Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường đại học Nha Trang (Trang 35)

Xem xét các yếu tố Chương trình đào tạo, Đội ngũ giảng viên chuyên ngành; Cơ sở vật chất ;Công tác quản lí, đào tạo ; Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên ; Kết quả đạt được sau khóa học có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo và yếu tố nào tác động mạnh đến học lực này. Sử dụng thang đo Likert (5 lựa chọn) để đo mức độ đồng ý của sinh viên với các yếu tố ảnh hưởng nêu trên đến sự hài lòng của sinh viên. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có hể số Item-total correlation nhỏ hơn 0,30 và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,60 trở lên. Tiếp theo sử dụng phương pháp phân tích EFA. Các biến số có trọng số nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal componets với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố từ 0.50 trở lên

Tiếp theo phân tích hồi qui, dựa vào kết quả để có được các hệ số β1, β2, β3, β4, β5 trong phương trình hồi qui sau:

Y = β1 + β2X1 + β3X2+ β4X3+ β5X6+ β6X5+ β7X6

Trong đó: X1: Chương trình đào tạo

X2: Đội ngũ GV chuyên ngành

X3: Cơ sở vật chất

X4: Sự quan tâm của Bộ môn đối

với sinh viên

X5: Công tác quản lí, đào tạo

X6: Kết quả đạt được sau khóa học

Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 2.2.2 Xây dựng thang đo

2.2.2.1 Thang đo chất lượng đào tạo - Chương trình đào tạo

Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001. khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu,yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các Bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các Bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên có sự linh hoạt ở từng trường, từng Bộ môn khác nhau, ở đây chương trình đào tạo có thể hiểu là kế họach đào tạo do khoa Kinh tế, bao gồm xác định mục tiêu, xác định các môn học có trong chương trình; nội dung, thời lượng cho từng môn môn học; tỷ lệ giữa các môn, giữa lý thuyết và thực hành.

Với một chương trình đào tạo hợp lí, phù hợp với khả năng, nhu cầu của sinh viên sẽ đem lại hiệu quả trong việc giảng dạy và học tập, giúp giảng viên dễ dàng truyền

Xác định vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Xây dựng thang đo

Nghiên cứu chính thức

Đánh giá độ tin cậy của thang đo Crobach’s Alpha

Phân tích nhân tố EFA

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên

đạt những kiến thức mới và sinh viên có sơ sở để tiếp thu và thực hành những gì được học. Như vậy sẽ khiến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo sẽ tăng lên.

Từ các lí luận trên thang đo đưa ra để đo lường nhân tố chương trình đào tạo như sau:

Bảng 2.1: Thang đo Chương trình đào tạo

Mục tiêu chương trình học chuyên ngành rõ ràng.

Các môn học chuyên ngành có trong chương trình là cần thiết. Tuần tự các môn học chuyên ngành hợp lí.

Số tín chỉ phân cho mỗi môn học chuyên ngành là phù hợp. Nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu của ngành du lịch. Nội dung chương trình, môn học có nhiều kiến thức cập nhật. Phân bố thời gian giữa lý thuyết và thực hành là hợp lí.

- Cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường, đó là các khối công trình, nhà cửa, sân chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác được trang bị riêng cho nhà trường, và chia ra làm 3 bộ phận: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Các bộ phận này nhà trường trực tiếp quản lý và sử dụng.

Võ Thị Minh Duyên (2010) cơ sơ vật chất như trường học, thư viện trường học, giáo trình, thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng Bộ môn v.v.v là lĩnh vực thành phần trong hệ thống

Từ những khái niệm trên, cở sở vật chất ở đây bao gồm trang thiết bị hổ trợ cho từng phòng học (máy chiếu, mic, loa), thiết kế phòng học, thư viện. Như việc phòng học có được trang bị các thiết bị hổ trợ dạy và học tốt; phòng học có đáp đủ không gian, âm thanh ánh sáng rất ảnh hưởng trực tiếp đến đến khả năng tiếp thu của sinh viên và gián tiếp tới chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên.

Nhà trường càng có cơ sở vật chất cao tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên trong việc giảng dạy cũng như giúp sinh viên tăng khả năng tiếp thu kiến thức góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và sự hài của sinh viên.

Thang đo cho nhân tố Cở sở vạt chất gồm các biến quan sát sau:

Bảng 2.2: Thang đo Cơ sở vật chất

Trang thiết bị hỗ trợ tốt cho việc dạy và học.

Phòng học được trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học. Phòng học đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng.

Phòng học rộng rãi thoáng mát, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi.

Thư viện có nguồn tài liệu phong phú, đa dạng cho sinh viên ngành du lịch. Thư viện đáp ứng đủ số lượng tài liệu học học tập và nghiên cứu.

Nhìn chung, tôi hài lòng với cơ sở vật chất phục vụ học tập.

- Đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Giảng viên chuyên ngành là người đảm nhận việc giáo dục và đào tạo ở cấp bậc Đại học chuyên ngành về du lịch. Giảng viên là một trong những nhân tố tác động hàng đầu đến khả năng tiếp thu, hay chất lượng đào tạo của Bộ môn vì giảng viên là người trực tiếp tiếp xúc, truyền đạt kiến thức tới sinh viên

Khi nói đến nhân tố giảng viên thì các yếu tố như kiến thức chuyên môn của giảng viên, kinh nghiệm thực tế, phương pháp giảng dạy, thái độ, sự ân cần tận tâm, cách đánh giá học lực là một trong những điều mà sinh viên quan tâm tới.

Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tế, có phong cách nhà giáo, ân cần nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong học tập, có cách đánh giá kết quả công bằng sẽ ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận cũng như sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Bảng 2.3: Thang đo Đội ngũ giảng viên chuyên ngành

Giảng viên có kiến thức chuyên môn sâu, rộng. Giảng viên có kinh nghiệm thực tế.

Giảng viên có phương pháp dạy tốt và dễ hiểu.

Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ để hổ trợ việc giảng dạy. Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên. Giảng viên sẵn sàng giúp đỡ sinh viên khi gặp khó khăn trong học tập. Giảng viên có thái độ ân cần và thân thiện với sinh viên.

Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế họach giảng dạy. Giảng viên có phương pháp đánh giá điểm học tập chính xác. Giảng viên đánh giá học lực công bằng.

- Công tác quản lí, đào tạo

Công tác quản lí, đào tạo là các công việc bao gồm phân lớp, sắp xếp giờ học, lịch thi, công tác quản lí việc thi cử, xử lí các thủ tục hành chính, thông báo đến sinh viên những thông tin cần thiết…, có thể hiểu là các công tác quản lí việc học tập của sinh viên, cũng như công tác đào tạo của giảng viên và công việc xử lí các thủ tục hành chính hổ trợ sinh viên trong quá trình học.

Với việc làm tốt các công việc quản lí, đào tạo sẽ giúp cho cả giảng viên trong việc đảm bảo giờ lên lớp, sinh viên có thời khóa biểu hợp lí phù hợp với nhu cầu nguyện vọng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như khả năng tiếp thu, làm bài của sinh viên để từ cơ sở đó có giúp sinh viên kết quả học tập là tốt nhất, nghĩa là chất lượng đào tạo được nâng lên kéo theo đó là sự hài lòng của sinh viên. Các công tác hành chính tốt cũng sẽ giúp sinh viên trong các thủ tục hành chính nhanh chóng, sự hài lòng của sinh viên từ đó cũng được nâng lên.

Thang đo cho nhân tố Công tác quản lí, đào tạo gồm các biến quan sát sau:

Bảng 2.4: Thang đo Công tác quản lí, đào tạo

Lớp được phân bố số lượng sinh viên hợp lí.

Sắp xếp, phân bố thời gian học thuận lợi cho sinh viên. Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết.

Hình thức tính điểm linh hoạt phù hợp với tính chất của từng môn học. Công tác quản lí, tổ chức thi cử nghiêm túc, chặt chẽ.

Đề thi bám sát nội dung và mục tiêu của từng môn. Sắp xếp lịch thi thuận lợi cho sinh viên.

Các thủ tục hành chính, chứng thực được văn phòng khoa giải quyết nhanh. Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên.

Các thông tin trên website của Bộ môn đa dạng, phong phú và cập nhập thường xuyên.

- Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên

Sự quan tâm của Bộ môn đến sinh viên được thể hiện qua việc Bộ môn thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, các hoạt động vui chơi, văn nghệ cũng như việc tìm kiếm chương trình học bổng cho sinh viên. Và hơn hết là việc bộ muôn luôn ghi nhận và giải đáp các thắc mắc cho sinh viên trong suốt quá trình học.

Với việc tổ chức các chương trình giao lưu để giúp sinh viên hiểu được nhu cầu của xã hội, nắm được kinh nghiệm của các anh chị đi trước cũng như góc nhìn của các nhà tuyển dụng, từ đó giúp sinh viên định rõ mục tiêu của mình ; các chương trình văn hóa, văn nghệ để sinh viên có nơi vui chơi lành mạnh, hoàn thiện các kĩ năng của bản thân; các chương trình học bổng sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho sinh viên học tập tốt hơn.

Sự quan tâm đúng mức của Bộ môn sẽ giúp cho sinh viên sẽ làm tăng sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Bộ môn và ngược lại khi sinh viên không cảm nhận được sự quan tâm của Bộ môn sẽ cảm thấy không hài lòng với chất lượng đào tạo.

Thang đo cho nhân tố Sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên được quan sát bằng các biến quan sát sau:

Bảng 2.5: Thang đo sự quan tâm của Bộ môn đối với sinh viên

Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với doanh nghiệp. Bộ môn thường xuyên tổ chức văn hóa nhằm tạo sân chơi cho sinh viên.

Bộ môn hổ trợ tốt cho sinh viên trong việc tìm kiếm các chương trình học bổng. Các thăc mắc của sinh viên được khoa giải đáp và giải quyết nhanh chóng.

- Kết quả đạt được sau khóa học

Kết quả đạt được sau thời gian tham gia khóa học là điều mà tất cả sinh viên rất quan tâm. Kết quả đạt được ở đây chính là kiến thức, các kĩ năng, khả năng mà sinh viên có được và dần hoàn thiện trong quá trình tham gia học. Gồm có như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề; khả năng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu và hơn hết là khả năng sinh viên áp dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế để kiếm được việc làm sau khi ra trường.

Bảng 2.6: Thang đo Kết quả đạt được sau khóa học

Khóa học giúp sinh viên được nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo. Khóa học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

Khóa học giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Khóa học giúp sinh viên nâng cao năng lực giải quyết vấn đề. Khóa học giúp sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu

Kiến thức có được từ khóa học giúp sinh viên tự tin khả năng kiếm việc làm sau khi ra trường.

2.2.2.2 Thang đo sự hài lòng của sinh viên

Sự hài lòng của sinh viên được đánh giá thông qua sự hài lòng của sinh viên đối với từng thành phần của chương trình đào tạo và hài lòng chung.

Bảng 2.7: Thang đo sự hài lòng của sinh viên

Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng về chương trình đào tạo chuyên ngành hiện nay. Nhìn chung, tôi hài lòng với đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành.

Nhìn chung, tôi hài lòng với cơ sở vật chất phục vụ học tập. Nhìn chung, tôi hài lòng với công tác quản lý đào tạo hiện nay

Nhìn chung, tôi hài lòng với sự quan tâm của Bộ môn với sinh viên chuyên ngành Nhìn chung, tôi hài lòng với kết quả đạt được đối với các môn học chuyên ngành do Bộ môn quản lý.

Bạn hài lòng với chất lượng đào tạo của chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Nha Trang.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài này chỉ tiến hành thu mẫu ở các lớp chuyên ngành du lịch, gồm những sinh viên đã tham gia học phần, nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành. Tính đến hiện nay có sinh viên 5 khóa (48, 49, 50, 51, 52) đã thực sự tiếp xúc với chương trình chuyên ngành; tại thời điểm thu thập khóa 48, 49, 50 đã ra trường và đi làm nên rất khó tiếp cận. Vì vậy, tác giả tiếp cận được 02 khóa 51, 52 đang theo học tại trường. 142 sinh viên đã được thu thập vào tháng 05 năm 2013 tại ba lớp 51KTDL1, 51KTDL2, 52KTDL.

Thống kê cơ bản về giới tính và khóa học

Thống kê cơ bản về giới tính và khóa học cho thấy, trong mẫu 142 sinh viên, tỉ lệ sinh viên khóa 51 chiếm hai phần ba mẫu 69% với 98 sinh viên, còn sinh viên khóa 52 chỉ chiếm 31% với 44 sinh viên.

Do đặc thù của ngành quản trị kinh doanh du lịch nói chung và quản trị kinh doanh du lịch nói riêng nên tỉ lệ sinh viên nữ chiếm khá cao 72,5% và tỉ lệ sinh viên nam chiếm 27,5%.

Bảng 3.1 Giới tính và Khóa học

Khóa 51 Khóa 52

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số

Nữ 68 66,01% 35 33,99% 103

Giới tính

Nam 30 76,9% 9 23,1% 39

Tổng số 98 44 142

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013) Thống kê cơ bản về học lực và khóa học

Thống kê cơ bản về học lực và khóa học cho thấy (bảng 3.2), số sinh viên có học lực Khá chiếm tỉ lệ cao nhất hơn một phần hai mẫu (53,52%; 76 sinh viên), sau đó tới sinh viên có học lực Trung bình (41,55%; 59 sinh viên), sinh viên có học lực Giỏi chiếm tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với học lực Khá và Trung bình với 4,23% và cuối cùng là sinh viên có học lựcYếu, Kém chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,7% ứng với 1 sinh viên.

Bảng 3.2 Học lực và Khóa học

Khóa 51 Khóa 52

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số

Yếu, Kém 1 100% - 100% 1 Trung bình 43 72,8% 16 27,2% 59 Khá 49 64,5% 27 35,5% 76 Giỏi 5 83,3% 1 16,7% 6 Học lực Xuất sắc 0 - 0 - 0 Tổng số 98 44 142

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013) Thống kê cơ bản về học lực và giới tính

Thống kê cơ bản về học lực và giới tính cho thấy (bảng 3.3), như đã thống kê ở phần trên, do đặc thu của ngành nên số lượng sinh viên Nữ chiếm tỉ lệ khá cao. Qua bảng thống kê 3.3 cho thấy sinh viên nữ có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên nam. Điều đó được thể hiện qua thứ nhất là không có sinh viên nữ nào có học lực Yếu,

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường đại học Nha Trang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)