với phiếu đề nghị cấp vật tư đã duyệt được chuyển đến kế toán vật tư.
Kế toán vật tư căn cứ vào 2 chứng từ được chuyển đến tiến hành định khoản, vào phân hệ kế toán hàng tồn kho, sau đó vào chứng từ vật tư và nhập liệu vào phiếu xuất vật tư. Phần mềm tự động kết xuất bảng kê vật tư xuất dùng, báo cáo nhập - xuất - tồn và sổ chi tiết 1521.
Kế toán tổng hợp dựa trên phần mềm được kết nối sẵn tiến hành kết xuất sổ chi tiết 621, sổ nhật ký chung và sổ cái 621, 152.
Vật tư mua về dùng ngay để sản xuất sản phẩm
Chứng từ
+ Phiếu yêu cầu mua vật tư.
+ Phiếu báo giá. + Hóa đơn GTGT.
+ Biên bản giao nhận hàng.
Giải thích lưu đồ
Bộ phận sử dụng tiến hành lập phiếu yêu cầu mua vật tư rồi chuyển sang ban lãnh đạo ký duyệt.
Bộ phận cung ứng vật tư dựa vào phiếu yêu cầu mua vật tư đã duyệt tiến hành mua hàng. Sau đó nhận được phiếu báo giá cùng hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp gửi đến.
Hội đồng nhập hàng gồm kế toán kho, thủ kho, người lập phiếu và người mua vật tư sẽ tiến hành nhận và kiểm hàng. Sau đó, người lập phiếu sẽ lập biên bản giao nhận hàng rồi chuyển cho kế toán kho và bộ phận sử dụng ký duyệt. Ký duyệt xong, toàn bộ chứng từ này được chuyển đến kế toán thanh toán.
Kế toán thanh toán nhận được bộ chứng từ trên tiến hành định khoản, vào phân hệ kế toán tổng hợp, sau đó vào phiếu kế toán định khoản một có nhiều nợ và nhập liệu vào phiếu kế toán có.
Kế toán tổng hợp dựa trên phần mềm được kết nối sẵn tiến hành kết xuất sổ chi tiết, sổ cái 621, 133, 331 và sổ nhật ký chung.
Nhập kho vật tư thừa
Chứng từ:
+ Bảng kê thừa vật tư cuối quý. + Phiếu nhập kho.
LƯU ĐỒ 2.3: NHẬP KHO VẬT TƯ THỪA
Phòng KHCN
Lập BK thừa vật tư cuối quý
BK thừa vật tư cuối quý Nhập liệu Phần mềm kế toán Cơ sở dữ liệu Bắt đầu Kế toán kho SCT 152, 621 Kết thúc Kế toán tổng hợp Phần mềm kế toán SC 152, 621 Giải thích lưu đồ
Phòng khoa học công nghệ lập bảng kê thừa vật tư cuối quý và chuyển cho kế toán kho. Sau đó, kế toán kho tiến hành định khoản, vào phân hệ kế toán hàng tồn kho, tiếp đó vào chứng từ vật tư và nhập liệu vào phiếu nhập vật tư. Phần mềm tự động kết xuất sổ chi tiết 152, 621 và lưu thông tin lại.
Kế toán tổng hợp dựa trên phần mềm được kết nối sẵn tiến hành kết xuất sổ cái 152 và 621.
2.2.4.4. Quy trình kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
( - )
Phân bổ ( + )
CPNVL tiêu hao định mức
CP chênh lệch giữa thực tế và định mức
CP chênh lệch đã phân bổ theo định mức
CPNVL tiêu hao cho từng sản phẩm
Để xác định CPNVL cho từng sản phẩm, công ty dựa vào định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm để tính toán.
Bước 1: Tính CPNVL tiêu hao định mức.
Bước 2: Tính CPNVL chênh lệch giữa thực tế và định mức rồi phân bổ khoản
chênh lệch này theo CPNVL tiêu hao định mức.
Chênh lệch CPNVL = CPNVL thực tế xuất dùng - CPNVL tính theo định mức
Bước 3: Tính CPNVL thực tế xuất dùng cho từng loại sản phẩm
CPNVL xuất T.Tế SPi = CPNVL tiêu hao đ.mức + Chênh lệch CPNVL đã phân bổ Cuối quý, bộ phận kế toán, kho và bộ phận liên quan tiến hành kiểm kê số lượng, giá trị tồn từng loại nguyên vật liệu để làm cơ sở tính giá trị từng loại nguyên vật liệu thực tế xuất dùng.
CPNVL thực tế = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ - Giá trị tồn cuối kỳ
2.2.4.5. Định khoản kế toán
Dựa vào phiếu xuất PL01/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy Duplex tẩy mực, kế toán định khoản:
Nợ 621-010302 11.199.519.519
Có 1521 11.199.519.519
Dựa vào phiếu xuất PL02/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy Kraft, kế toán định khoản:
Nợ 621-0202 573.841.952
Có 1521 573.841.952
Dựa vào phiếu xuất PL03/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy Medium, kế toán định khoản:
Nợ 621-0301 6.484.015.015
Có 1521 6.484.015.015
Dựa vào phiếu xuất PL04/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy bao gói thường, kế toán định khoản:
= CPNVL theo đ.mức lớp mặt CPNVLTT tiêu
hao đ.mức SPi + đ.mức lớp lót CPNVL theo + CPNVL theo đ.mức lớp đế CPNVL theo đ.mức lớp mặt Sản lượng sản xuất Định mức tiêu hao NVL của lớp mặt = x
Nợ 621-0502 9.961.297
Có 1521 9.961.297
Dựa vào phiếu xuất PL05/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy bao gói tráng màu, kế toán định khoản:
Nợ 621-0503 50.169.739
Có 1521 50.169.739
Dựa vào phiếu xuất PL06/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy bao gói in hoa, kế toán định khoản:
Nợ 621-0505 39.460.634
Có 1521 39.460.634
Dựa vào phiếu xuất PL07/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy lau miệng, kế toán định khoản:
Nợ 621-0601 96.994.455
Có 1521 96.994.455
Dựa vào phiếu xuất PL08/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy Pơluya màu, kế toán định khoản:
Nợ 621-0602 9.369.418
Có 1521 9.369.418
Dựa vào phiếu xuất PL09/04 ngày 31/12/2011, xuất nguyên liệu chính sản xuất giấy vệ sinh, kế toán định khoản:
Nợ 621-0702 116.849.232
Có 1521 116.849.232
Dựa vào phiếu kết chuyển KC621 ngày 31/12/2011, kết chuyển chi phí nguyên liệu chính ở phân xưởng 1, kế toán định khoản:
Nợ 154X1 18.257.376.486
Có 621 18.257.376.486
Dựa vào phiếu kết chuyển KC621 ngày 31/12/2011, kết chuyển chi phí nguyên liệu chính ở phân xưởng 3, kế toán định khoản:
Nợ 154X3 322.804.775
2.2.4.6. Sơ đồ hạch toán 1521 621- 010302 154X1 11.199.519.519 11.199.519.519 621- 0202 573.841.952 573.841.952 18.257.376.486 621- 0301 6.484.015.015 6.484.015.015 621- 0502 154X3 9.961.297 9.961.297 621- 0503 18.580.181.261 50.169.739 50.169.739 621- 0505 39.460.634 39.460.634 621- 0601 96.994.455 96.994.455 322.804.775 621- 0602 9.369.418 9.369.418 621- 0702 116.849.232 116.849.232 2.2.4.7. Chứng từ, sổ sách sử dụng
Bảng tính CP nguyên liệu SX Duplex theo quy trình quý 4/2011
Bảng tính chi phí TK 621 quý 4/2011
Bảng kê chi tiết TK 621 quý 4/2011
2.2.4.8. Nhận xét
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên công ty luôn chú trọng việc theo dõi chặt chẽ mọi biến động của khoản mục này cụ thể cho từng phân xưởng và từng sản phẩm.
Công ty đã mở tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng đối tượng. Thao tác ghi sổ được thực hiện một cách chu đáo phản ánh được nội dung chi phí vào nơi sử dụng thuận lợi cho công tác kiểm tra.
Tại công ty, nguyên vật liệu được xuất dùng thường xuyên và liên tục nên công ty lựa chọn giá xuất kho theo phương pháp bình quân cố định là rất hợp lý, đơn giản cho việc tính toán.
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù chung của ngành, nguyên liệu chủ yếu là các loại giấy rất dễ bị ướt trong mùa mưa lũ, gây khó khăn cho công tác dự trữ vào những thời điểm này.
2.2.5. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 2.2.5.1. Nội dung 2.2.5.1. Nội dung
Phương pháp tính lương tại công ty như sau:
∑Tiền lương phải trả = Tiền lương thực tế + Lương phép + Phụ cấp.
Tiền lương thực tế: Được xây dựng theo 2 hình thức tiền lương dành cho 2
nhóm lao động cụ thể:
Hình thức tiền lương cố định: Áp dụng cho nhân viên quản lý phân xưởng. Tiền lương thực tế phải trả được căn cứ trên mức lương cụ thể cho từng cá nhân trong tháng.
Hình thức tiền lương theo khoán sản phẩm: Áp dụng cho các công nhân ở từng phân xưởng.
Tiền lương thực tế phải trả được dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Bước 1: Tính đơn giá tiền lương của từng phân xưởng.
2.300.000 đ/người 1.000.000 Kg Đơn giá
2.300.000 đ/người do Giám đốc quy định dựa trên mức sống hiện nay và được thống nhất trong đại hội công đoàn gồm chủ tịch công đoàn và những người đầu ngành tham dự.
1.000.000 Kg được tính chung cho tất cả các sản phẩm nhập kho.
Bước 2: Tính quỹ lương sản phẩm của từng phân xưởng.
Quỹ lương sản phẩm PXi = Thành phẩm nhập kho x Đơn giá tiền lương PXi
Bước 3: Tính tổng công quy đổi của từng phân xưởng.
∑Công quy đổi = ∑(Ngày công x Hệ số chia)
Hệ số chia do phân xưởng tự sắp xếp và tiến hành phân bổ công việc tương ứng với mức lương.
Bước 4: Tính tiền lương thực tế của từng công nhân trong phân xưởng.
Riêng đối với những tổ, đội sản xuất có tổ chức làm việc theo ca và xác định được khối lượng công việc tương ứng, kế toán tiến hành phân phối quỹ lương của từng phân xưởng cho từng ca và từng lao động trong ca giống như các bước trên.
Riêng phân xưởng 3: Tiền lương thực tế phải trả được tính dựa vào số lượng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ.
Đơn giá tiền lương của xưởng 3 do Giám đốc quy định được căn cứ vào mỗi công đoạn gia công của mỗi sản phẩm hoàn thành và định mức tiền lương 1 ngày người đó làm ra bao nhiêu sản phẩm.
Quỹ lương phân phối của xưởng 3 và cách chia lương cho từng người trong xưởng tương tự như trên.
Các khoản trích theo lương: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN được trích theo tỷ lệ quy định.
Các khoản trích Tính vào chi phí Trừ lương
KPCĐ 2% lương thực tế
BHXH 17% lương cơ bản 7% lương cơ bản
BHYT 3% lương cơ bản 1,5% lương cơ bản
BHTN 1% lương cơ bản 1% lương cơ bản
Lương phép: Được tính căn cứ vào hệ số bảo hiểm và số ngày nghỉ phép.
Lương phép CNi = Lương cơ bản x Hệ số bảo hiểm
26 x Số ngày nghỉ phép CNi
Tiền lương CNi = Quỹ lương sản phẩm PXi
Lương cơ bản = 830.000 đồng.
Sau đây, em xin lấy ví dụ về cách tính lương của Thiệu Văn Ân - công nhân Ca A của phân xưởng 1 tháng 12/2011.
Sản phẩm để tính lương của PX1 = 953.282 + 31.812 = 985.094 kg
Quỹ lương sản phẩm PX1 = 985.094 x 114,4 = 112.695.000 đ
Quỹ lương xén kho Ca A = 1.284.000 đ
Tổng quỹ lương Ca A = 37.060.604 + 1.284.000 = 38.344.604 đ
Trích quỹ phân xưởng Ca A = 2% x 38.344.604 = 766.892 đ
Quỹ lương phân phối Ca A = 38.344.604 - 766.892 = 37.577.712 đ
Đoàn phí = 1% x 3.021.422 = 30.214 đ BHXH = 6% x 830.000 x 3,67 = 182.766 đ BHYT = 1,5% x 830.000 x 3,67 = 45.692 đ BHTN = 1% x 830.000 x 3,67 = 30.461 đ => ∑Các khoản nộp = 289.133 đ
Vậy: Tiền lương công nhân Thiệu Văn Ân nhận được là:
3.021.422 - 289.133 = 2.732.289 đ
2.2.5.2. Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi riêng cho từng phân xưởng.
Bên cạnh đó, trong quá trình hạch toán, công ty còn sử dụng các TK sau: