Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần giấy Rạng Đông (Trang 36)

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, phù hợp với pháp luật Việt Nam, trừ những việc thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định.

Phòng TCHC

Ban kiểm soát

Phó giám đốc Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng tài vụ Nhà máy giấy Phòng KHCN Phòng kế hoạch

- Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, kiểm soát mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty, có quyền yêu cầu chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp khi cần thiết, có nhiệm vụ phối hợp với ban giám đốc điều hành sản xuất.

- Giám đốc: Là người điều hành cao nhất mọi hoạt động hàng ngày của công ty,

chịu trách nhiệm trước pháp luật, cổ đông và hội đồng quản trị về nghĩa vụ được giao, thay mặt công ty giao dịch với nhà nước và đơn vị kinh tế khác, được quyền quyết định chi tiền để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư đã qua xét duyệt.

- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám

đốc về nhiệm vụ được giao, được quyền quyết định các phần việc do giám đốc ủy quyền hoặc phân công và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của công ty khi giám đốc đi vắng.

- Phòng tổ chức hành chính:

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về khâu quản lý hành chính, lên lịch công tác, hội họp cho cán bộ công nhân viên, giám sát việc thực hiện nội quy của cán bộ công nhân viên trong công ty, lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản con dấu.

Nghiên cứu, tham mưu kiện toàn cơ cấu và sản xuất, quản lý hồ sơ lao động của nhà máy, đề nghị tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất, khen thưởng, kỷ luật và tổ chức thi đua.

Soạn thảo, lưu trữ văn thư hành chính.

- Phòng tài vụ:

Đảm bảo quản lý tài chính, quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ quy định, đảm bảo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn.

Cung cấp thông tin kế toán, tài chính theo nguyên tắc thống nhất mang tính chuẩn mực cho việc đưa ra quyết định cho mọi đối tượng sử dụng thông tin.

- Phòng kế hoạch:

Tổ chức lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ, tổ chức tìm kiếm, ký kết các hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp yếu tố đầu vào cũng như khách hàng tiêu thụ.

Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Xây dựng, đề xuất cho giám đốc ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động.

- Phòng khoa học công nghệ:

Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm điều động sản xuất đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch.

Có nhiệm vụ làm mẫu mới cho sản phẩm theo đơn đặt hàng, nghiên cứu mẫu mã sản phẩm mới cho công ty, thực hiện thí nghiệm liên quan công nghệ sản xuất giấy.

Đảm bảo bộ phận KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra và nguyên vật liệu đầu vào.

- Nhà máy giấy:

+ Điều hành mọi hoạt động liên quan đến sản xuất tại các phân xưởng.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất do công ty giao, đảm bảo hoàn thành đầy đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm quy định, chịu trách nhiệm trước công ty về sản phẩm sản xuất ra.

+ Sử dụng đúng các định mức tiêu hao, tiết kiệm nguyên nhiên liệu để hạ giá thành sản phẩm.

+ Đảm bảo an toàn lao động, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra.

+ Cập nhật số liệu hàng ngày chính xác, thực hiện các báo cáo thống kê liên quan đến quá trình sản xuất theo quy định của công ty.

2.1.2.2. Tổ chức sản xuất

Cơ cấu tổ chức sản xuất

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất

Nhà máy giấy Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Xưởng lò hơi Xưởng xén Kho

Chức năng của từng bộ phận

- Xưởng 1: Sản xuất giấy bao bì, tổ chức vận hành hệ thống 4 xeo giấy.

- Xưởng 2: Tổ chức vận hành hệ thống tuyển nổi, tức là hệ thống nghiền và tẩy mực cho giấy.

- Xưởng 3: Sản xuất giấy tiêu dùng, tổ chức vận hành hệ thống 4 xeo giấy.

- Xưởng lò hơi: Cung cấp hơi cho hệ thống sấy giấy của máy xeo ở xưởng 1 và xưởng 3.

- Xưởng xén: Vận hành hệ thống máy cắt biên, sang cuộn và xén thành phẩm nhập kho.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY

Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất giấy

Quy trình sản xuất giấy trải qua 3 giai đoạn:

• Giai đoạn 1: Nguyên liệu giấy sau khi tách lựa được bỏ vào hệ thống bể nguồn. Giấy phế liệu được nghiền với một tỷ lệ nước quy định trở thành bột giấy. Sau đó, bột giấy kết hợp với hóa chất trở thành bột chín.

• Giai đoạn 2: Bột chín được bơm lên hồ đứng, sau đó qua hệ thống sàn rung để loại bỏ tạp chất và được chuyển qua hệ thống lọc dùi. Hệ thống này tiếp tục lọc sạch sỏi cát, sạn trong bột giấy. Sau đó, bột giấy sạch được đưa lên thùng phân lượng và chuyển sang thành cuộn giấy.

Hóa chất NVL chính Hệ thống nghiền Bột giấy Đốt hơi bằng dầu Xeo Phân lượng Sản phẩm giấy Sang cuộn, xén khổ, cắt biên Lọc dùi Hồ đứng Sàn rung Giấy thành phẩm nhập kho

• Giai đoạn 3: Giấy từ máy xeo được đưa sang máy sang cuộn và xén biên tạo ra sản phẩm giấy hoàn thiện và đưa vào kho.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của công ty trong thời gian qua

2.1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

- Điều kiện tự nhiên:

Đóng trên địa bàn xã Diên Phước - huyện Diên Khánh, gần nguồn nước Sông Cái, điều này tạo thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước dồi dào cũng như lực lượng lao động tại chỗ.

Tuy nhiên, do đặc điểm của địa bàn nông thôn, cách xa đô thị nên gây khó khăn

cho việc tiêu thụ sản phẩm và thu hút nguồn lao động trình độ cao. - Môi trường kinh tế:

Năm 2010 là năm phát triển vượt bậc ngành giấy có thể nói phát triển mạnh nhất trong 16 năm qua, tuy nhiên không vì vậy mà các doanh nghiệp giấy ngủ yên trong chiến thắng. Sự suy thoái kinh tế năm 2010 có giảm, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến các nước đang phát triển. Tình trạng tăng giá xăng dầu, giá điện gần đây đang gây sức ép khá lớn lên nền kinh tế.

- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của công ty thuộc 2 khu vực:

+ Phía Nam: Công ty cổ phần Xuân Đức - sản phẩm chủ lực định lượng 400 chủ yếu để sản xuất giấy ống côn.

Công ty giấy An Bình Công ty giấy Tân Mai

+ Phía Bắc: Công ty giấy Mộc Sơn, Lam Sơn, Bãi Bằng.

Ngoài ra, thực trạng cho thấy ngành sản xuất giấy, bao bì là một ngành nghề tương đối hấp dẫn cho các nhà đầu tư, do đó mà nguy cơ gia nhập ngành của đối thủ tiềm ẩn là rất cao. Vì vậy, doanh nghiệp luôn nỗ lực hết sức tìm cách hạ giá thành, cải tiến máy móc cũng như chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao rào cản ngành, hạn chế đối thủ trong tương lai.

+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Là những nhà buôn bán nhỏ lẻ cung cấp từ 70- 80% nhu cầu, còn lại mua tại các đơn vị khách hàng của công ty ( bao bì Đông Á, xí nghiệp in Khatoco ).

Công ty TNHH Sinh Việt Phú

Công ty TNHH SX TM&DV giấy Phú Đức Sài Gòn Công ty TNHH Hiệp Hưng

Công ty TNHH SX TM Hoàng Thịnh + Nhà cung cấp hóa chất chủ yếu:

Nhà máy hóa chất Biên Hòa

Công ty TNHH SX Hóa Chất TM&DV Gia Định Công ty TNHH Lâm Minh Trí

Công ty TNHH TM C.S.M Công ty cổ phần Dorico VN + Nhà cung cấp năng lượng chủ yếu:

Công ty Điện Lực Diên Khánh - Khánh Vĩnh Công ty cổ phần xuất khẩu nông sản Ninh Thuận Xí nghiệp than Nha Trang

Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Diên Lạc Công ty xuất nhập khẩu hạt điều ở Diên Phú

Công ty cổ phần chế biến nông sản xuất khẩu Khánh Hòa...

Hiện nay, thị trường nhà cung cấp rất phong phú, tạo điều kiện cho công ty có thể lựa chọn nhà cung cấp tối ưu nhất, có ưu thế trong mặc cả.

- Khách hàng: Bao gồm 2 nhóm:

+ Nhóm khách hàng sản xuất: Mua sản phẩm của công ty làm nguyên vật liệu. Công ty Tan Á - TP.HCM: Tiêu thụ 50% khối lượng sản phẩm

Công ty cổ phần Đông Á - Nha Trang: Tiêu thụ 20-25% Công ty bao bì Nam Á - Bình Thuận: Tiêu thụ 100 tấn/tháng Công ty TNHH Việt Đức - TP.HCM

+ Nhóm khách hàng tiêu thụ: Chủ yếu ở khu vực Nha Trang và một số tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận.

Số lượng khách hàng của công ty vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với năng lực sản xuất nên đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường mới cũng như xây dựng chính sách hậu mãi để giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống.

2.1.3.2. Các nhân tố bên trong - Vốn:

Trong những năm đầu mới thành lập, công ty gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư, song được sự giúp đỡ nhiều mặt của các đơn vị thuộc tổng công ty Khánh Việt, đặc biệt là tập thể ban lãnh đạo tổng công ty đã tìm ra giải pháp hữu hiệu đưa công ty vượt qua khó khăn, phát triển đi lên, tình hình tài chính cũng được cải thiện.

- Lao động:

Lực lượng công nhân sản xuất rất dồi dào. Tuy nhiên, 90% công nhân xuất thân từ nông thôn nên ý thức lao động và tác phong công việc chưa cao.

Đa số nhân viên phòng kế toán là những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao. Điều này góp phần làm cho công tác hạch toán kế toán cũng như cung cấp thông tin được chính xác và đáng tin cậy.

- Công nghệ:

Từ năm 2002 đến nay, công ty đã chú trọng đổi mới máy móc thiết bị, trong đó bước đột phá đáng kể là việc thay thế lò hơi đốt bằng dầu FO sang đốt bằng củi và vỏ hạt điều cùng việc xây lắp 4 dàn xeo với công suất 13.000 tấn/năm.

Ngoài ra, có rất nhiều công trình nhỏ lẻ có giá trị dưới 100 triệu do công nhân tự làm, đảm bảo tiết kiệm chi phí và thời gian (đặc biệt là công trình nghiên cứu keo chống thấm AKD đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật và đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng độ chịu kéo của giấy, giảm hiện tượng sinh bột, tăng tốc độ máy xeo). Ban giám đốc công ty luôn chú trọng đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị ngày càng hiện đại ngang tầm với đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.1: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

+/- % +/- %

1. Doanh thu, thu nhập Trđ 73.115,08 133.080,48 140.200,20 59.965,40 82,02 7.119,72 5,35 2. Lợi nhuận trước thuế Trđ 1.026,25 15.915,67 11.060,14 14.889,42 1.450,86 -4.855,53 -30,51 3. Lợi nhuận sau thuế Trđ 833,08 15.079,50 9.732,31 14.246,42 1.710,08 -5.347,19 -35,46 4. Tổng VKD bình quân Trđ 43.141,24 44.346,56 48.798,17 1.205,32 2,79 4.451,61 10,04 5. Tổng VCSH bình quân Trđ 25.508,44 31.910,24 38.951,49 6.401,80 25,1 7.041,25 22,07 6. Tổng số lao động Người 255 209 392 -46 -18,04 183 87,56 7. Tổng nộp ngân sách Trđ 2.305,80 12.741,52 15.744,71 10.435,72 452,59 3.003,19 23,57 8. Tỷ suất LN/DT % 1,14 11,33 6,94 10,19 894,47 -4,39 -38,74 9. Tỷ suất LN/VCSH % 3,27 47,26 24,99 43,99 1.346,95 -22,27 -47,13 10. Tỷ suất LN/Σvốn % 1,93 34 19,94 32,07 1.660,89 -14,06 -41,35

Qua bảng phân tích ta thấy:

Doanh thu và thu nhập năm 2010 và 2011 đều tăng lên đáng kể so với năm 2009. Cụ thể năm 2010, doanh thu tăng 82,02%; sang năm 2011 tăng so với 2010 là 5,35%. Điều này cho thấy ở năm 2009, công ty làm ăn không hiệu quả, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008 làm cho tình hình thị trường nhiều biến động, chi phí bỏ ra tương đối lớn. Sang năm 2010 và 2011, công ty đã điều chỉnh lại tình hình kinh doanh và đem lại nguồn thu đáng kể.

Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là 14.246,42 triệu đồng, tương ứng tăng 1.710,08%. Điều này cho thấy trong năm 2010, công ty đã từng bước ổn định sản xuất, thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên vật liệu ổn định, góp phần tạo được uy tín cho khách hàng và các nhà đầu tư. Tuy nhiên sang năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đi 5.347,19 triệu đồng, tương đương giảm 35,46% so với năm 2010. Nguyên nhân là do lạm phát tăng cao, đối thủ cạnh tranh cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn...có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Vốn kinh doanh năm 2010 tăng 1.205,32 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 2,79%. Năm 2011, vốn kinh doanh tiếp tục tăng thêm 4.451,61 triệu đồng, tương ứng tăng 10,04% so với năm 2010. Điều này cho thấy trong 2 năm vừa qua, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng dần qua các năm. Năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 6.401,8 triệu đồng, tương đương tăng 25,1% so với năm 2009. Sang năm 2011, nguồn vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng thêm 7.041,25 triệu đồng, tương ứng tăng 22,07% so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty tự chủ hơn về mặt tài chính.

Số lao động năm 2010 giảm 46 người so với năm 2009, tương ứng giảm 18,04%. Tuy nhiên sang năm 2011, số lao động này tăng thêm 183 người, tương đương tăng 87,56% so với năm 2010.

Tổng nộp ngân sách năm 2010 tăng 10.435,72 triệu đồng, tương ứng tăng 452,59% so với năm 2009. Sang năm 2011 tiếp tục tăng thêm 3.003,19 triệu đồng, tương đương tăng thêm 23,57% so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất này cho biết trong một kỳ kinh

doanh, cứ trong 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích ta thấy trong 100 đồng doanh thu thì trong năm 2009 tạo ra 1,14 đồng lợi nhuận; năm 2010 tạo ra tới 11,33 đồng lợi nhuận, tức tăng 894,47%; năm 2011 tạo ra 6,94 đồng lợi nhuận, tức giảm 38,74%. Nguyên nhân là do năm 2010, tình hình kinh tế ổn định trở lại sau cuộc khủng hoảng nên doanh thu của công ty tăng lên đáng kể; đồng thời công ty cũng tiết kiệm được chi phí. Sang năm 2011, lạm phát tăng cao cùng với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh nên hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng vốn

đưa vào sản xuất thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong 100 đồng vốn thì trong năm 2009 tạo ra 3,27 đồng lợi nhuận; năm 2010 tạo ra tới 46,27 đồng lợi

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần giấy Rạng Đông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)