Kết luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường đại học Nha Trang (Trang 68 - 70)

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích chính là khám phá ra các nhân tố thuộc về chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh du lịch Trường Đại học Nha Trang, mẫu thu thập vào tháng 05 năm 2013 với cỡ mẫu thu thập thập được là 142 gồm sinh viên khóa 51 và khóa 52.

Nội dùng chính của chương 4 là phân tích số liệu sơ cấp thông qua phần mềm SPSS 16,0 theo quy trình sau:

- Kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Crobach’s Alpha.

- Phân tích khám phá nhân tố EFA, hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

- Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết thông qua phân tích phương sai một nhân tố ANOVA.

Việc phân tích số liệu của đề tài đã cho kết quả như sau:

Sau khi tiến hành đánh giá thang đo qua hệ số tin cậy Crobach’s Alpha thang đo của từng nhân tố độc lập, kết quả thu được là thang đo các nhân tố đảm bảo độ tin cậy, không cần loại loại bất kì biến quan sát nào khỏi thang đo. Còn thang đo của nhân tố phụ thuộc sự hài lòng của sinh viên sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, biến

HLCSVC (Nhìn chung, tôi hài lòng với cơ sở vật chất phục vụ học tập) không đảm

bảo độ tin cậy nên bị loại ra khỏi thang đo. Vậy thang đo sự hài lòng của sinh viên được đánh giá qua 6 biến quan sát còn lại.

Nghiên cứu tiếp tục phân tích các biến quan sát của mô hình với phân tích nhân tố EFA. Sau khi thực hiện phép xoay nhân tố các nhân tố độc lập, loại dần các biến có Factor Loading không đảm bảo yêu cầu và bị phân tán ở nhiều nhân tố khác nhau. Các

biến lần lượt loại theo thứ tự, lần 1: CTDT1 (Mục tiêu chương trình học chuyên ngành

rõ ràng), CTDT5 (Nội dùng đào tạo phù hợp với mục tiêu của ngành du lịch), GV5

(Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên), CSVC4 (Phòng học rộng rãi thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi), QL6 (Đề thi bám sát nội dung và mục tiêu của từng môn), SQT1 (Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với doanh nghiệp), SQT2 (Bộ môn thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên), SQT4 (Các thăc mắc của sinh viên được khoa giải đáp và

giải quyết nhanh chóng). Lần 2 CTDT3 (Tuần tự các môn học chuyên ngành hợp lí),

CTDT4 (Số tín chỉ phân cho mỗi môn học chuyên ngành là phù hợp), GV7 (Giảng

viên có thái độ ân cần và thân thiện với sinh viên), QL4 (Hình thức tính điểm linh hoạt phù hợp với tính chất của từng môn học), QL10 (Các thông tin trên website của bộ môn đa dạng, phong phú và cập nhập thường xuyên). Lần 3 QL3 (Sinh viên được

thông báo đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết), SQT3 (Bộ môn hổ trợ tốt cho sinh viên trong việc tìm kiếm các chương trình học bổng). Lần 4 CTDT2 (Các môn học chuyên

ngành có trong chương trình là cần thiết), GV4 (Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ để hổ trợ việc giảng dạy). Lần 5 QL5 (Công tác quản lí, tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ), QL7 (Sắp xếp lịch thi thuận lợi cho sinh viên), Với 6 nhân tố và 43 quan sát ban đầu qua phép xoay nhân tố mô hình nghiên cứu mới tách ra thành 8 nhân tố cụ thể hơn và được quan sát qua 24 biến quan sát, 8 nhóm nhân tố mới bao gồm: (1) Chương trình đào tạo, (2) Năng lực của giảng viên chuyên ngành, (3) Thái độ và phương pháp đánh giá của giảng viên chuyên ngành, (4) Cơ sở vật chất phòng học, (5) Thư viện, (6) Công tác quản lí, (7) Công tác phục vụ sinh viên, (8) Kết quả đạt được sau khóa học. Tương tự, nhân tố phụ thuộc cũng tiến hành phép xoay nhân tố, kết quả thu được nhân tố vẫn giữ nguyên không bị tách ra hoặc loại thêm biến quan sát nào.

Tiếp theo đó, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh tiến hành kiểm định mô hình và các giả thuyết thông qua phân tích phương sai một nhân tố ANOVA. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh gồm Năng lực của giảng viên chuyên ngành; Công tác phục vụ sinh viên; Kết quả đạt được sau khóa học trong đó nhân tố Kết quả đạt được sau khóa học là nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng (Beta= 0,381), sau đó đến nhân tố Năng lực của giảng viên chuyên ngành (Beta=0,353) và cuối cùng đó là nhân tố Công tác phục vụ sinh viên (Beta=0,307).

Mô hình nghiên cứu khi đánh giá đã khẳng định giả thuyết có sự tương quan đồng biến giữa mức độ hài lòng của sinh viên với các thành phần chất lượng đào tạo bao gồm: Năng lực của giảng viên chuyên ngành, Công tác phục vụ sinh viên, Kết quả đạt được sau khóa học.

Kiểm định giả thuyết về sự khác nhau về đánh giá chất lượng và sự khác nhau về mức độ hài lòng của sinh viên theo yếu tố nhân khẩu học cho thấy không có sự khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng theo Giới tính, Khóa học và Học lực. Song

trong nghiên cứu khám phá sự khác biệt trong đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo có sự khác nhau giữa sinh viên khóa 51 và khóa 52.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường đại học Nha Trang (Trang 68 - 70)